Zalo

Người béo bị mỡ máu có ăn được trứng gà không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trứng là một trong những loại thực phẩm được sử dụng nhiều nhất trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Không những ngon miệng mà trứng còn có nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng việc tiêu thụ trứng, đặc biệt là trứng gà có thể làm tăng Cholesterol máu. Vậy người bị máu nhiễm mỡ có ăn được trứng gà không?

1. Thành phần và tác dụng của trứng

Ngày nay, trứng đã trở thành một phần quan trọng trong chế độ ăn kiêng trên khắp thế giới. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 quả trứng luộc loại lớn (50 gram) cung cấp năng lượng khoảng 77,5 Kcal, protein (6,29 gram), chất béo (5,3 gram), cholesterol (186 mgram). Nó cũng chứa các Vitamin như cobalamin, Vitamin D, Vitamin A và Vitamin B6…. Trong số các khoáng chất, trứng có thể cung cấp canxi, phốt pho, kali, sắt và natri…

Có hai phần thiết yếu của một quả trứng là lòng trắng và lòng đỏ. Lòng đỏ lơ lửng trong albumin và chứa khoảng 80% lượng calo và hầu hết tất cả các chất béo có trong trứng. Bên cạnh đó lòng đỏ cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trong khi, lòng trắng trứng chủ yếu chứa nước và protein.

Những lợi ích phổ biến nhất của trứng bao gồm khả năng giúp tăng trưởng và phát triển, hỗ trợ giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch…

  • Giảm cân: Vì trứng chứa rất nhiều protein quan trọng mà cơ thể chúng ta cần cho sự phát triển, nên cũng có xu hướng trở thành một dạng thức ăn giúp làm tăng cảm giác no. Ăn trứng là một cách tuyệt vời để có được cảm giác no mà không cần tiêu thụ quá nhiều calo, đây là một cách tuyệt vời để giảm cân.
Bị mỡ máu có ăn được trứng gà không là thắc mắc của nhiều người 
  • Sức khỏe tim mạch: Mặc dù đã có những lời chỉ trích về mối nguy hiểm tiềm tàng của trứng đối với sức khỏe tim mạch, đặc biệt là do hàm lượng cholesterol cao trong lòng đỏ trứng. Hầu hết các nghiên cứu hiện nay đã cho thấy trứng có tác dụng bảo vệ cải thiện sức khỏe tim mạch và chống đột quỵ thông qua việc tăng nồng độ HDL - cholesterol (mỡ tốt), đồng thời hỗ trợ loại bỏ LDL - cholesterol (mỡ xấu) trong cơ thể. Điều này giúp tránh xơ vữa động mạch, nguy cơ hình thành cục máu đông, đột quỵ, đau tim và các tình trạng tim mạch nghiêm trọng khác.
  • Tăng trưởng và phát triển: Có một lý do giải thích tại sao trứng là một loại lương thực quan trọng trong những năm tháng đầu đầu đời của mỗi người. Nồng độ cao protein, cũng như các vitamin thiết yếu khác, có thể giúp cơ thể chúng ta phát triển ở tốc độ bình thường và nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển đúng cách. Protein cần thiết cho quá trình tạo tế bào ở mọi cơ quan trong cơ thể chúng ta từ tóc, mạch máu và xương…
  • Cải thiện chức năng thần kinh: Một trong những lợi ích ít được biết đến của trứng là tác động đối với sức khỏe nhận thức, chủ yếu là do hàm lượng choline cao. Choline là một chất dinh dưỡng ít được biết đến giúp tạo ra các dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não. Ước tính khoảng 90% dân số nhận được ít choline hơn nhu cầu cơ thể.
  • Hoạt động chống oxy hóa: Nhiều người không biết được rằng trứng có chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau, bao gồm Vitamin A, lutein và zeaxanthin. Vitamin A hoạt động như một chất chống oxy hóa ở một số vùng trong cơ thể nhưng hoạt động đặc biệt tốt với lutein và zeaxanthin trong mắt để bảo vệ chống thoái hóa điểm vàng và sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể.

2. Người mắc bệnh mỡ máu có ăn được trứng không?

Mỡ máu bao gồm rất nhiều thành phần, trong đó phải kể đến Cholesterol, triglyceride và các axit béo tự do. Cholesterol có những loại chính như Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) thường được gọi là cholesterol "xấu" và Lipoprotein mật độ cao (HDL), hay cholesterol "tốt", vận chuyển cholesterol đến gan để có thể được thải ra khỏi cơ thể. 

