LDL là “cholesterol xấu” vì quá nhiều chất này trong máu có thể góp phần tích tụ mảng bám trong động mạch. Thực phẩm có lượng chất béo bão hòa cao như sữa béo và thịt đỏ có thể dẫn đến LDL cholesterol cao. Trong khi đó một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm LDL. Vậy lượng cholesterol LDL bao nhiêu là tốt và an toàn cho sức khỏe ?
1. Cholesterol LDL là gì?
LDL là viết tắt của lipoprotein mật độ thấp, một loại lipoprotein được tìm thấy trong máu. Lipoprotein là các hạt được tạo thành từ lipid (chất béo) và protein mang chất béo qua máu. Chất béo, do cấu trúc không thể tự di chuyển qua máu, vì vậy lipoprotein đóng vai trò là phương tiện vận chuyển chất béo đến các tế bào tại nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Các hạt LDL chứa một lượng lớn cholesterol và một lượng nhỏ protein.
Lượng cholesterol cao dư thừa góp phần tích tụ mảng bám trong động mạch hay còn gọi là xơ vữa động mạch. Mảng bám tích tụ lâu ngày này có thể dẫn đến:
Bệnh động mạch vành.
Bệnh mạch máu não.
Bệnh động mạch ngoại vi.
Phình động mạch chủ.
Đây là lý do tại sao các bác sĩ khuyến khích bạn cố gắng duy trì cholesterol LDL cao ở mức lành mạnh cho sức khỏe.
2. Bao nhiêu cholesterol LDL là tốt và an toàn cho sức khỏe?
Hầu hết người lớn nên giữ mức LDL cholesterol dưới 100 mg/dL để đảm bảo cholesterol thực hiện các chức năng của mình mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn có tiền sử xơ vữa động mạch, thì mức LDL phải dưới 70 mg/dL.
Chỉ số LDL cholesterol cao bao nhiêu là xấu đối với cơ thể? Mức LDL trên 100 mg/dL làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các bác sĩ thường sử dụng các phân loại sau để mô tả mức cholesterol LDL:
Bình thường: Dưới 100 mg/dL.
Gần tối ưu: 100 – 129 mg/dL.
Mức giới hạn cao: 130 – 159 mg/dL.
Cao: 160 – 189 mg/dL.
Rất cao: 190 mg/dL hoặc cao hơn.
Các bác sĩ sẽ kiểm tra mức cholesterol thông qua một xét nghiệm máu đơn giản gọi là bilan lipid hay sơ đồ lipid máu. Khi bạn nhận được kết quả, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về ý nghĩa của số lượng cholesterol. Chúng bao gồm cả cholesterol LDL và HDL. HDL là “cholesterol tốt” giúp loại bỏ thêm cholesterol ra khỏi máu của bạn.
3. Điều gì gây ra mức cholesterol LDL cao?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng mức LDL, bao gồm các yếu tố có thể thay đổi được và những yếu tố không thể thay đổi được.
Các yếu tố có thể thay đổi bao gồm:
Thực phẩm bạn tiêu thụ. Các loại thực phẩm như thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa béo, bánh mì và thức ăn nhanh có hại cho mức cholesterol. Đó là bởi vì chúng chứa một lượng lớn chất béo bão hòa và trong một số trường hợp là chất béo chuyển hóa. Hai loại chất béo này làm tăng cholesterol LDL của bạn.
Trọng lượng cơ thể. Thừa cân hoặc béo phì có thể dẫn đến chỉ số cholesterol trong máu cao hơn rất nhiều so với mức bình thường.
Hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Sử dụng thuốc lá (bao gồm cả thuốc lá không khói và thuốc lá điện tử) làm giảm mức HDL. Bạn cần một lượng cholesterol HDL lành mạnh để loại bỏ cholesterol LDL dư thừa ra khỏi máu.
Các yếu tố không thể thay đổi bao gồm:
Tuổi. Khi bạn già đi, mức cholesterol của bạn sẽ tăng lên một cách tự nhiên.
Giới tính. Phụ nữ thường có mức LDL cao hơn sau khi mãn kinh.
Gen. Nếu các thành viên trong gia đình có cholesterol cao, bạn cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ cao hơn.
Ngoài ra các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa cũng là thủ phạm lớn nhất làm tăng cholesterol LDL. Những thực phẩm như vậy bao gồm:
Bánh rán, bánh quy và bánh ngọt.
Các sản phẩm sữa đầy đủ chất béo, như sữa nguyên chất, phô mai và bơ.
Thịt đỏ, như bít tết, sườn, sườn heo và thịt bò xay.
Thịt chế biến sẵn, như các loại thịt nguội, thịt xông khói và xúc xích.
Các loại thực phẩm chiên, như khoai tây chiên và gà rán.
4. Làm cách nào để giảm mức cholesterol LDL cao?
Có rất nhiều điều bạn có thể làm để giảm chỉ số cholesterol trong máu cao. Đối với nhiều người, chỉ cần bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống đã có thể tạo ra những sự khác biệt lớn. Dưới đây là những cách bạn có thể thực hiện để kiểm soát mức cholesterol của mình:
Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Nghiên cứu cho thấychế độ ăn Địa Trung Hảicó thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chế độ ăn kiêng này khuyến khích bạn ăn chất béo lành mạnh từ các nguồn như dầu ô liu và các loại hạt và tránh chất béo không lành mạnh như chất béo bão hòa.
Tránh sử dụng thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc, vape hoặc sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào, bây giờ là lúc để bỏ thuốc lá vì điều này không chỉ giúp bạn giảm chỉ số LDL cholesterol cao mà còn là cách để bảo vệ sức khỏe cho 2 lá phổi của bạn.
Tập thể dục nhiều hơn. Đặt mục tiêutập thể dụcít nhất 30 phút mỗi ngày và năm ngày một tuần cũng như có lối sống năng động hơn, bạn sẽ nhận thấy những sự thay đổi lớn lao. Bạn có thể bắt đầu chậm chỉ với 5 - 10 phút mỗi lần và dần dần tăng lên.
Giữ cân nặng phù hợp với sức khỏe. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về mức cân nặng hoặc chỉ số BMI phù hợp với thể trạng của mình.
Giảm căng thẳng cũng là một cách để bạn giảm lượng cholesterol cao bất thường. Bị căng thẳng trong một thời gian dài có thể làm tăng LDL và giảm HDL. Các bài tập yoga hoặc bài tập thở sâu có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê toa thuốc để giảm cholesterol LDL của bạn.
Ngoài ra nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, cần có một chế độ giảm cân lành mạnh, giảm đi yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch thì có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng từ Hoa Kỳ. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu