Vitamin D là loại vitamin tan trong dầu có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều vitamin D sẽ gây ra nhiều tác hại. Khi bổ sung quá nhiều vitamin D liều cao, kéo dài sẽ dẫn đến nhiễm độc nguyên nhân do dư thừa vitamin D, còn gọi là cường vitamin D. Tình trạng này dẫn đến làm tăng calci trong máu và dẫn đến nhiều dấu hiệu triệu chứng như đau nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, táo bón, buồn nôn, đau mỏi cơ bắp, đau xương, mạch máu bị vôi hóa. Nhiều trường hợp uống vitamin D quá liều thời gian dài còn gây tổn thương thận, tăng huyết áp, khó thở, co giật, rối loạn nhịp tim, trẻ bị chậm lớn, dị tật bào thai, giảm khả năng tình dục...
Đặc biệt, những người bổ sung quá nhiều vitamin D có thể gây ra các biến chứng ở mắt với hai dấu hiệu đặc trưng trên lâm sàng. Tại kết mạc những nốt nhỏ, màu trắng, sắp xếp thành hàng ngang hay cong đổ vào phía rìa của lòng đen, tại giác mạc xuất hiện viêm giác mạc hình dải băng, thường gặp ở trẻ em. Khi phát hiện thấy dấu hiệu ngộ độc vitamin D, cần ngừng sử dụng vitamin D đồng thời đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời điều trị. Để hạn chế những tác hại do bổ sung quá nhiều vitamin D, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng vì bổ sung quá nhiều vitamin D cho các đối tượng khác nhau sẽ rất khác nhau.
Nếu uống vitamin D quá liều, cơ thể sẽ không thể đối phó được dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. Cụ thể, nếu uống vitamin D quá liều dẫn đến tích tụ trong cơ thể, có thể kích thích phản ứng từ gan, làm tăng bài tiết 25 (OH) D. Loại hoạt chất này tham gia vào quá trình hấp thụ canxi và có thể giải phóng ra nhiều canxi hơn trong máu.
Nếu cơ thể không có đủ canxi để đáp ứng nhu cầu thì sẽ lấy canxi từ các khu vực khác, như xương. Tình trạng tăng canxi hay còn gọi là tăng canxi huyết, một tình trạng rất nghiêm trọng đối với người bị cường cận giáp và người bị ung thư.
Bổ sung quá nhiều vitamin D dẫn đến dư thừa có thể gặp một số dấu hiệu triệu chứng trên lâm sàng, cụ thể như sau:
Vitamin D đạt đến mức độc hại hoặc nguy hiểm trong cơ thể thì chỉ số này cần vượt quá 100 nanogram (ng) trên mililit (mL).
Vitamin D dư thừa được định nghĩa là nồng độ vitamin D trong máu trên 100 ng/mL, trong khi ngộ độc vitamin D hoặc chứng dư thừa vitamin D được định nghĩa là nồng độ vitamin D trong huyết thanh trên 150 ng/mL.
Các khuyến nghị về mức vitamin D tối ưu khác nhau và nghiên cứu cho thấy rằng, mức từ 30–60 ng/mL có thể là tối ưu và có thể giúp bảo vệ khỏi bệnh tật.
Ngay cả khi sử dụng bổ sung quá nhiều vitamin D liều cao, lượng vitamin D trong máu của một người khỏe mạnh khó có thể đạt đến mức quá mức hoặc gây độc. Hầu hết các trường hợp ngộ độc vitamin D là do bổ sung liều lượng không phù hợp và sai sót trong kê đơn.
Những người thiếu vitamin D có thể cần dùng mức cao hơn nhiều so với giới hạn trên an toàn để đạt và duy trì mức vitamin D tối ưu. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe thì bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe về liều lượng trước khi sử dụng. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa sử dụng liều lượng không phù hợp hoặc nguy hiểm.
Vitamin D trong cơ thể có tác dụng hấp thụ canxi từ thực phẩm nạp vào. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều vitamin D thì lượng canxi trong máu có thể đạt đến mức có thể gây ra các dấu hiệu triệu chứng nguy hiểm. Giới hạn bình thường của canxi trong máu là 8,5–10,8 mg/dL.
Các triệu chứng ngộ độc vitamin D chủ yếu liên quan đến tăng canxi máu hay được hiểu là nồng độ canxi trong máu quá cao.
Các triệu chứng tăng canxi trong máu bao gồm:
Tăng canxi máu thường phát triển sau khi bổ sung quá nhiều vitamin D trong một thời gian dài.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể khuyến nghị những người có lượng vitamin D rất thấp dùng liều rất cao hàng tuần là 50.000 IU trong 8 tuần, sau đó là liều duy trì 2.000 IU mỗi ngày sau khi mức của họ đạt 30 ng/mL
Bác sĩ sẽ quyết định liều để bổ sung vitamin D tùy thuộc vào mức vitamin D và sức khỏe tổng thể. Mặc dù tình trạng ngộ độc vitamin D do bổ sung quá nhiều vitamin D không phổ biến nhưng bạn vẫn có thể gặp nhiều tác dụng không mong muốn nếu lạm dụng uống vitamin D quá liều, thuốc bổ sung vitamin D theo toa hoặc thuốc tiêm.
Những người đang sử dụng chất bổ sung vitamin D liều rất cao hoặc đang được tiêm vitamin D, bác sĩ sẽ theo dõi mức vitamin D để đảm bảo chúng không trở nên nguy hiểm. Tránh bổ sung quá nhiều vitamin D liều cao trừ khi chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên dùng.
Nhu cầu về vitamin đối với các đối tượng khác nhau thì khác nhau. Đối với trẻ em còn bú mẹ, phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú là 500 đơn vị/ngày. Nhu cầu đối với người trưởng thành là 100 đơn vị/ngày. Nếu bổ sung vitamin D nhiều mức nhu cầu với một lượng nhỏ thì theo thời gian lượng vitamin D dư thừa đó sẽ tích lũy ở gan và được chuyển hóa. Để bổ sung đầy đủ vitamin D cho cơ thể, bạn cần chú ý một số điểm như sau:
Tóm lại, vitamin D là loại chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể. Do đó cần chú ý bổ sung đầy đủ và cân đối, tránh quá thiếu hoặc bổ sung quá nhiều vitamin D. Khi trẻ có các dấu hiệu triệu chứng của bệnh còi xương cần đưa trẻ tới khám bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và có phương pháp điều trị cụ thể, thích hợp. Bạn cũng nên kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin D, canxi kết hợp cho trẻ tắm nắng mỗi buổi sáng cũng như sử dụng vitamin D theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp không biết nên bổ sung vitamin D như thế nào giúp đảm bảo sức khỏe thì bạn hãy áp dụng liệu pháp truyền phục hồi sức khỏe - nâng cao miễn dịch đang được nhiều người trong giới thượng lưu lựa chọn hiện nay. Đây là liệu pháp giúp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào với công thức chuẩn y khoa với thành phần là các chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa, vi hoạt chất độc quyền giúp tăng cường năng lượng, bù nước, thải độc, cân bằng điện giải, tăng sinh collagen, chống lão hoá da cấp độ tế bào và phục hồi sức khỏe từ bên trong. Liệu trình truyền sẽ được cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe cụ thể của khách hàng.
26
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
26
Bài viết hữu ích?