Zalo

Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm để không bị tăng cân?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tiểu đường rất phổ biến và phần lớn bệnh nhân đều lo sợ khi ăn cơm trắng bởi tâm lý dễ bị tăng đường huyết. Tuy nhiên khi loại bỏ cơm trắng sẽ dẫn đến mối lo thiếu năng lượng phục vụ cơ thể. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

1. Người bệnh tiểu đường nên ăn uống như thế nào?

Tiểu đường là bệnh lý khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tiểu đường là bệnh lý không lây nhiễm nhưng lại khá nguy hiểm với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, từ biến chứng thận cho đến tim mạch và hệ thần kinh. Kiểm soát đường huyết là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm hạn chế xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường, trong đó kiểm soát chế độ ăn có vai trò không nhỏ. Theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với chỉ số đường huyết, quan trọng nhất vẫn là hạn chế nhóm thực phẩm chứa đường và tinh bột. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn uống như thế nào và có nên ăn cơm trắng hay không? Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, tiêu thụ nhiều cơm trắng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở châu Á. Điều này hoàn toàn dễ giải thích bởi cơm trắng là thực phẩm có hàm lượng tinh bột tương đối lớn và có chỉ số đường huyết cao (GI=83). Do đó với câu hỏi người tiểu đường có ăn cơm trắng được không thì câu trả lời là không ăn thường xuyên và nên thay thế bằng loại thực phẩm phù hợp hơn. Vậy người tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Nhiều người thắc mắc bị bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?
Nhiều người thắc mắc bị bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

2. Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm để không tăng cân và tăng đường huyết?

Với thắc mắc tiểu đường nên ăn gì thay cơm, các chuyên gia khuyến cáo nên lựa chọn thực phẩm thay thế dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Thực phẩm thay thế cơm trắng phải đảm bảo không gây tăng đường huyết;
  • Thực phẩm thay thế phải đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng tương tự cơm trắng nhằm phục vụ các hoạt động cơ bản của cơ thể.

Cụ thể, bác sĩ đưa ra một số lựa chọn như sau để bệnh nhân tiểu đường thay thế cơm trắng trong khẩu phần ăn hàng ngày:

2.1. Gạo lứt

Đáp án hàng đầu cho thắc mắc bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm trắng chính là cơm nấu từ gạo lứt. Loại thực phẩm này có chỉ số đường huyết và hàm lượng tinh bột thấp hơn đáng kể so với cơm nấu từ gạo trắng. Một ưu điểm khác của gạo lứt là vẫn giữ được lớp cám gạo và hàm lượng chất xơ hòa tan nên khi tiêu thụ giúp giảm bớt thời gian tiêu hóa và mức độ hấp thu tinh bột. Nhờ vậy, người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt sẽ cảm thấy no lâu hơn, hạn chế xuất hiện những cơn thèm ăn hay thèm tinh bột khi so với thói quen ăn gạo trắng thông thường. Bên cạnh đó, gạo lứt chứa hàm lượng vitamin B1 cao hơn nhiều so với gạo trắng nên khi ăn sẽ hỗ trở cải thiện triệu chứng tê bì tay chân do biến chứng thần kinh tiểu đường gây ra. Theo bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường có thể thay thế hoàn toàn cơm gạo trắng bằng cơm gạo lứt để dùng mỗi ngày, cụ thể có thể ăn tối đa 3-4 chén cơm gạo lứt và nên kết hợp bổ sung thêm chất xơ từ rau củ quả và protein từ thịt cá.

2.2. Yến mạch

Yến mạch được nhiều nghiên cứu chứng minh có khả năng kiểm soát ổn định đường huyết mà còn rất giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ và các khoáng chất thiết yếu. Yến mạch là thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo nên dùng thay cơm trắng trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường do có hàm lượng tinh bột thấp hơn nhiều. Bên cạnh đó, yến mạch còn được biết đến với khả năng làm tăng mức nhạy cảm của tế bào với hormone insulin, qua đó giúp insulin kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Điều này giải thích tại sao tiêu thụ yến mạch thường xuyên được nhiều bác sĩ khuyến khích ở người bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin.

Biết được bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống thích hợp
Biết được bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống thích hợp

2.3. Khoai lang

Câu hỏi người tiểu đường nên ăn gì thay cơm có thể giải đáp dễ dàng với loại thực phẩm rất quen thuộc là khoai lang. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tinh bột trong khoai lang hoàn toàn không gây tăng đường huyết bởi đây là loại tinh bột kháng đường. Kèm theo đó, tiêu thụ khoai lang còn có tác dụng giúp tăng hoạt động của insulin, đồng thời bổ sung chất xơ cho cơ thể và hạn chế nguy cơ xảy ra các cơn tăng đường huyết đột ngột. Một số ưu điểm khác của khoai lang khi thay thế cơm là hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa, kích thích dạ dày sản xuất dịch vị và chống đầy hơi, khó tiêu hiệu quả. Bác sĩ cho biết, người bệnh tiểu đường có thể ăn khoai lang vào các bữa trong ngày để thay thế cho cơm nấu từ trắng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ, tối đa 300g mỗi ngày và ưu tiên một số giống khoai lang đầy đủ dinh dưỡng như khoai lang vàng, khoai lang nhật hay khoai lang tím.

2.4. Hạt chia, hạt lanh

Hạt chia và hạt lanh cung cấp cho cơ thể nhiều nhóm vitamin và chất khoáng thiết yếu (như sắt, photpho), omega-3 và đặc biệt là chất xơ hòa tan nên được đánh giá rất phù hợp cho người tiểu đường. Đặc biệt, các loại khoáng chất và dinh dưỡng trong hạt chia, hạt lanh hỗ trợ hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng của tiểu đường như biến chứng tim mạch hay tăng huyết áp. Theo khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường có thể tiêu thụ hạt chia, hạt lanh vào bữa ăn sáng để thay thế cho cơm trắng hoặc kết hợp với sữa chua và trái cây để dùng trước các bữa ăn chính. Giải pháp thay thế này vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và giảm cảm giác thèm tinh bột cho bệnh nhân tiểu đường.

2.5. Các loại đậu

Các loại đậu là một lựa chọn thay thế cơm trắng cho người bệnh tiểu đường, bao gồm đậu xanh, đậu đen xanh lòng hay đậu đỏ. Theo bác sĩ, các loại đậu không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn được nhiều nghiên cứu chứng minh có khả năng hỗ trợ duy trì ổn định đường huyết. Do đó tiêu thụ đậu đỗ để thay thế cơm giúp bệnh nhân cải thiện cân nặng hiệu quả. Cách sử dụng đậu thay cơm cũng rất đơn giản, bệnh nhân tiểu đường có thể nấu chè đậu (hạn chế dùng đường), nấu canh hay nấu súp để dùng trong ngày. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có thể kết hợp đậu với gạo lứt để chế biến thành những món ăn tốt cho sức khỏe. Vậy là thắc mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm đã có đáp án trả lời. Ngoài việc tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng thì người bệnh tiểu đường cần phải theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát cân nặng để tránh bị tăng đường huyết, hạn chế các biến chứng bệnh tiểu đường gây ra.

Nếu người bệnh tiểu đường muốn quản trị cân nặng hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi bạn thực hiện liệu trình này thì bạn sẽ được thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng thể, sau đó sẽ được lựa chọn liệu trình giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI).  Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người. Chỉ sau 6 – 8 tuần thực hiện, bạn sẽ giảm được ít nhất 10% trọng lượng cơ thể, đào thải được lượng mỡ xấu, hạn chế tình trạng tái béo phì trở lại.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Người tiểu đường có ăn được rau muống không và có giúp giảm cân không?

Người tiểu đường có ăn được rau muống không và có giúp giảm cân không?

Tiểu đường có uống được nước cam không? Trong cam có nhiều đường không?

Tiểu đường có uống được nước cam không? Trong cam có nhiều đường không?

Người bị tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Người bị tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Người bị tiểu đường ăn dưa hấu được không

Người bị tiểu đường ăn dưa hấu được không

Khi nào cần tầm soát bệnh đái tháo đường?

Khi nào cần tầm soát bệnh đái tháo đường?

94

Bài viết hữu ích?