Zalo

Cập nhật về tỷ lệ béo phì ở Việt Nam

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đời sống ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, kinh tế phát triển kéo theo nhiều vấn đề lớn về y tế. Ở các thành phố lớn, số người Việt Nam béo phì tăng gấp 2,2 lần và đây cũng là con số đáng báo động đối với xã hội khi kéo theo tỷ lệ người trẻ mắc tiểu đường, cao huyết áp và tim mạch tăng cao.

1. Tỷ lệ béo phì ở Việt Nam hiện tại

Việt Nam là 1 trong số các nước phát triển nhanh trong khu vực Đông Nam Á, ngoài tốc độ kinh tế tăng trưởng cao thì Việt Nam cũng phải đối diện với 1 trong các vấn đề sức khỏe đang nóng lên toàn cầu, đó chính là tỷ lệ béo phì ở Việt Nam tăng cao trong những năm gần đây. Nếu như cách đây 20 năm, câu chuyện béo phì chỉ diễn ra ở các nước phương Tây như Mỹ, Úc,... thì hiện nay, ở châu Á các nước đang phát triển cũng đã có tỷ lệ người béo phì tăng cao hơn bao giờ hết. Theo số liệu thống kê, béo phì ở Việt Nam do Viện Dinh dưỡng quốc gia thực hiện cho thấy tỷ lệ béo phì ở Việt Nam, đặc biệt là trẻ em tăng gấp 2,2 lần (tăng từ 8,5% lên 19% trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2020). Trong đó, ở 2 thành phố lớn là Sài Gòn và Hà Nội thì tỷ lệ trẻ em béo phì cao nhất cả nước (Sài Gòn là 51% và  Hà Nội là 41%).

Tỷ lệ béo phì ở việt nam, đặc biệt là trẻ em tăng gấp 2,2 lần
Tỷ lệ béo phì ở việt nam, đặc biệt là trẻ em tăng gấp 2,2 lần

Trong khi các thành phố lớn có tỷ lệ người Việt Nam béo phì tăng cao, thì ở các thành phố nhỏ, các tỉnh vùng cao, nơi điều kiện kinh tế chưa phát triển thì tỷ lệ trẻ em còi xương suy dinh dưỡng lại tăng cao. Điều này cho thấy một đối lập giữa béo phì tại thành thị và suy dinh dưỡng ở nông thôn. Theo một thống kê toàn cầu vào năm 2020, tỷ lệ béo phì ở Việt Nam chỉ đứng thứ 191 trên toàn cầu, đây là một thống kê tương đối đáng mừng. Dù vậy, nếu chỉ tính riêng trong khu vực đông Nam Á thì Việt Nam là nước có tỷ lệ béo gia tăng mạnh trong 5 năm trở lại đây với mức tăng đến 38%. Cũng trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ béo phì ở Việt Nam là cao nhất, xếp sau là Indonesia.

2. Vì sao người béo phì ở Việt Nam tăng cao?

Theo các nghiên cứu về tỷ lệ gia tăng người béo phì ở Việt Nam, nguyên nhân chính đến từ nền kinh tế phát triển, cuộc sống được đô thị hóa 1 cách nhanh chóng. Từ đây, lối sống của người dân thay đổi dẫn đến thói quen ăn uống cũng thay đổi hơn so với trước. Có thể nói, tỷ lệ người béo phì ở Việt Nam gia tăng mạnh trong nhiều năm gần đây là do người dân thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen tập thể dục thể thao còn chưa phổ biến và do tính chất công việc ở các thành thị tạo điều kiện cho tỷ lệ béo phì ở Việt Nam tăng cao.

2.1. Thói quen ăn uống thay đổi

Theo các cuộc điều tra về dinh dưỡng, thói quen ăn uống ở các thành phố lớn tại Việt Nam đã thay đổi trong những năm gần đây. Người dân tiêu thụ rượu bia, thói quen đi nhậu nhiều hơn trước đây và đặc biệt là ăn các món chế biến từ dầu mỡ nhiều. Nếu như trước đây, khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, trẻ em ở thành thị vẫn đạt tỷ lệ suy dinh dưỡng cao thì với điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, tỷ lệ trẻ em thừa cân gia tăng mạnh mẽ khiến xã hội khó kiểm soát.

