Lipid máu hay còn gọi là mỡ máu gồm 2 thành phần là cholesterol (LDL và HDL) và triglycerides. Hai loại chất béo này đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng cơ bản của cơ thể.
Rối loạn lipid máu là một bệnh lý mà mức độ chất béo trong máu không ổn định, thường bao gồm sự tăng cao của triglyceride và cholesterol hoặc một trong hai. Rối loạn lipid máu thường xuyên đi kèm với các tình trạng như thừa cân, béo phì, thiếu vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh và di truyền.
Người bệnh được chẩn đoán bị rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều rối loạn dưới đây:
Rối loạn lipid máu chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Khi có quá nhiều LDL (cholesterol xấu) trong máu sẽ, chúng sẽ tích tụ dần vào các thành mạch khiến hình thành các mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch hoặc có thể gây ra tình trạng tắc hoàn toàn.
Một nghiên cứu tại Hà Nội dựa trên 103 người trưởng thành ở độ tuổi 40-60 tuổi mắc thừa cân, béo phì, kết quả cho thấy: Tỷ lệ bị rối loạn lipid máu ở người béo phì rất cao. Tỷ lệ tăng cholesterol trong máu là là 45,6%, tỉ lệ tăng LDL-C ( Cholesterol xấu) là 50,5%. Tỉ lệ tăng chất béo trung tính triglyceride là 34%, tỷ lệ giảm HDL-C (Cholesterol tốt) là 50,5%. Tỷ lệ người tưởng thành thừa cân béo phì mắc ít nhất một rối loạn về mỡ máu là 71,8%. Các rối loạn lipid máu ở người béo phì thường gặp nhất trong nhóm đối tượng nghiên cứu là giảm HDL-C và tăng LDL-C.
Dưới đây là một số lý do chính giải thích vì sao rối loạn lipid máu ở người béo phì thường rất hay gặp:
Một trong những nguyên nhân gây rối loạn lipid máu ở người béo phì là do họ đang thực hiện một chế độ ăn uống không lành mạnh. Người béo phì thường tiêu thụ nhiều calo hơn so với nhu cầu của cơ thể và ưa chuộng những loại thức ăn giàu chất béo đặc biệt là chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và các loại đồ ngọt, nước uống chứa nhiều đường. Điều này có thể dẫn đến tăng mức cholesterol và triglycerides trong máu.
Lối sống ít hoạt động thể chất là một trong những yếu tố chính góp phần vào tình trạng béo phì và rối loạn lipid máu. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp đốt cháy năng lượng, hỗ trợ quá trình giảm cân và cải thiện chỉ số mỡ máu hiệu quả.
Người béo thường có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2, cả hai yếu tố này đều là tác nhân gây rối loạn mỡ máu, theo thống kê có khoảng 30 đến 60% người bệnh tiểu đường type 2 bị rối loạn mỡ máu.
Một số người béo phì sử dụng các loại thuốc chứa corticosteroid để điều trị các bệnh lý như viêm khớp, viêm da. Tác dụng phụ của corticosteroid của trong quá trình điều trị có thể gây ra rối loạn lipid máu.
Tầm soát rối loạn lipid máu ở người béo là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe để đề phòng các vấn đề sức khỏe lâu dài như bệnh tim mạch và đột quỵ. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản để tầm soát và quản lý béo phì rối loạn lipid máu:
Một trong những việc quan trọng nhất để tầm soát rối loạn lipid máu là thực hiện xét nghiệm lipid máu định kỳ theo khuyến nghị của bác sĩ. Đối với người béo, việc này nên được thực hiện ít nhất một lần mỗi năm hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì ít nhất 5 buổi mỗi tuần. Có thể lựa chọn các hoạt động mà bạn yêu thích như đi bộ, chạy, đạp xe, bơi lội hoặc tham gia các lớp học thể dục như: Yoga, gym, aerobic và zumba….
Hoạt động vận động đều đặn không chỉ giúp giảm cân hiệu quả mà còn cải thiện tích cực đến chỉ số lipid máu. Giúp giảm cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL), và kiểm soát triglycerides.
Giảm cân và quản lý cân nặng chặt chẽ cùng là một việc cần thiết để tầm soát rối loạn lipid máu ở người béo phì. Đặt mục tiêu giảm cân từ 0,5 - 1 kg mỗi tuần để đảm bảo quá trình giảm cân lành mạnh, ổn định và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch giảm cân an toàn và hiệu quả nhất.
Đường huyết và mỡ máu thường liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. Chính vì vậy, đối với những người béo phì mắc bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết là yếu tố quan trọng để giảm nguy cơ rối loạn lipid máu.
Tóm lại, tầm soát rối loạn lipid máu ở người béo phì đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe toàn diện và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Chủ động kiểm soát lipid máu không chỉ là bước đầu tiên trong việc đối phó với béo phì mà còn là chìa khóa mở ra một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Đặc biệt, nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì cũng cần có kế hoạch giảm cân an toàn, bền vững để giúp kiểm soát nồng độ lipid máu tốt hơn. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
15
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
15
Bài viết hữu ích?