Zalo

Người tiểu đường có ăn được rau muống không và có giúp giảm cân không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Các loại rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ lớn nhất cho cơ thể, chúng được đánh giá là tốt cho sức khỏe cho tất cả mọi người. Vậy đối với bệnh nhân tiểu đường thì sao? Người tiểu đường có ăn được rau muống không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Thành phần rau muống có gì ?

Rau muống là món ăn dân dã và quen thuộc mọi người Việt Nam với rất lợi ích như thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hoá. Để tìm hiểu xem bị tiểu đường có ăn được rau muống không thì trước tiên cần biết được những thành phần trong rau muống có gì? Theo các số liệu thì trong 100g rau muống sẽ bao gồm những chất dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng 25 calo
  • Protein 3.2g
  • Carbohydrate 2.1g
  • Chất xơ 1.0g
  • Vitamin C 23 mg
  • Vitamin E 2.03mg
  • Vitamin K 482.9mcg
  • Folate 194 mcg
  • Kali 331 mg
  • Sắt 1.4mg
  • Mangan 0.6g
  • Beta-caroten 5597 mcg
  • Kẽm 0.35g
  • Lutein+Zeaxanthin 11938 mcg

2. Người tiểu đường có ăn được rau muống không ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau muống là loại thực phẩm hoàn toàn thích hợp cho người bệnh tiểu đường, vì chỉ số đường huyết của rau muống rất thấp (GI=10) và chứa ít calo nên người bệnh không cần lo ngại vấn đề tăng đường huyết sau ăn cũng như bị béo do ăn rau muống và người bệnh tiểu đường nên bổ sung loại rau này vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Hơn nữa, rau muống cũng đem lại cho người bệnh tiểu đường nhiều lợi ích sức khỏe khác: Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, tính mát, nhạt, có thể giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu rất tốt. Sử dụng rau muống trong những trường hợp nóng trong, tiểu tiện khó, tiểu ra máu, ngộ độc thức ăn, chảy máu cam, xuất huyết dạ dày,… có thể giúp mang lại tác dụng đáng kể. Theo các nghiên cứu khoa học, giá trị dinh dưỡng của rau muống khá lớn với lượng chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết và hạn chế các biến chứng do tiểu đường gây ra một cách hiệu quả.

Nhiều người thắc mắc người tiểu đường có ăn được rau muống không?
Nhiều người thắc mắc người tiểu đường có ăn được rau muống không?

3. Lợi ích của rau muống đối với bệnh nhân tiểu đường

Giờ bạn không cần phải lo lắng người tiểu đường có ăn được rau muống không mà ngược lại, với giá trị dinh dưỡng cao, rau muống đem lại cho người bệnh tiểu đường rất nhiều lợi ích sức khỏe. Cụ thể:

3.1. Hỗ trợ hạ đường huyết hiệu quả

Kiểm soát đường huyết là vấn đề quan trọng nhất nếu bạn đang trong quá trình điều trị và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 rau muống có khả năng giảm đường huyết sau ăn tương tự như một loại thuốc hạ đường huyết là Tolbutamid. Ngoài ra, nó còn có thể giúp giảm đường máu lúc lúc đói rất tốt. Đồng thời, với chỉ số đường huyết GI ở mức rất thấp (GI =10) và lượng chất xơ dồi dào cũng là yếu tố giúp rau muống hỗ trợ người bệnh trong việc kiểm soát đường huyết sau ăn hiệu quả.

3.2. Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Béo phì vừa là là yếu tố nguy cơ hàng đầu vừa là hậu quả của bệnh tiểu đường tuýp 2. Béo phì làm trầm trọng hơn các biến chứng của tiểu đường khi làm rối loạn mỡ máu và giảm khả năng tổng hợp hormon Insulin giúp kiểm soát đường huyết do tuyến tụy sản xuất. Do vậy, bên cạnh kiểm soát đường máu, nhiệm vụ kiểm soát cân nặng cũng cực kỳ quan trọng đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2.

người tiểu đường có ăn được rau muống không
Biết được người tiểu đường có ăn được rau muống không sẽ giúp người bệnh xây dựng chế độ ăn phù hợp với sức khỏe

Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong rau muống giúp người bệnh ăn nhanh no và no lâu hơn, từ đó ngăn chặn việc thèm ăn, ăn nhiều các thực phẩm năng lượng cao, hạn chế ăn uống. Ăn rau muống giúp người bệnh hấp thu năng lượng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng calo trong rau muống cũng rất ít calo nên rất phù hợp cho người bệnh tiểu đường khi tìm kiếm thực phẩm cho một thực đơn kiểm soát cân nặng.

