Zalo

Người bị tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Người bị tiểu đường luôn cần một chế độ ăn phù hợp để kiểm soát đường huyết và cân nặng. Do đó, nhiều người thắc mắc rằng bị tiểu đường ăn bí đỏ được không, có tốt cho sức khỏe và có ảnh hưởng tới đường huyết hay không?

1. Người tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Bí đỏ hay còn gọi là bí ngô, là một trong các loại quả được dùng để chế biến đa dạng các món ăn hàng ngày. Bí đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lượng calo lại tương đối thấp. Hiện nay, nhiều chế độ ăn kiêng sử dụng bí đỏ nhờ lượng calo đem lại không quá nhiều nhưng tạo ra cảm giác no nhanh chóng.

Nhiều người thắc mắc tiểu đường ăn bí đỏ được không?
Nhiều người thắc mắc tiểu đường ăn bí đỏ được không?

1.1. Thành phần dinh dưỡng của bí đỏ

Thành phần dinh dưỡng chính của bí đỏ bao gồm chất xơ, đạm, tinh bột và hai loại Vitamin là C và A. Với 120gr bí đỏ được nấu chính thì sẽ có hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng cung cấp: 50 calo
  • Protein: 2 gram
  • Chất béo: 0
  • Tinh bột: 11 gram
  • Chất xơ: 3 gram
  • Sắt
  • Vitamin C và vitamin A.

Trong bí đỏ, chất xơ và vitamin A chiếm hàm lượng lớn, trong đó, chất xơ được các nhà khoa học nghiên cứu rằng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Về lượng đường huyết và tốc độ hấp thu đường, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bí đỏ là thực phẩm có tốc độ hấp thu đường ở mức cao so với nhiều loại thực phẩm khác (GI = 75), song, hàm lượng đường của bí đỏ lại ở mức thấp, do đó, bí đỏ chỉ làm tăng đường huyết ở mức thấp, không đáng kể. Như vậy, với câu hỏi đặt ra là người tiểu đường ăn bí đỏ được không thì câu trả lời chắc chắn là có.

1.2. Công dụng của bí đỏ

Người tiểu đường ăn bí đỏ được không, chắc chắn là có, dù đây là một loại thực phẩm có chứa vị ngọt, tuy nhiên bí đỏ lại mang đến một số công dụng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

  • Tăng cường sản xuất insulin: Theo một nghiên cứu của Đại học nông nghiệp Hoa Kỳ thì bí đỏ có khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất ra insulin, giúp ổn định đường huyết trong cơ thể. Khi tuyến tụy được kích thích sản xuất insulin, tình trạng bệnh tiểu đường sẽ đỡ nghiêm trọng hơn và cũng hạn chế tụt cân. Ngoài ra, bí đỏ còn chứa 2 hoạt chất là trigonelline và axit nicotinic giúp hạ đường huyết, giữ mức đường huyết ổn định cho người tiểu đường.
  • Bí đỏ kết hợp với sắn dây giúp cải thiện độ nhạy insulin: Trong sắn dây có hoạt chất puearin, hoạt chất này khi kết hợp với lượng carbohydrate trong bí đỏ có thể giúp tăng độ nhạy insulin, làm tăng sự ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Bí đỏ giúp tăng cường miễn dịch: Bí đỏ có chứa nhiều vitamin A và vitamin C, rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, trong bí đỏ cũng chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ như alpha carotene và beta carotene, có tác dụng bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa các biến chứng mạch máu ở người bị tiểu đường.

2. Lưu ý khi chế biến bí đỏ cho người tiểu đường

Ngoài câu hỏi người tiểu đường ăn bí đỏ được không thì nhiều người còn thắc mắc rằng bị tiểu đường thì nên ăn bí đỏ như thế nào, ăn bao nhiêu thì vừa đủ và chế biến bí đỏ ra sao cho hợp lý. Dưới đây sẽ là một số cách chế biến bí đỏ phù hợp với người bị tiểu đường

2.1. Nên ưu tiên chọn bí đỏ chín

Bí đỏ chín chứa hàm lượng chất xơ và chất dinh dưỡng vừa đủ để chế biến thành một bữa ăn tốt cho sức khỏe. Nếu lựa chọn bí đỏ quá non hoặc già, hàm lượng chất xơ hoặc chất dinh dưỡng sẽ ít đi, không đảm bảo các chất dinh dưỡng.

2.2. Không chế biến bí đỏ với đường

Bí đỏ có độ ngọt tự nhiên, do đó khi chế biến không cần thêm đường, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường thì cần thận trọng vấn đề này.

2.3. Nước ép bí đỏ trị tiểu đường có thật không?

Nước ép bí đỏ trị tiểu đường được hay không, đây là một thắc mắc của không ít người bị tiểu đường. Trên thực tế, với các công dụng của bí đỏ kể trên thì bí đỏ chỉ giúp người bị tiểu đường kiểm soát đường huyết, tăng độ nhạy insulin, giảm mỡ máu và tăng cường hệ miễn dịch, bí đỏ không có tác dụng trị tiểu đường. Người tiểu đường có ăn được bí đỏ không qua chế biến chiên xào? Câu trả lời là có, chúng ta có thể làm nước ép bí đỏ để uống, với nguyên liệu và cách làm cực kỳ đơn giản, bạn đã có một ly nước ép bí đỏ tốt cho sức khỏe và cung cấp năng lượng thay thế cho một bữa ăn phụ. Nguyên liệu: 300gr bí đỏ, 2 muỗng mật ong cà phê, máy ép trái cây hoặc máy xay, đá viên

Người tiểu đường có ăn được bí đỏ không qua chế biến chiên xào?
Người tiểu đường có ăn được bí đỏ không qua chế biến chiên xào?

2.4. Hướng dẫn làm nước ép bí đỏ trị tiểu đường

  • Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ rồi rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong vòng 10 phút
  • Bước 2: Cắt thành miếng nhỏ để dễ ép hoặc xay
  • Bước 3: Dùng máy ép ép từ từ cho bí đỏ ra hết nước, nếu dùng máy xay thì phải lọc cặn bí đỏ ra mới có thể uống được.
  • Bước 4: Có thể cho thêm mật ong, để dễ uống, nhưng nếu bạn bị tiểu đường thì nên uống nước ép bí đỏ tươi sẽ tốt hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc về vấn đề tiểu đường ăn bí đỏ được không và cách làm nước ép bí đỏ trị tiểu đường hiệu quả. Với thành phần giàu chất dinh dưỡng nhưng lượng đường trong bí đỏ lại hấp thu chậm thì đây là một trong số các thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường. Tuy vậy, người bị tiểu đường cũng nên đa dạng hóa thực đơn để tránh việc bị ngán khi ăn bí đỏ, bên cạnh đó cũng nên kết hợp các phương pháp giảm béo, tập thể dục để duy trì sức khỏe, thể trạng tốt. Ngoài ra, việc kiểm soát cân nặng ở bệnh nhân tiểu đường cũng rất quan trọng, giúp bạn tránh được những biến chứng của căn bệnh này. Bạn có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng để giảm lượng mỡ thừa, mỡ nội tạng mà không gây tích trữ nước, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa. Liệu pháp này sử dụng dịch truyền vitamin, khoáng chất thiết yếu để thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng. Không chỉ có tác dụng trong việc kiểm soát cân nặng mà phương pháp này còn mang lại hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính do thừa cân, béo phì gây ra..

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Người tiểu đường có ăn được rau muống không và có giúp giảm cân không?

Người tiểu đường có ăn được rau muống không và có giúp giảm cân không?

Người bị tiểu đường ăn dưa hấu được không

Người bị tiểu đường ăn dưa hấu được không

Cách nào tăng cơ cho người tiểu đường?

Cách nào tăng cơ cho người tiểu đường?

Người bị tiểu đường mỡ máu cao nên ăn gì để kiểm soát cân nặng?

Người bị tiểu đường mỡ máu cao nên ăn gì để kiểm soát cân nặng?

33

Bài viết hữu ích?