Zalo

Có phải 90% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bị béo phì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hiện nay, béo phì đã và đang là 1 trong những vấn đề ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê tại Anh, có đến 90% người bệnh đái tháo đường type 2 có thể trạng thừa cân hoặc béo phì. Điều này khiến chúng ta đặt ra câu hỏi liệu có phải béo phì gây tiểu đường loại 2 hay không? Tiểu đường và béo phì có mối liên quan với nhau như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn tất cả những thắc mắc trên.

1. Thực trạng béo phì hiện nay

Béo phì là một trong những vấn đề sức khỏe phức tạp ảnh hưởng lớn đến hàng triệu người Mỹ. Theo thống kê tại “xứ sở cờ hoa”, có đến ⅔ người lớn và ⅓ trẻ em nước này bị thừa cân hoặc béo phì. Tình trạng béo phì đang có xu hướng gia tăng trong vài thập kỷ qua bất chấp những nỗ lực phòng ngừa và tuyên truyền sức khỏe trong cộng đồng. 

Đáng lo ngại hơn, béo phì và thừa cân được coi là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có đái tháo đường type 2. Theo thống kê, gần 80 - 90% bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể trạng thừa cân hoặc béo phì. Đây là tình trạng đáng báo động trong xã hội bởi căn bệnh này không chỉ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, mà còn là gánh nặng không nhỏ đối với bản thân người bệnh, gia đình, cộng đồng và hệ thống y tế. Tại Hoa Kỳ, ước tính trong năm 2012, tổng chi phí y tế trực tiếp và gián tiếp cho bệnh đái tháo đường lên tới xấp xỉ 245 dola (khoảng 6 tỷ đồng). 

Béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý nghiêm trọng

2. Có phải béo phì gây tiểu đường type 2? 

Đái tháo đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi sự tăng glucose huyết mạn tính. Tình trạng này có thể là do khiếm khuyết trong việc tiết insulin của tế bào beta tụy, suy giảm tác động của insulin, hoặc cả 2. Tăng tiết glucose huyết mạn tính trong thời gian dài sẽ gây nên rối loạn chuyển hóa carbohydrate, lipid, protid, gây tổn thương nhiều cơ quan, đặc biệt là tim, mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh. 

Đái tháo đường được chia thành 4 loại chính, bao gồm:

  • Đái tháo đường type 1: Bệnh nhân thiếu insulin tuyệt đối do tế bào beta tụy bị phá hủy hoàn toàn.
  • Đái tháo đường type 2: Do suy giảm chức năng tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ, không kèm theo bằng chứng về đái tháo đường type 1 và 2 trước đó. 
  • Đái tháo đường do nguyên nhân khác: Sử dụng thuốc, hóa chất, điều trị cấy ghép mô,...

Trong 4 loại này, đái tháo đường type 2 là dạng phổ biến nhất, chiếm tới 90 - 95% trường hợp đái tháo đường. Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2, bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì (có chỉ số BMI > 23kg/m2). 
  • Có người thân đời thứ nhất (bố, mẹ, anh chị em ruột, con đẻ) mắc tiểu đường.
  • Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
  • Tăng huyết áp (HA ≥ 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị THA).
  • HDL cholesterol < 35 mg/dL (0,9mmol/L) và/hoặc triglyceride >250mg/dL (2,8mmol/L).
  • Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Ít hoạt động thể lực.
  • Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin (như dấu gai đen: acanthosis nigricans). 

Do đó, thừa cân hoặc béo phì không được coi là nguyên nhân tiểu đường type 2 mà chỉ là yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, có đến 90% người mắc đái tháo đường type 2 bị thừa cân hoặc béo phì nên đây là yếu tố quan trọng trong việc tầm soát cũng như điều trị đái tháo đường hiện nay. 

Giải thích cho mối liên quan giữa tiểu đường và béo phì, các chuyên gia y tế cho rằng, béo phì (nhất là béo phì vùng bụng) làm tăng acid béo trong máu. Đồng thời, mô mỡ cũng tiết ra một số hormone giảm tác dụng của insulin ở các cơ quan đích như gan, tế bào mỡ, tế bào cơ. Điều này dẫn đến tình trạng đề kháng insulin tại cơ quan đích. Nếu kéo dài, tế bào beta tụy dần không tiết đủ insulin cho cơ thể, tạo điều kiện cho đái tháo đường type 2 xuất hiện. 

Béo phì làm giảm tác động của insulin đến cơ quan đích

3. Kiểm soát cân nặng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 bị thừa cân, béo phì 

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể điều chỉnh lối sống để kiểm soát cân nặng của mình theo các cách dưới đây: 

3.1. Hoạt động thể lực

Tăng cường hoạt động thể lực giúp cải thiện đường huyết, kiểm soát cân nặng và giảm thiểu nguy cơ biến chứng tim mạch ở các bệnh nhân tiểu đường type 2. Nhiều nghiên cứu cho thấy, kết hợp luyện tập thể lực với can thiệp dinh dưỡng đem lại hiệu quả giảm HbA1c tốt hơn. 

Người bệnh nên chọn hình thức hoạt động thể lực phù hợp sức khỏe và có thể duy trì lâu dài (tối thiểu 5 ngày mỗi tuần). Đi bộ là bài tập thuận tiện thời gian và tiết kiệm chi phí mà người bệnh có thể tham khảo. Người bệnh nên đi bộ 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không được ngưng tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2 - 3 lần (nâng tạ, kéo dây thun). 

Nếu không thể tập thể dục trong thời gian dài, bệnh nhân có thể chia nhỏ thời gian tập trong ngày. Ví dụ đi bộ 10 - 15 phút sau ba bữa ăn. Ngoài ra, một số hoạt động tăng tiêu thụ năng lượng có lợi cho kiểm soát tiểu đường như làm vườn, leo cầu thang, lau nhà,...Người bệnh cần tránh ngồi lâu, tốt nhất nên đứng dậy đi lại sau mỗi 20 - 30 phút. 

Đi bộ là bài tập thể lực đơn giản và tiết kiệm mà người bệnh tiểu đường có thể áp dụng

3.2. Chế độ dinh dưỡng 

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 bị thừa cân, béo phì cần đặt mục tiêu giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể trong 3 - 6 tháng. Để làm được điều này, khẩu phần ăn mỗi ngày cần giảm từ 250 - 500 calo theo từng giai đoạn, tuyệt đối không giảm đột ngột. Dưới đây là một vài lưu ý trong chế độ ăn mà người tiểu đường type 2 béo phì cần quan tâm:

Nguồn cung cấp năng lượngNguồn gốcNhu cầu của người béo phì mắc tiểu đường type 2Khuyến cáo chế độ ăn
Glucid- Ngũ cốc, gạo, bún, phở, ngô, bánh mỳ- Khoai củ: khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, dong,....- Hoa quả: chuối tiêu, lê, nho, mận,...- Lượng glucid chiếm 50 - 60% tổng năng lượng- Tối thiểu 130 gram glucid/ngày. - Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ: rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, khoai củ, bánh mỳ đen, hoa quả). - Hạn chế thức ăn nhiều đường (bánh kẹo, mứt sấy khô, mật ong, hoa quả ngọt,...)
Chất béo- Chất béo động vật (chất béo bão hòa): Thịt mỡ, mỡ cá, bơ, sữa, phomat, lòng đỏ trứng gà - Chất béo thực vật (chất béo không bão hòa): dầu thực vật, lạc, vừng, đậu tương, hạt dẻ, socola. - Lượng chất béo chiếm 20 - 25% tổng năng lượng- Chất béo bão hòa nên dưới 10% tổng năng lượng- Tối đa 300 mg cholesterol/ngày. - Chọn thực phẩm có ít chất béo bão hòa: Cá, thịt nạc, đậu phụ, lạc, vừng- Tránh ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, thức ăn chiên rán kỹ. - Chọn dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật- Không sử dụng lại dầu đã qua chế biến ở nhiệt độ cao (chiên, xào) 
Protein- Protein động vật: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, ốc, hến,...- Protein thực vật: Đậu đỗ, lạc, vừng, gạo,...- Protein chiếm 15 - 20% tổng năng lượng- Mức protein khuyến cáo 1 - 1,2 gram/kg cân nặng/ngày. Bệnh nhân có bệnh lý về thận là 0,8 gram/kg cân nặng/ngày- Tăng cường tiêu thụ protein từ cá và hải sản- Ăn thịt bò, lợn ít mỡ, ăn thịt gia cầm bỏ da. - Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol: nội tạng động vật, chocolate,...- Có thể ăn trứng 2 - 4 quả/tuần, ăn cả lòng đỏ và trắng. 
Chất xơCó nhiều trong các phần như vỏ, dây, lá, hạt,… của cây lấy quả, rau xanh và ngũ cốc.20 - 30 gram/ngàyKhuyến khích ăn nhiều chất xơ vì chất xơ giúp làm chậm tốc độ tiêu hóa, từ đó hỗ trợ giải phóng từ từ glucose vào máu. 
Vi chất dinh dưỡng (vitamin + muối khoáng) - Rau và trái cây- Trái cây là nguồn cung cấp vitamin chính- Nhu cầu giống người bình thường- Ưu tiên vi chất có trong tự nhiên- Ăn trái cây nguyên múi, không ép nước vì dễ làm mất chất xơ - Không ăn hoa quả quá 20% mức năng lượng hàng ngày- Chọn trái cây có GI thấp: ổi, lê, táo, cam- Ăn vừa phải trái cây có GI trung bình: chuối, đu đủ- Hạn chế ăn trái cây có GI cao: dưa hấu, vải, nhãn, xoài

