Zalo

Mối quan hệ giữa bệnh béo phì và đau khớp gối

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đau khớp gối xảy ra do các cơ yếu dần và khả năng hoạt động suy yếu đi. Khi bị thừa cân, béo phì thì tình trạng này có thể trở nên trầm trọng do các khớp phải chịu trọng lượng gấp nhiều lần. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa bệnh béo phì và đau khớp gối.

1. Vì sao cân nặng tạo áp lực lên khớp?

Béo phì là là 1 tình trạng khủng hoảng toàn cầu và gây hậu quả nghiêm trọng tương tự như các bệnh ung thư hoặc bệnh tim mạch. 

Viêm xương khớp gây đau khớp, cứng khớp, tình trạng sưng và đau có thể nặng lên theo thời gian, thường gặp ở đầu gối, hông và bàn tay. Nguyên nhân là do sụn khớp bị vỡ, khiến khả năng bảo vệ các đầu xương bị ảnh hưởng. Thừa cân, béo phì có thể làm tình trạng viêm khớp tồi tệ hơn do tăng gánh nặng cho khớp xương.

Nghiên cứu mới nhất công bố tại Hội nghị thường niên châu Âu về bệnh thấp khớp 2018 (EULAR) cho thấy, béo phì có thể bắt đầu rất lâu trước khi tình trạng viêm khớp được chẩn đoán.

Nghiên cứu với 377.000 người tham gia cũng chỉ ra rằng, béo phì ở trẻ và viêm xương khớp, đây là loại bệnh phổ biến nhất ở người cao tuổi rằng có mối liên quan chặt chẽ với nhau.

Béo phì có thể làm cho viêm khớp thêm trầm trọng bởi cân nặng cơ thể càng nặng nề hơn, các khớp ở hông, đầu gối càng phải chịu nhiều áp lực. Trong trường hợp người bệnh đã mắc phải bệnh viêm khớp thì áp lực từ trọng lượng cơ thể có thể khiến khớp nhanh hư hỏng. 

Mối quan hệ giữa bệnh béo phì và đau khớp gối
Viêm xương khớp gây đau khớp, cứng khớp, tình trạng sưng và đau có thể nặng lên theo thời gian 

Theo Quỹ Viêm khớp, mỗi trọng lượng thừa sẽ khiến khớp gối tăng thêm áp lực tương đương 1,8kg. Vì vậy, 1 người thừa 4,5kg sẽ khiến gối chịu thêm 18kg áp lực. Nếu 1 người thừa 44kg kg cân nặng, thì đầu gối sẽ chịu thêm 181kg áp lực.

2. Mối quan hệ giữa bệnh béo phì và đau khớp gối 

Theo nghiên cứu, chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng 5 đơn vị có liên quan đến việc tăng 35% nguy cơ viêm khớp gối và 11% nguy cơ viêm khớp háng. Các chuyên gia ước tính, có đến 69% ca phẫu thuật thay khớp gối và 27% ca thay khớp háng là do béo phì, thừa cân. Yếu tố cơ học được cho là tác động chính của thừa cân, béo phì đến hệ thống khớp xương, đặc biệt là vị trí chịu tải trọng lớn như khớp gối, khớp háng. 

Bên cạnh yếu tố cơ học, tình trạng viêm mãn tính mức độ thấp cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ viêm khớp, thoái hóa khớp ở người thừa cân. Các tế bào mỡ trắng liên tục giải phóng ra chất tiền viêm (cytokine), điển hình là TNF-α, Interleukin (IL)-6… Từ đó kích hoạt phản ứng viêm ở khắp cơ thể, bao gồm cả hệ thống khớp xương. Trọng lượng cơ thể càng tăng, hàm lượng các chất tiền viêm được sản xuất ra càng nhiều, thúc đẩy phản ứng viêm ngày một nghiêm trọng. Quá trình viêm diễn ra tại khớp khiến chất lượng dịch khớp giảm sút, đồng thời phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gia tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp.

Do đó, cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ đau khớp gối do tình trạng viêm khớp gây ra cho những người bị thừa cân, béo phì chính là giảm trọng lượng chịu đựng lên khớp và kiểm soát quá trình viêm tại khớp bằng các biện pháp dưới đây:

Giảm cân

Bí quyết để giảm đau gối chính là giảm cân. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy khó chịu vì khớp gối sẽ bị đau do vận động. Hãy thử những bài tập nhẹ như đi bộ, yoga, thiền hay bơi lội. Thêm vào đó, cách tốt nhất để giảm áp lực lên gối trong quá trình luyện tập là vận động dưới nước.

Kiểm soát cơn đau

Khi cơn đau khớp gối xảy ra, có thể bác sĩ sẽ chỉ định một vài thuốc giảm đau giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn như các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) luôn được ưu tiên lựa chọn khi cần. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng biện pháp chườm ấm, chườm lạnh hay dùng dụng cụ hỗ trợ đi lại (chẳng hạn như gậy chống) để giúp cải thiện tình trạng đau. 

Phẫu thuật

Đa số các trường hợp đau khớp gối không cần can thiệp phẫu thuật, tuy nhiên nếu đã áp dụng các biện pháp khác thất bại thì phẫu thuật sẽ mang lại hiệu quả cao. Có khá nhiều phương thức phẫu thuật giúp giảm đau tốt nhất, chẳng hạn như phẫu thuật ít xâm lấn sẽ hạn chế gây đau trong thời gian hậu phẫu, thời gian hồi phục nhanh và bệnh nhân không cần nằm viện quá lâu.

Mối quan hệ giữa bệnh béo phì và đau khớp gối
Mối quan hệ giữa bệnh béo phì và đau khớp gối 

Bài tập săn chắc cơ

Bạn có thể thực hiện các bài tập giúp làm chắc cơ tại nhà theo một số ý sau:

Động tác lên và xuống

Ngồi trên ghế có tay vịn chắc, để 2 chân trụ vững trên sàn và bắt chéo hai cánh tay ôm sát thân mình. Từ từ đứng dậy, kiểm soát chuyển động cho đến khi bạn đứng thẳng hoàn toàn. Giữ tư thế này khoảng vài giây và sau đó từ từ ngồi xuống. Lặp lại động tác khoảng 1 phút.

Kéo giãn gân khoeo

Ngồi sát thành ghế, kéo giãn thẳng chân về phía trước với gót chân đặt trên sàn và các đầu ngón chân hướng lên trần nhà. Sau đó, ngồi thẳng lưng và đẩy phần hông về phía đùi nhưng không ngã cả thân mình về trước. Lặp lại động tác 3 lần cho mỗi chân.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tập động tác sau: Đứng sau thành ghế, giữ một chân làm trụ, chân còn lại đưa ra sau và từ từ gập 2 chân. Tay bám vào thành ghế. Giữ lưng thẳng, đặt hai gót chạm sàn và cúi thân mình về hướng ghế. Giữ tư thế khoảng vài giây và chuyển chân. Lặp lại động tác trong vòng 1 phút.

Nâng bắp chuối

Đứng phía sau thành dựa của ghế. Từ từ nhón gót chân cao nhất có thể, sau đó hạ xuống. Thực hiện nhón 3 lần trong mỗi đợt và kéo dài 10 đến 15 đợt.

Nâng chân trái

Nằm ngửa và gập chân phải cong 90 độ, bàn chân bám trên sàn. Kéo căng chân còn lại. Giữ chặt các cơ đùi với chân trái thẳng, sau đó nâng chân khoảng 45 độ. Giữ tư thế khoảng 1 đến 2 giây sau đó từ từ hạ xuống. Thực hiện mỗi lượt 3 lần và lặp lại 8 đến 12 lượt.

3. Lời khuyên về giảm cân an toàn và các gói dịch vụ xét nghiệm liên quan bệnh béo phì

Các chuyên gia y tế khuyên những người bị thừa cân, béo phì có biểu hiện đau nhức, căng cứng hoặc tê mỏi khớp, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám. Thông qua kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách giảm cân phù hợp với tình trạng xương khớp hiện tại, tránh tổn thương khớp nặng thêm. Không những thế, người bị thừa cân, béo phì còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính nguy hiểm khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, gout... Do đó, nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, xét nghiệm béo phì bằng cách thực hiện các xét nghiệm như: Công thức máu, đường huyết lúc đói, insulin lúc đói, men gan (AST, ALT), ure, creatinin, chlosterol toàn phần, HDL chlosterol, LDL chlosterol, triglyceride, albumin... để có thể tìm ra những yếu tố tiềm tàng gây bệnh sau này. Sau khi có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ phân tích và chẩn đoán tình trạng của người bệnh để tư vấn phương pháp giảm cân phù hợp với từng người nhằm giúp giảm cân hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thị Thanh Thảo Xem thêm bài viết của Điều dưỡng Trần Thị Thanh Thảo
Dịch vụ
Tiêu hao mỡ

Tiêu hao mỡ

xem thêm
Viêm khớp dạng thấp và béo phì có liên quan gì đến nhau?

Viêm khớp dạng thấp và béo phì có liên quan gì đến nhau?

Bệnh béo phì được định nghĩa như thế nào?

Bệnh béo phì được định nghĩa như thế nào?

Cách an toàn để giảm cân cho người béo phì

Cách an toàn để giảm cân cho người béo phì

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vì sao người béo phì dễ trở nặng khi mắc sốt xuất huyết?

Vì sao người béo phì dễ trở nặng khi mắc sốt xuất huyết?

117

Bài viết hữu ích?

GIẢI PHÁP TIÊU HAO MỠ - QUẢN TRỊ CÂN NẶNG CẤP ĐỘ TẾ BÀO DÀNH CHO NGƯỜI TỪNG GIẢM CÂN THẤT BẠI. ĐỘC QUYỀN TỪ DRIP HYDRATION (MỸ)

Giải pháp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào, triệt tiêu mỡ thừa đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ. Phương pháp giảm cân đa trị liệu có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các hoạt chất và quy trình ăn uống hợp lý. Không xâm lấn - không hút - không tác động sâu, các hoạt chất được bổ sung trực tiếp vào cơ thể người dùng qua đường tĩnh mạch giúp tăng cường chuyển hoá mỡ thành năng lượng. Liệu trình được thiết kế khoa học cho từng người với tổng thời gian trị liệu chỉ khoảng 8H sẽ giúp bạn lấy lại vóc dáng gọn gàng, săn chắc đầy trẻ trung.