3.3. Giảm cholesterol máu

Đường huyết cao kèm tình trạng mỡ máu cao sẽ là nguyên nhân xơ vữa động mạch xảy ra, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, đột quỵ. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác dụng làm giảm Cholesterol và Triglycerid máu của rau muống. Điều này là nhờ vào lượng lớn chất xơ và các chất chống oxy hoá có trong rau muống như Beta-caroten làm hạn chế quá trình hấp thu Cholesterol cũng như điều hòa mỡ máu tốt hơn. Vì thế, ăn rau muống ở người bệnh tiểu đường có thể giúp phòng ngừa và hạn chế các biến chứng tim mạch nhất là trong trường hợp người bệnh có bị rối loạn mỡ máu đi kèm, đặc biệt là ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.

3.4. Hạn chế táo bón và khó tiêu

Lượng lớn chất xơ trong các loại rau nói chung và trong rau muống nói riêng giúp người bệnh nhuận tràng hiệu quả cũng như hạn chế các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra, theo Đông y, rau muống cũng giúp trị đầy bụng, khó tiêu, táo bón nhờ vào đặc tính mát, thanh nhiệt, giải độc. Do đó, người bệnh tiểu đường thường dễ bị táo bón nên thêm rau muống vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

3.5. Phòng ngừa biến chứng mắt

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên mắt như đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng thường xuất hiện ngay từ những giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nếu người bệnh tiểu đường ăn rau muống sẽ có thể bổ sung các chất chống oxy hoá như Beta-caroten, Lutein và zeaxanthin giúp phòng ngừa các biến chứng trên một cách hiệu quả cho người.

4. Hướng dẫn ăn rau muống ở bệnh nhân tiểu đường

Người tiểu đường có ăn được rau muống không là hoàn toàn có thể, tuy nhiên, để tận dụng hợp lý các chất dinh dưỡng có  trong rau muống, người bệnh nên áp dụng một số lưu ý sau từ các chuyên gia dinh dưỡng trong quá trình sử dụng. Lượng rau muống khuyến cáo người bệnh tiểu đường là khoảng 200 – 300g rau muống mỗi ngày. Cách chế biến rau muống cũng là yếu tố xem xét bị tiểu đường có ăn được rau muống không. Người bệnh nên chế biến một cách phù hợp để đảm bảo sức khỏe như:

  • Rau muống luộc
  • Canh rau muống nấu chay
  • Nước rau muống nấu với râu ngô

Người bệnh vẫn có thể chế biến bằng cách cho rau muống xào tỏi hoặc rau muống xào thịt bò nhưng chú ý không nên dùng quá nhiều mỡ trong quá trình nấu ăn và sử dụng các loại dầu lành mạnh. Ngoài ra, những trường hợp không nên ăn rau muống mà người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý như:

  • Người đang bị suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn: vì rau muống có tính mát, có thể làm tình trạng suy nhược của người bệnh nặng thêm.
  • Người bị các vết thương hoặc mụn nhọt nhưng kèm cơ địa dễ bị sẹo lồi thì không nên ăn rau muống để hạn chế tình trạng bị sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
  • Người đang dùng thuốc Đông y: một số loại thuốc Đông y có thể bị giảm tác dụng hoặc có những tác dụng phụ nếu người bệnh ăn rau muống, vì thế, bệnh nhân cần lưu ý vấn đề này.

Rau muống là món ăn phổ biến, đơn giản và dễ chế biến cũng như rất tốt cho sức khỏe, kể cả đối với bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, thắc mắc tiểu đường ăn rau muống được không đã được giải đáp và việc có được một lối sống sinh hoạt và khẩu phần ăn uống lành mạnh cũng là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường bên cạnh việc uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu người bệnh tiểu đường muốn quản trị cân nặng hiệu quả và phòng ngừa các biến chứng thì cần kết hợp giữa xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh với tập luyện thể dục thể thao hợp lý và có biện pháp giảm cân phù hợp. Trong trường hợp đã áp dụng nhiều cách giảm cân nhưng đều thất bại thì bạn có thể tham khảo phương pháp giảm cân đa trị liệu mới hiện nay. Phương pháp này có tên là tiêu hao năng lượng, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Kết hợp với đó là các bài tập giúp đốt cháy và đào thải mỡ thừa ra bên ngoài. Với liệu pháp tiêu hao năng lượng, bạn sẽ không cần ăn kiêng quá khắt khe mà chỉ cần ăn uống theo thực đơn dinh dưỡng được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn cũng sẽ được thăm khám sức khỏe và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể trước khi bước vào liệu trình. Trong suốt quá trình sẽ có bác sĩ theo sát nên vô cùng an toàn. Chỉ sau 6 tuần đã giúp bạn giảm được cân nặng như mong muốn mà không gây kiệt sức hay mệt mỏi.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy Xem thêm bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy
xem thêm
Người bị tiểu đường ăn dưa hấu được không

Người bị tiểu đường ăn dưa hấu được không

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Lượng cơm cho người tiểu đường nên là bao nhiêu để không tăng cân, tăng đường huyết?

Lượng cơm cho người tiểu đường nên là bao nhiêu để không tăng cân, tăng đường huyết?

Người bị tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Người bị tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Thực đơn giảm cân cho người tiểu đường

Thực đơn giảm cân cho người tiểu đường

49

Bài viết hữu ích?