Ngoài ra, người bệnh nên ăn nhạt tương đối, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn (dưa muối, mì tôm, xúc xích,...). Bệnh nhân không được uống quá 1 - 2 đơn vị rượu (tương đương 120ml rượu vang, 300ml bia, 30ml rượu mạnh). Chỉ sử dụng các loại nước ngọt, nước giải khát có gas không hoặc ít đường. Bệnh nhân đã và đang bị tăng huyết áp hoặc suy thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. 

Người bệnh cần duy trì 3 bữa ăn chính trong ngày. Bữa phụ cần cá nhân hóa và chỉ nên chiếm 10 - 15% tổng năng lượng trong ngày. Thời điểm ăn bữa phụ có thể là cuối buổi chiều, trước khi đi ngủ (nếu có nguy cơ hạ đường huyết), trước khi tập luyện cường độ cao. Ưu tiên các sản phẩm dành cho bệnh nhân đái tháo đường như bánh, sữa, ngũ cốc, nên ăn nhiều chất xơ, ít bột đường. 

Bữa ăn của người đái tháo đường đòi hỏi cần kiểm soát khá nghiêm ngặt

Bài viết trên đây đã làm rõ mối quan hệ giữa tiểu đường và béo phì. Đồng thời, đề xuất những biện pháp kiểm soát cân nặng cho bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể trạng thừa cân, béo phì áp dụng. Kiểm soát tốt cân nặng không chỉ giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm, mà còn góp phần cải thiện hiệu quả điều trị đái tháo đường cho bệnh nhân. 

Ngoài các phương pháp giảm cân tự nhiên tuy hiệu quả nhưng tiến trình chậm, bạn còn có thể cân nhắc áp dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để tối ưu hóa việc đốt cháy mỡ trong cơ thể. Phương pháp này đã được tin tưởng và áp dụng rộng rãi bởi nhiều người trên thế giới, bao gồm cả doanh nhân và nghệ sĩ nổi tiếng. Đây là phương pháp giảm cân dựa trên nền tảng khoa học tiên tiến, hoạt động bằng cách truyền vào cơ thể các chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất cần thiết. Bằng cách này, phương pháp này có khả năng kích thích quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, an toàn mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc, hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách giảm mỡ, giảm béo phù hợp với mục tiêu và thể trạng sức khỏe của mình nhé. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
15 phút giảm mỡ bụng cho người bận rộn

15 phút giảm mỡ bụng cho người bận rộn

Tham khảo thực đơn giảm cân của Rosé (Blackpink)

Tham khảo thực đơn giảm cân của Rosé (Blackpink)

Cách giảm mỡ bụng và mỡ 2 bên hông

Cách giảm mỡ bụng và mỡ 2 bên hông

Làm thế nào để giảm béo an toàn?

Làm thế nào để giảm béo an toàn?

Hướng dẫn cách làm giảm mỡ bụng trong 1 tuần

Hướng dẫn cách làm giảm mỡ bụng trong 1 tuần

19

Bài viết hữu ích?