2.2. Tính chất công việc thay đổi

Số lượng người làm việc trong môi trường văn phòng tăng cao cũng là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang ngày càng hiện đại hơn. Dù vậy, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ béo phì ở Việt Nam tăng mạnh mẽ. Với tính chất công việc chủ yếu ngồi nhiều trong ngày, nhiều người hình thành thói quen dùng điện thoại, máy tính hơn 18 tiếng mỗi ngày, điều này lâu ngày sẽ khiến bạn cảm thấy thấy lười tập thể dục, lười vận động. Lười vận động sẽ dẫn đến tình trạng lượng calo tiêu thụ ít hơn calo nạp vào, từ đó dễ dẫn đến béo phì.

2.3. Tỷ lệ tiêu thụ bia rượu cao

Theo các chuyên gia về sức khỏe, việc tiêu thụ bia rượu nhiều cũng khiến cho người béo phì ở Việt Nam ngày càng gia tăng, trung bình một người trên 15 tuổi ở Việt Nam uống 170 lít bia mỗi năm. Sử dụng bia rượu nhiều khiến bụng to, giảm tiêu hao mỡ thừa trong cơ thể, lâu ngày hình thành mỡ nội tạng. Một thực trạng đáng buồn hiện nay làm gia tăng người Việt Nam béo phì đó chính là các quán nhậu sau giờ tan làm luôn chật kín chỗ ngồi, nhất là ở các thành phố đông dân phát triển.

3. Làm sao giảm tỷ lệ béo phì ở Việt Nam?

Hậu quả của tỷ lệ béo phì ở Việt Nam tăng cao hầu như chưa được nhận thức rõ. Do đó, nếu tỷ lệ này còn tiếp tục gia tăng trong tương lai thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khỏe ở trẻ em và cả người trưởng thành, nhất là khi số người bị tiểu đường và tim mạch do béo phì ngày càng tăng cao. Và để giảm tỷ lệ béo phì ở Việt Nam thì một số cách dưới đây nên được áp dụng phổ biến trong phần lớn mọi người dân.

3.1. Duy trì thói quen rèn luyện thể lực

Một trong những cách giúp cho tỷ lệ người béo phì ở Việt Nam giảm xuống đó chính là mọi người nên duy trì thói quen rèn luyện thể lực, tập thể dục đều đặn. Điều này có thể khiến cho việc đốt năng lượng dư thừa từ các món ăn nạp vào cơ thể được diễn ra hàng ngày, giúp giảm nguy cơ thừa cân gây béo phì. Theo các chuyên gia, người trưởng thành nên giành ra 150 phút mỗi tuần để thực hiện các bài tập cardio, chạy bộ hoặc đạp xe để đốt năng lượng dư thừa, cũng như duy trì sức bền cho cơ thể.

Tập thể dục là cách để giảm tỷ lệ béo phì ở Việt Nam
Tập thể dục là cách để giảm tỷ lệ béo phì ở Việt Nam

3.2. Xây dựng thực đơn ăn uống tốt cho sức khỏe

Xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh, không sử dụng chất kích thích và tăng cường các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như rau xanh, nước trái cây có thể giúp mọi người kiểm soát được cân nặng, hạn chế được việc tăng cân.

3.3. Hạn chế thức khuya

Một trong số các nguyên nguyên khiến cho tỷ lệ béo phì ở Việt Nam tăng cao đó chính là thói quen, nếp sống thức khuya vẫn còn tồn tại nhiều, đặc biệt ở giới trẻ. Việc thay đổi thói quen thức khuya có thể giúp bạn duy trì được số giờ ngủ tiêu chuẩn trong ngày (8 tiếng) tốt hơn, từ đó giúp hạn chế nguy cơ béo phì. Có thể thấy rằng, người bệnh béo phì không chỉ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học mà còn cần phải thăm khám sức khỏe thường xuyên để tầm soát các biến chứng 1 cách hiệu quả. Việc thực hiện các xét nghiệm như công thức máu, đường huyết lúc đói, insulin lúc đói, men gan (AST, ALT), ure, creatinin, chlosterol toàn phần, HDL chlosterol, LDL chlosterol, triglyceride, albumin… có thể giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân gây béo và những yếu tố nguy cơ sau này. Bác sĩ sẽ phân tích kết quả xét nghiệm béo phì để đưa ra sự tư vấn phương pháp giảm cân phù hợp với từng người. Qua đó, giúp người bệnh thực hiện quá trình giảm cân hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian. Hy vọng những ai đang đặt mục tiêu giảm cân có thể tìm ra phương pháp giảm cân phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Ăn nhiều mỡ lợn có tốt không?

Ăn nhiều mỡ lợn có tốt không?

58

Bài viết hữu ích?