Zalo

Khi nào cần tầm soát bệnh đái tháo đường?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính thường gặp và tỉ lệ ngày càng tăng cao trên thế giới. Bệnh nếu không được phát hiện và kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh. Do đó, người có nguy cơ cần tầm soát bệnh đái tháo đường sớm và thường xuyên để có thể phòng ngừa, điều trị một cách 1 nhất.

1. Tìm hiểu bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (hay còn được gọi là bệnh tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp hiện nay. Người mắc bệnh đái tháo đường sẽ có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường do tuyến tụy tiết ra không đủ lượng hay giảm tác dụng của hormone Insulin (là một loại hormone quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu). 

Đường máu tăng cao kéo dài ảnh hưởng đến rối loạn chuyển hóa đường, đạm, mỡ và gây ra nhiều tổn thương lên các cơ quan khác đặc biệt là ở tim, mạch máu, thận, mắt và thần kinh.

Đái tháo đường gồm 2 loại: 

  • Đái tháo đường type 1: Do sự thiếu hụt hormone Insulin trong cơ thể.
  • Đái tháo đường type 2: Do sự giảm tác dụng của hormone Insulin.
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính thường gặp
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính thường gặp

2. Các biến chứng đái tháo đường thường gặp

Bệnh đái tháo đường tiến triển dần theo thời gian, nếu không được kiểm soát có thể gây nên nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính nguy hiểm, bao gồm:

  • Biến chứng cấp tính: Hạ đường huyết, hôn mê…Các biến chứng này thường xảy ra đột ngột và có thể để lại những tổn thương nguy hiểm và thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không xử trí kịp thời và hiệu quả.
  •  Biến chứng mạn tính: Bệnh về mắt (giảm thị lực, bong võng mạc, đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp…), suy thận, xơ vữa động mạch, đột quỵ, tổn thương thần kinh (dị cảm, mất cảm giác ở tay chân, liệt…), bàn chân đái tháo đường…Các biến chứng này thường tiến triển âm thầm cho đến khi tổn thương trở nên nặng nề, gây khó khăn trong điều trị và có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc cho người bệnh.

Những biến chứng bệnh đái tháo đường nguy hiểm phần lớn là hậu quả của việc đường huyết cao không kiểm soát. Vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ về bệnh, áp dụng chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý, dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ và tái khám thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng.

3. Khi nào nên tầm soát đái tháo đường?

Các triệu chứng đái tháo đường thường mờ nhạt và khó nhận biết, đặc biệt đối với đái tháo đường type 2. Do đó, một số bệnh nhân thường không phát hiện ra cho đến khi gặp những biến chứng nghiêm trọng do căn bệnh này gây ra. Vì vậy, đối với người trưởng thành tuy chưa có triệu chứng nào nhưng vẫn cần kiểm tra, tầm soát đái tháo đường khi nằm trong các trường hợp sau:

  • Người thừa cân hoặc béo phì.
  • Có người thân trong gia đình ( bố mẹ, anh chị em ruột, con ruột) mắc bệnh đái tháo đường.
  • Người có tiền sử mắc bệnh lý về rối loạn chuyển hoá đường như: Suy giảm dung nạp glucose…
  • Đã từng mắc các bệnh sau: Nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực ổn định và không ổn định, đột quỵ não và xơ vữa động mạch,...
  • Mắc bệnh rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp.
  • Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Những người ít hoạt động thể lực.
  • Người có các triệu chứng đái tháo đường: Uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều,… hay xuất hiện dấu gai đen trên cơ thể.
  • Đối với phụ nữ nếu đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ hoặc có tiền sử sinh con nặng hơn 4kg cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm kiểm tra ít nhất mỗi 3 năm.
  • Tất cả mọi người từ 45 tuổi trở lên cần tầm soát đái tháo đường mỗi 3 năm.
Tầm soát đái tháo đường để có phương án điều trị kịp thời các biến chứng
Tầm soát đái tháo đường để có phương án điều trị kịp thời các biến chứng

4. Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả

Phòng ngừa bệnh đái tháo đường (diabetes) là 1 phần quan trọng để duy trì sức khỏe và tránh nguy cơ bị mắc bệnh. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh: Sự thừa cân hoặc béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2. Cố gắng duy trì trọng lượng ở mức lành mạnh thông qua chế độ ăn uống cân đối và lối sống hoạt động vận động.
  • Thực hiện vận động đều đặn: Hoạt động thể chất đều đặn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường khả năng sử dụng đường trong cơ thể và giảm nguy cơ đái tháo đường. Hãy dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho hoạt động vận động mức độ trung bình.
  • Ăn uống lành mạnh: Hãy tập trung vào chế độ ăn uống giàu rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm ít chất béo và thấp đường. Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh và thức uống có nhiều đường.
  • Kiểm soát cân đối và giám sát đường huyết: Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, theo dõi đường huyết thường xuyên và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế tiêu thụ cồn và hút thuốc: Cồn và thuốc lá có thể tăng nguy cơ đái tháo đường, nên hạn chế hoặc ngừng sử dụng chúng.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến cường độ đái tháo đường. Hãy thử các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga, và thể dục.
  • Sở thích kiểm tra sức khỏe định kỳ: Điều này giúp theo dõi sự thay đổi trong cơ thể và phát hiện sớm những dấu hiệu của đái tháo đường.
  • Hậu sản của bệnh: Nếu bạn đã bị đái tháo đường trong quá khứ hoặc có nguy cơ gia đình, theo dõi sức khỏe của mình và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Nhớ rằng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là quá trình dài hạn và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Hãy tư duy về việc chăm sóc sức khỏe và làm những thay đổi dựa trên lối sống một bước một lần để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Nguồn tham khảo: 

  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái Tháo Đường type 2, 2020. Bộ Y Tế 
  • Diabetes Complication. WebMD
  • How Does Diabetes Affect Your Body?. WebMD
  • Type 2 Diabetes Screening. WebMD
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bệnh rối loạn chuyển hóa đường là gì và tác động của nó tới sức khỏe?

Bệnh rối loạn chuyển hóa đường là gì và tác động của nó tới sức khỏe?

Làm thế nào để giảm mức insulin của bạn để kiểm soát sức khỏe?

Làm thế nào để giảm mức insulin của bạn để kiểm soát sức khỏe?

Vì sao người bị tiểu đường khó giảm cân?

Vì sao người bị tiểu đường khó giảm cân?

Cách nào tăng cơ cho người tiểu đường?

Cách nào tăng cơ cho người tiểu đường?

Dùng thuốc tiểu đường gây tăng cân không? Làm sao để giảm cân?

Dùng thuốc tiểu đường gây tăng cân không? Làm sao để giảm cân?

8

Bài viết hữu ích?