Zalo

Thực đơn giảm cân cho người tiểu đường

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất lớn trong việc kiểm soát cân nặng và duy trì mức đường huyết ổn định. Chính vì vậy, thực đơn giảm cân cho người tiểu đường được nhiều các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người bệnh áp dụng.

1. Chế độ ăn giảm cân cho người tiểu đường cần đảm bảo dinh dưỡng

Bệnh nhân tiểu đường được phát hiện khi nồng độ đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân được xác định của tình trạng này là do khả năng hoạt động của insulin đang giảm. Ngoài ra, chế độ ăn cũng có thể ảnh hưởng đến độ nhạy insulin hay một lý do khách quan khác như:

  • Sử dụng thuốc trị bệnh
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
  • Thói quen luyện tập thể thao không đúng cách

Chế độ ăn giảm cân và kiểm soát tiểu đường được cho là phương pháp có hiệu quả và hướng đến đúng nguyên nhân gây ra bệnh. Từ đó, một bệnh nhân tiểu đường cần xây dựng chế độ ăn giảm cân dựa trên các nhóm dinh dưỡng sau:

  • Tinh bột: tinh bột là một thành phần khá được ưu tiên trong mọi khẩu phần ăn. Khi lượng tinh bột ít đi thì lượng đường cũng sẽ giảm, làm giảm đường huyết. Thêm vào đó để tránh tăng đường huyết sau khi ăn tinh bột bạn cần kết hợp cùng thực phẩm chứa chất xơ để chuyển hóa lượng đường cơ thể hấp thụ từ tinh bột.
  • Chất béochất béo được phân thành chất béo lành mạnh và chất béo không lành mạnh. Chất béo không lành mạnh thường hạn chế sử dụng ở mọi đối tượng chứ không riêng bệnh nhân tiểu đường. Với chất béo lành mạnh có thể sử dụng thông qua các thực phẩm như mỡ cá, dầu thực vật, …
Chế độ ăn giảm cân cho người tiểu đường cần đảm bảo dinh dưỡng
Chế độ ăn giảm cân cho người tiểu đường cần đảm bảo dinh dưỡng
  • Chất đạm: Người tiểu đường có thể gặp nhiều biến chứng khiến cơ thể khó chuyển hóa chất đạm. Theo phân tích, với bệnh nhân tiểu đường không có biểu hiện suy thận có thể ăn 1 - 1,5 kg thực phẩm chứa chất đạm mỗi ngày.
  • Chất xơ: chất đạm, tinh bột và chất béo đều cần có môi trường hỗ trợ chuyển hóa tốt. Chế độ ăn giảm cân cho người tiểu đường nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cùng dinh dưỡng thiết yếu để chuyển hóa những chất khác đã nạp vào thành năng lượng, tránh gây tích tụ mỡ thừa hay làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh.

2. Thực đơn giảm cân cho người tiểu đường

Chế độ ăn giảm cân cho người tiểu đường có thể luân phiên thay đổi để tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, yếu tố dinh dưỡng cần đặt lên hàng đầu để tránh gây tăng đường huyết và dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác nguy hiểm cho cơ thể:

  • Thực đơn 1
    • Thực đơn bữa sáng: một suất bánh cuốn và trái cây ít ngọt.
    • Thực đơn bữa trưa: Lưng bát cơm, canh cá nấu măng chua, rau luộc, thịt gà kho và vài lát trái cây tráng miệng.
    • Thực đơn bữa chiều: Sữa chua không đường hoặc ít đường.
    • Thực đơn bữa tối: lưng bát cơm cùng canh cải xoong nấu tôm, dưa cải chua, thịt luộc và trái cây tráng miệng.
  • Thực đơn 2
    • Thực đơn bữa sáng: Một tô phở gà cúng trái cây ăn sau bữa sáng.
    • Thực đơn bữa trưa: lưng bát cơm ăn cùng canh bí nấu thịt, đậu luộc, cá kho và trái cây tráng miệng.
    • Thực đơn bữa chiều: Bánh dành cho người ăn kiêng.
    • Thực đơn bữa tối: lưng bát cơm cùng rau cải luộc, thịt kho và trái cây để tráng miệng.
  • Thực đơn 3
    • Thực đơn bữa sáng: Một tô bún thang.
    • Thực đơn bữa trưa: Lưng bát cơm ăn cùng canh cua nấu rau cải, trứng tráng và hoa quả tráng miệng.
    • Thực đơn bữa chiều: Bánh flan có lượng đường thấp.
    • Thực đơn bữa tối: Lưng bát cơm ăn cùng gà nấu nấm, sa lát rau càng cua và trái cây tráng miệng.
Thực đơn giảm cân cho người tiểu đường cần cân đối giữa chất và lượng
Thực đơn giảm cân cho người tiểu đường cần cân đối giữa chất và lượng
  • Thực đơn 4
    • Thực đơn bữa sáng: 2 lát bánh mì cùng cốc sữa không đường và một ít hoa quả.
    • Thực đơn bữa trưa: lưng bát cơm ăn cùng canh chua nấu ngao, cá rán và hoa quả tráng miệng sau bữa ăn.
    • Thực đơn bữa chiều: ngô luộc.
    • Thực đơn bữa tối: Bún thịt mọc cùng hoa quả tráng miệng.
  • Thực đơn 5
    • Thực đơn bữa sáng: Cháo đỗ đỏ.
    • Thực đơn bữa trưa: Phở cuốn thịt, rau củ và tôm sau bữa ăn dùng thêm hoa quả để tráng miệng.
    • Thực đơn bữa chiều: chè đậu đen ít đường.
    • Thực đơn bữa tối: lưng bát cơm ăn kèm cà tím nấu thịt và đậu, mướp xào trứng và hoa quả tráng miệng sau bữa ăn.
  • Thực đơn 6
    • Thực đơn bữa sáng: Một tô hủ tiếu và hoa quả tráng miệng cho bữa sáng.
    • Thực đơn bữa trưa: lưng bát cơm ăn kèm thịt bò xào hoa thiên lý, bí đao nấu canh xương và hoa quả tráng miệng sau khi ăn.
    • Thực đơn bữa chiều: Sữa chua không đường hoặc lượng đường thấp.
    • Thực đơn bữa tối: lưng bát cơm ăn cùng đậu phụ nhồi thịt hấp, rau muống luộc và hoa quả ăn sau bữa sáng.
  • Thực đơn 7
    • Thực đơn bữa sáng: một tô bún bò Huế thập cẩm.
    • Thực đơn bữa trưa: lưng bát cơm ăn cùng đậu sốt và chua và canh rau củ quả thịt tôm nấu thập cẩm. Sau bữa ăn chuẩn bị một chút hoa quả tráng miệng.
    • Thực đơn bữa chiều: Sữa chua không đường
    • Thực đơn bữa tối: cháo sườn và hoa quả tráng miệng sau bữa ăn.

