Zalo

Loại cơ thể nào có sự trao đổi chất chậm?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trao đổi chất chậm là 1 trong các nguyên nhân khiến bạn khó khăn trong việc giảm cân. Tuy nhiên, ở một số tạng người nhất định thì quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn so với bình thường khiến cho họ dễ dàng mắc bệnh béo phì. Vậy, trao đổi chất chậm là tốt hay xấu và loại cơ thể nào có sự trao đổi chất chậm?

1. Trao đổi chất chậm là gì?

Sự trao đổi chất là quá trình biến đổi thức ăn thành năng lượng để cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Tốc độ trao đổi chất của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ calo. Những người có trao đổi chất nhanh sẽ tiêu hao calo nhanh hơn so với những người có trao đổi chất chậm. Tập thể dục là 1 trong những phương pháp để khuyến khích trao đổi chất, bởi vì hoạt động vận động sẽ đốt cháy calo nhiều hơn.

Như vậy, có thể hiểu rằng, người trao đổi chất chậm là người có tốc độ tiêu thụ calo chậm, và điều này ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe như.

1.1. Dễ gây tăng cân

Khi trao đổi chất diễn ra chậm, cơ thể không thể hiệu quả đốt cháy calo, dẫn đến sự tích tụ mỡ trong cơ thể. Hậu quả của việc này có thể là tăng cân và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tích tụ mỡ, bao gồm béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường.

1.2. Mệt mỏi do thiếu nguồn năng lượng

Sự trao đổi chất chậm có thể gây ra sự thiếu hụt năng lượng, gây cảm giác mệt mỏi và mất khả năng tập trung. Điều này có tác động tiêu cực đến hiệu suất làm việc hàng ngày và chất lượng cuộc sống của bạn.

Trao đổi chất chậm có thể dẫn đến mệt mỏi do thiếu hụt năng lượng 

1.3. Khó tiêu hóa 

Sự trao đổi chất chậm có thể tạo ra khó khăn về tiêu hóa, bao gồm khả năng tiêu hóa thức ăn kém và gây ra các vấn đề như táo bón, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu và cảm giác dễ buồn nôn.

1.4. Đốt cháy năng lượng kém

Khi quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, cơ thể có xu hướng tiết kiệm năng lượng và đốt cháy calo ít hơn. Điều này có thể gây khó khăn trong việc duy trì vóc dáng và dễ dàng tái tạo mỡ sau khi đã thành công trong quá trình giảm cân.

1.5. Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân

Sự trao đổi chất chậm có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm mức độ cholesterol cao, huyết áp cao, mỡ máu cao và khả năng chống oxy hóa kém. Điều này có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và các bệnh lý khác.

2. Loại cơ thể nào có sự trao đổi chất chậm? 

Không phải ai béo phì cũng có nguy cơ trao đổi chất chậm, vấn đề trao đổi chất chậm thường đến từ nhiều lý do và cơ địa, loại cơ thể (cấu trúc xương, kiểu dáng người) thường ảnh hưởng nhiều đến vấn đề này. 

Theo một nghiên cứu thừ lâu, nhà tâm lý học William Sheldon đã đưa ra ba loại cơ thể chính là ectomorphic, mesomorphic và endomorphic. Trong đó, ectomorphic, mesomorphic là 2 loại cơ thể có chức năng trao đổi chất bình thường, còn endomorphic là loại cơ thể có xu hương trao đổi chất chậm hơn. 

Theo đó, những người sở hữu kiểu dáng endomorphic thường có vòng eo rộng, cấu trúc xương, khớp và phần hông to, bất kể họ sở hữu chiều cao lý tưởng hay khiêm tốn. Cân nặng của người thuộc tạng endomorphic thường sẽ tập trung cân nặng ở vùng hông, đùi và bụng dưới. Ngoài ra, lượng mỡ, cơ bắp ở tạng người này cũng thuộc dạng tăng dễ dàng. 

Không phải ai béo phì cũng có nguy cơ trao đổi chất chậm 

3. Trao đổi chất chậm là tốt hay xấu

Đối với người trao đổi chất chậm, nhiều câu hỏi được đặt ra như trao đổi chất chậm là tốt hay xấu. Các ý kiến từ chuyên gia cho rằng, trao đổi chất chậm thường không có ảnh hưởng tốt tới sức khỏe, nhất là khi nó dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, bệnh tim mạch hay tiểu đường. 

Theo các chuyên gia, người trao đổi chất chậm thường phải tìm cách để giảm cân, tập luyện thể dục thể thao cường độ cao để đốt cháy năng lượng nhiều hơn. Mặt khác, trong chế độ ăn hàng ngày, họ cũng phải cần lưu ý một chế độ ăn nghiêm khắc hơn để hạn chế việc trao đổi chất chậm khiến bị tăng cân. 

Nhìn chung, trao đổi chất chậm là một tình trạng tiêu thụ năng lượng từ thức ăn khiến bạn dễ gặp phải các vấn đề như béo phì, thừa cân và các bệnh liên quan, và người có thân hình dạng endomorphic là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này. Để khắc phục tình trạng trao đổi chất chậm, bạn nên tăng cường tập thể dục thể thao, xây dựng chế độ ăn kiêng phù hợp hay áp dụng các phương pháp giảm cân chuẩn y khoa hiện nay.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm Xem thêm bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Ăn yến mạch trái cây Oatta có tăng cân không?

Ăn yến mạch trái cây Oatta có tăng cân không?

Vì sao tăng cân nhiều lại thêm rủi ro sức khỏe?

Vì sao tăng cân nhiều lại thêm rủi ro sức khỏe?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Béo phì và hen suyễn liên quan như thế nào?

Béo phì và hen suyễn liên quan như thế nào?

52

Bài viết hữu ích?