Zalo

Tiểu đường có uống được nước cam không? Trong cam có nhiều đường không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tiểu đường đang dần phổ biến hơn nên việc tìm hiểu chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường ngày càng được quan tâm. Trong đó có vấn đề người tiểu đường có uống được nước cam không, vì đây là loại trái cây vô cùng phổ biến và được biết đến là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Vậy người bệnh tiểu đường có uống được nước cam không?

1. Bệnh tiểu đường có uống được nước cam không?

Người tiểu đường có uống được nước cam không là câu hỏi rất phổ biến. Trước tiên, các chuyên gia khẳng định cam là loại trái cây mà người bệnh tiểu đường có thể sử dụng nhưng với điều kiện không dùng vượt quá ngưỡng cho phép. Theo đó, do quả cam có chỉ số đường huyết ở mức trung bình (GI=40) nên vẫn thuộc nhóm thực phẩm an toàn cho bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong quả cam vẫn có một lượng đường nhất định, cụ thể là 100g chứa 12-15g đường. Vì thế người bệnh tiểu đường tiêu thụ quá nhiều cam vẫn sẽ dẫn đến tăng đường huyết. Khi so sánh với các loại thức uống có gas như nước ngọt hay nước đóng chai… thì nước cam vẫn là lựa chọn lý tưởng và an toàn hơn nhiều bởi cam chứa ít đường và carbs, đặc biệt hoàn toàn không chứa chất bảo quản hay hợp chất hóa học. Ngoài ra, nước cam còn cung cấp nhiều nhóm vitamin và khoáng chất thiết yếu nên ngoài việc không ảnh hưởng nhiều đến đường huyết còn mang đến cho cơ thể một số lợi ích khác. Đặc biệt, những bệnh nhân tiểu đường có triệu chứng hạ đường huyết có thể xử trí bằng 1 ly nước cam và giúp đường huyết ổn định sau khoảng 20 phút.

Nhiều người quan tâm vấn đề tiểu đường có uống được nước cam không ?
Nhiều người quan tâm vấn đề tiểu đường có uống được nước cam không ?

Vì vậy, với câu hỏi tiểu đường uống nước cam được không thì chắc chắn là có. Lưu ý chỉ uống cam với một lượng hợp lý, điều độ và ưu tiên lựa chọn những giống cam có lượng đường phù hợp cho bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên bệnh nhân tiểu đường nên ăn quả cam tươi hơn là uống nước cam vì khi ép thành nước sẽ làm mất đi hàm lượng chất xơ lành mạnh trong khi nồng độ đường lại tăng lên. Hàm lượng chất xơ khi ăn cam tươi góp phần quan trọng trong việc làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu và hạn chế tăng đường huyết sau ăn. Trong khi quả cam chứa 1.8g chất xơ thì liều lượng trong 100g nước ép cam chỉ có 0.2g chất xơ. Bên cạnh đó, bệnh nhân thắc mắc bệnh tiểu đường có uống được nước cam không cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người tiểu đường chỉ được uống 1-2 ly nước cam mỗi ngày;
  • Không cho thêm đường vào nước ép cam vì lượng carbs trong 1 ly nước cam đã đủ.
Biết được tiểu đường có uống được nước cam không sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn thích hợp
Biết được tiểu đường có uống được nước cam không sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn thích hợp

2. Một số lợi ích của quả cam với người tiểu đường

Nhiều bệnh nhân thắc mắc tiểu đường uống nước cam có tốt không? Ngoài tác dụng gây tăng đường huyết thì việc ăn cam hay uống nước cam có thể mang lại một số tác động tích cực đến sức khỏe. Những tác động này phụ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng trong quả cam, cụ thể 100g cung cấp hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 52 calo;
  • Vitamin C: 59.1mg với công dụng hạn chế tăng đường huyết;
  • Canxi: 43mg có công dụng hạn chế loãng xương ở người bệnh tiểu đường;
  • Chất xơ: 1.8g hỗ trợ kiểm soát nồng độ đường trong máu;
  • Folate : 25µg có công dụng cải thiện tình trạng đề kháng insulin và kiểm soát đường huyết;
  • Kali: 166mg;
  • Vitamin B6: 0.079mg;
  • Beta-caroten : 33μg.

Với thành phần dinh dưỡng như trên, tiêu thụ cam mang đến một số lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường như sau:

2.1. Cung cấp chất xơ

Trong 1 quả cam trung bình chứa khoảng 4g chất xơ với công dụng làm giảm đường máu. Theo các nghiên cứu lâm sàng ở bệnh nhân tiểu đường type 2, chất xơ có khả năng làm giảm đường huyết đói và chỉ số HbA1C.

