Những người đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, so với những người có cân nặng ở mức bình thường sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe và các bệnh nghiêm trọng cao hơn. Vậy thừa cân gây ra vấn đề gì? Béo phì gây tác hại gì? Câu trả lời chính là:
Bệnh đái tháo đường loại 2 là bệnh xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn cao hơn mức cho phép. Một số báo cáo chỉ ra rằng, có khoảng 8 trong số 10 người mắc bệnh đái tháo đường loại 2 bị thừa cân hoặc béo phì. Khi lượng đường trong máu cao trong một thời gian kéo dài sẽ dẫn đến các vấn đề như bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận, các vấn đề về mắt, tổn thương thần kinh và các vấn đề về sức khỏe khác.
Vì rủi ro khi bị thừa cân gây ra như trên nên nếu bạn giảm từ 5 – 7 % trọng lượng của cơ thể kết hợp với việc hoạt động thể chất thường xuyên có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn được sự khởi phát của bệnh đái tháo đường loại 2.
Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp là tình trạng khi có sự tăng liên tục của huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mmHg), huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc hoặc cả 2. Khi huyết áp cao sẽ tạo áp lực lớn lên tim, làm hỏng các mạch máu từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc thậm chí là tử vong.
Bệnh tim mạch là thuật ngữ dùng để mô tả chung cho một số vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến tim của bạn. Nếu bạn bị bệnh tim, thì bạn có thể sẽ bị đau tim, suy tim, đột tử do tim, cơn đau thắt ngực hoặc nhịp tim bất thường. Các yếu tố nguy cơ có thể kể đến như huyết áp cao, lượng mỡ trong máu bất thường và lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Có các loại lipid máu có thể kể đến như: cholesterol HDL, cholesterol LDL và chất béo trung tính. Nghiên cứu đã chứng minh, các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim như huyết áp hoặc mức cholesterol trong máu của bạn sẽ được cải thiện khi bạn giảm từ 5 – 10% trọng lượng cơ thể.
Đột quỵ là khi có sự tắc nghẽn hoặc vỡ các mạch máu trong não hoặc cổ dẫn đến tình trạng máu cung cấp lên não đột ngột bị cắt. Khi không có sự cung cấp máu đầy đủ đến các mô não trong một khoảng thời gian có thể khiến chúng bị hỏng. Từ đó khiến bạn không thể nói hoặc cử động các bộ phận của cơ thể. Huyết áp cao được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ.
Ngưng thở khi ngủ là 1 chứng rối loạn phổ biến, điều này sẽ khiến bạn không thở một cách đều đặn khi ngủ. Bạn có thể ngừng thở hoàn toàn trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu tình trạng ngưng thở khi ngủ không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường loại 2 và bệnh tim.
Hội chứng chuyển hóa là thuật ngữ dùng để chỉ chung cho một nhóm các tình trạng liên quan đến các chuyển hóa trong cơ thể khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường và đột quỵ. Có thể kể đến như: Cao huyết áp, đường huyết trong máu cao, mỡ nội tạng và lipid máu cao.
Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng có sự xuất hiện của chất béo tích tụ trong gan của bạn. Một số bệnh gan nhiễm mỡ có thể kể đến như: Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH). Khi bạn bị bệnh gan nhiễm mỡ thì gan sẽ phải gặp những tổn thương nghiêm trọng, xơ gan hoặc thậm chí là suy gan.
Tình trạng thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm xương khớp do gây thêm áp lực lên khớp và sụn trong cơ thể.
Thừa cân và béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về túi mật. Có thể kể đến như: Sỏi mật và viêm túi mật. Sự mất cân bằng của các chất tạo mật gây ra tình trạng sỏi mật. Nếu mật chứa quá nhiều cholesterol có thể gây ra sỏi mật.
Thừa cân và béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Có bằng chứng cho rằng, lượng chất béo trong cơ thể cao hơn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao, là 2 bệnh được xem là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thận. Ngay cả khi bạn không mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, béo phì vẫn có thể gây ra các bệnh về thận.
Ngoài những bệnh kể trên rủi ro khi bị thừa cân gây ra còn tác động đến quá trình mang thai: Thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra trong quá trình mang thai. Phụ nữ mang thai bị thừa cân hoặc béo phì có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, ví dụ như: Bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, huyết áp cao khi mang thai. Từ đó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và bé nếu không được điều trị. Ngoài những căn bệnh thực thể, thừa cân và béo phì còn gây ra những vấn đề về cảm xúc và xã hội: Thừa cân và béo phì có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm. Những người đối mặt với tình trạng thừa cân và béo phì cũng có thể là đối tượng bị kỳ thị bởi cân nặng, kể cả những người đang cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe. Điều này có thể dẫn đến cảm giác bị từ chối, xấu hổ hoặc tội lỗi từ đó càng làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần. Qua bài viết trên có thể thấy rằng, có quá nhiều rủi ro về sức khỏe mà tình trạng thừa cân và béo phì mang lại. Thế nhưng, nếu như đã áp dụng tất cả các phương pháp giảm cân mà bạn vẫn thất bại thì đừng vội bỏ cuộc. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
56
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
56
Bài viết hữu ích?