3. Lưu ý khi áp dụng chế độ ăn giảm cân và kiểm soát tiểu đường

Thực đơn giảm cân cho người tiểu đường không chỉ yêu cầu về chất mà còn cần chú ý lượng. Cơ thể của nhóm bệnh nhân này hấp thu chuyển hóa không tốt như người bình thường nên không thể ăn quá nhiều để tránh tích tụ năng lượng dư thừa gây ra biến chứng nguy hiểm hơn cho tình trạng bệnh. Sau đây là những lưu ý khi áp dụng chế độ ăn giảm cân và kiểm soát tiểu đường:

  • Hạn chế nhóm thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao. Thông thường lượng tinh bột mà người bệnh tiểu đường cần cung cấp chỉ bằng một nửa so với người khỏe mạnh không mắc bệnh.
  • Trứng là thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, mỗi tuần bạn có thể ăn trứng 2 bữa để đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng.
  • Những thực phẩm ăn nhanh hay chế biến đóng hộp không nên sử dụng trong thực đơn giảm cân cho người bị tiểu đường. Đặc biệt là các món như: pate đóng hộp, xúc xích, thịt hun khói…
  • Phương pháp chế biến thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế dầu mỡ. Phần lớn cách chế biến cho bệnh nhân là hấp, luộc, hầm và xào.
  • Chất béo động vật nên được hạn chế trong thực đơn dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường
  • Các loại thịt cung cấp chất đạm cần chọn thịt nạc ít đỏ để giảm cholesterol, đồng thời nên ăn nhiều thịt cá.
  • Tránh sử dụng nội tạng động vật
  • Hoa quả rau xanh ít ngọt hàm lượng thấp mới được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường
  • Trong mỗi chế độ ăn cho người tiểu đường, không được bỏ quá 6 gam muối/ ngày
  • Khi áp dụng chế độ ăn giảm cân và kiểm soát tiểu đường không nên ăn quá no hay chỉ ăn một món. Người bệnh nên ăn vừa đủ và thời gian ăn là cố định. Đồng thời nên ăn đa dạng thực phẩm để cơ thể chuyển hóa tốt hơn.

Thực đơn giảm cân cho người tiểu đường chỉ là một giải pháp kiểm soát đường huyết và ngăn không cho biến chứng nặng thêm. Với bệnh nhân tiểu đường, để kiểm soát bệnh và điều trị đạt hiệu quả nên đến bệnh viện khám và sử dụng thuốc theo yêu cầu bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ luyện tập kết hợp song song với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kiểm soát cân nặng. Nếu người bệnh tiểu đường muốn quản trị cân nặng hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu với công thức độc quyền từ Mỹ sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi bạn thực hiện liệu trình này thì bạn sẽ được thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng thể, sau đó sẽ được lựa chọn liệu trình giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). 

Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người. Chỉ sau 6 – 8 tuần thực hiện, bạn sẽ giảm được ít nhất 10% trọng lượng cơ thể, đào thải được lượng mỡ xấu, hạn chế tình trạng tái béo phì trở lại.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi Xem thêm bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Lượng cơm cho người tiểu đường nên là bao nhiêu để không tăng cân, tăng đường huyết?

Lượng cơm cho người tiểu đường nên là bao nhiêu để không tăng cân, tăng đường huyết?

Người tiểu đường có ăn được rau muống không và có giúp giảm cân không?

Người tiểu đường có ăn được rau muống không và có giúp giảm cân không?

Người bị tiểu đường ăn dưa hấu được không

Người bị tiểu đường ăn dưa hấu được không

Gợi ý thực đơn giảm cân trong 4 tuần

Gợi ý thực đơn giảm cân trong 4 tuần

Thịt ếch bao nhiêu calo? Ăn thịt ếch có mập không?

Thịt ếch bao nhiêu calo? Ăn thịt ếch có mập không?

18

Bài viết hữu ích?