2.2. Cung cấp vitamin và khoáng chất

Bên cạnh chất xơ, quả cam còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, cụ thể như sau:

  • Vitamin C: Trong 1 quả cam trung bình cung cấp đến 90% giá trị vitamin C cần thiết mỗi ngày. Loại vitamin này được biết đến là một chất chống oxy hóa với khả năng chống stress cho cơ thể hiệu quả. Trong khi đó, nếu người bệnh thường xuyên căng thẳng sẽ kích thích tăng bài tiết các hormon gây tăng đường huyết và tình trạng kháng insulin. Vitamin C trong quả cam hỗ trợ cân bằng tâm lý, hạn chế mệt mỏi và qua đó giúp người bệnh tiểu đường hạn chế gia tăng đường huyết;
  • Folate: Lượng folate trong 1 quả cam cỡ trung bình tương đương 12% giá trị hàng ngày. Hoạt chất này có thể làm giảm nồng độ insulin và cải thiện tình trạng kháng insulin, qua đó hỗ trợ kiểm soát đường huyết;
  • Kali: Trong 1 quả cam cỡ trung có hàm lượng Kali tương đương 6% nhu cầu hàng ngày. Nếu nồng độ Kali quá thấp sẽ dễ dẫn đến kháng Insulin và làm tăng đường huyết nên tiêu thụ quả cam là một giải pháp bổ sung Kali cần thiết cho người bệnh tiểu đường.

2.3. Cung cấp chất chống oxy hóa

Trong cam có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, cụ thể như sau:

  • Flavonoid: Lượng Flavonoid trong cam được đánh giá là rất dồi dào, qua đó hỗ trợ giảm căng thẳng, kháng viêm và tăng độ nhạy cảm của insulin;
  • Anthocyanins: Ngoài Flavonoid thì cam còn chứa một chất chống oxy hóa hiệu quả khác là Anthocyanins. Hợp chất này có công dụng chống stress và hạn chế hình thành các biến chứng tiểu đường như bệnh lý tim mạch, đồng thời chống viêm rất hiệu quả.

3. Một số lưu ý khi người bệnh tiểu đường dùng cam

Bên cạnh vấn đề bệnh tiểu đường có uống được nước cam không, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Theo các nghiên cứu, để đáp ứng nhu cầu cơ bản về Vitamin C và hạn chế lượng lượng carbs nạp vào quá mức thì bệnh nhân tiểu đường chỉ ăn tối đa 3 quả cam mỗi ngày hoặc uống khoảng 120ml nước ép cam;
  • Thời điểm ăn cam hay uống nước cam: Nên uống khi người bệnh không có cảm giác no hoặc đói, thích hợp nhất là sau 2 giờ sau mỗi bữa ăn;
  • Người bệnh tiểu đường tránh ăn cam trong những trường hợp sau:
    • Không uống sữa gần lúc ăn cam vì sữa chứa lượng lớn Protein trong khi cam có lượng lớn acid tartaric và Vitamin C, qua đó khiến protein trong sữa bị vón cục và gây triệu chứng chướng bụng, khó tiêu. Theo bác sĩ, khoảng thời gian để sử dụng 2 loại đồ uống này nên cách nhau tối thiểu 1 giờ;
    • Không ăn cam cùng với củ cải: vì trong quá trình tiêu hóa củ cải, sulfate sẽ được tạo ra và hình thành acid thioxianic, đây là một chất kìm hãm sự phát triển của tuyến giáp. Trong cam lại chứa flavonoid, khi tiêu hóa sẽ tạo ra acid hydroxy và acid ferulic, 2 loại acid này khi gặp acid thioxianic trong củ cải sẽ gây ức chế lẫn nhau và có thể khiến bệnh nhân tiểu đường tăng nguy cơ bị bướu cổ.

Vậy là thắc mắc tiểu đường có uống được nước cam không đã có đáp án trả lời. Ngoài chế độ dinh dưỡng thì người bệnh cũng cần xây dựng kế hoạch quản trị cân nặng, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.  Trong trường hợp đã áp dụng nhiều cách giảm cân nhưng đều thất bại thì bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Kết hợp với đó là các bài tập giúp đốt cháy và đào thải mỡ thừa ra bên ngoài. Với liệu pháp tiêu hao năng lượng thì người bệnh tiểu đường sẽ không cần ăn kiêng quá khắt khe mà chỉ cần ăn uống theo thực đơn dinh dưỡng được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được thăm khám sức khỏe và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể trước khi bước vào liệu trình. Trước - trong và sau quá trình thực hiện bạn đều được bác sĩ và các nhân viên y tế theo sát nên đảm bảo an toàn, tránh tỷ lệ tái béo phì và gây ra biến chứng bệnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm để không bị tăng cân?

Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm để không bị tăng cân?

Lượng cơm cho người tiểu đường nên là bao nhiêu để không tăng cân, tăng đường huyết?

Lượng cơm cho người tiểu đường nên là bao nhiêu để không tăng cân, tăng đường huyết?

Người tiểu đường có ăn được rau muống không và có giúp giảm cân không?

Người tiểu đường có ăn được rau muống không và có giúp giảm cân không?

Người bị tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Người bị tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Thực đơn giảm cân cho người tiểu đường

Thực đơn giảm cân cho người tiểu đường

38

Bài viết hữu ích?