Trứng, đặc biệt là trứng gà là một nguyên liệu của nhiều bữa ăn ngon miệng. Tuy nhiên, trứng bị nhiều người coi là không tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều cholesterol trong lòng đỏ. Do vậy có nhiều thắc mắc được đưa ra rằng người bị mỡ máu có ăn được trứng gà không hay việc bị mỡ máu có nên ăn trứng gà không. Câu trả lời là có, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo những người bị mỡ máu cao nên tiêu thụ trứng ở một mức độ phù hợp.

Câu trả lời cho câu hỏi mỡ máu có ăn được trứng gà không là có 

Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, việc tiêu thụ trứng ở hàm lượng cho phép hầu như không ảnh hưởng đáng kể đến lượng Cholesterol nói riêng và mỡ trong máu nói chung. Trên thực tế, một quả trứng gà luộc thông thường chứa khoảng 212 mg Cholesterol. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải tất cả các loại thực phẩm giàu cholesterol như trứng, khi ăn vào đều làm tăng lượng cholesterol trong máu. Gan của chúng ta cũng sản xuất cholesterol mỗi ngày. Khi bạn nhận được nhiều cholesterol từ việc ăn trứng, gan của bạn sẽ tự điều chỉnh để giảm sản xuất cholesterol hơn.

Trong các nghiên cứu được được công bố vào năm 2018 trên tạp chí Chất dinh dưỡng của Mỹ, lượng trứng tiêu thụ hàng ngày chỉ có tác động tối thiểu đến lượng cholesterol đối với đa số người dân (khoảng 2/3 dân số). Những người bị mỡ máu cao khi ăn lượng trứng phù hợp chỉ làm tăng một lượng nhỏ cholesterol toàn phần trong cơ thể họ và điều này cũng được chứng minh là không gây hại đáng kể cho sức khỏe. 

Trên thực tế, chất béo bão hòa có trong những loại thực phẩm ăn cùng trứng như bơ, thịt đỏ và một số loại dầu được cho là thủ phạm làm tăng cholesterol. Đồng thời, những người có một số yếu tố nguy cơ như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim có thể nhạy cảm hơn với tác động của cholesterol trong chế độ ăn uống. Do vậy, thay vì chỉ tập trung vào việc bị mỡ máu ăn trứng được không, các chuyên gia thường khuyến cáo bạn nên tập trung vào một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể để quản lý mỡ máu.

3. Người bị mỡ máu nên ăn trứng như thế nào?

Những thông tin trên đã giải đáp về câu hỏi người bị máu nhiễm mỡ có ăn được trứng gà không. Vậy những đối tượng này cần sử dụng trứng như thế nào để vừa hiệu quả vừa đảm bảo tính an toàn. Dưới đây là một số lời khuyên cho việc sử dụng trứng ở người bị mỡ máu cao:

3.1. Sử dụng lòng trắng trứng

Hầu hết cholesterol trong trứng được chứa trong lòng đỏ. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn việc bị mỡ máu có nên ăn trứng gà không, các chuyên gia thường khuyên bạn nên ăn lòng trắng trứng thay vì cả quả trứng để tránh việc dung nạp lượng cholesterol này.

3.2. Lượng trứng được phép tiêu thụ

Theo nhiều nghiên cứu thì hàm lượng cholesterol trong 1 quả trứng mỗi ngày là an toàn cho một người có sức khỏe bình thường. Nghĩa là một người có thể tiêu thụ 1 quả trứng mỗi ngày và từ 6 - 7 quả trứng một tuần.

Người béo phì có thể ăn khoảng 4 - 5 quả trứng 1 tuần, trong khi đó những người bị mỡ máu cao chỉ nên tiêu thụ khoảng 3 - 4 quả trứng mỗi tuần. Những người bị tiểu đường kèm theo mỡ máu cao nên ăn ít hơn 3 quả trứng 1 tuần hoặc chỉ nên ăn lòng trắng trứng.

3.3. Những đối tượng cần cảnh giác khi tiêu thụ trứng

Những trường hợp dưới đây cần cảnh giác khi sử dụng trứng trong bữa ăn hằng ngày:

  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
  • Người đang bị sốt hoặc đang bị tiêu chảy
  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh sỏi mật
  • Những người có cơ địa dị ứng với trứng
  • Bệnh nhân suy giảm chất năng gan nặng, viêm gan hoặc gan nhiễm mỡ nặng.
  • Người có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng.

3.4. Phối hợp với các thực phẩm lành mạnh

Việc ăn trứng đơn thuần đôi khi không mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe. Đặc biệt ở những người có tình trạng mỡ máu cao, việc phối hợp giữa trứng và các loại thực phẩm khác có thiểu đem lại hiệu quả cao hơn. Bạn có thể kết hợp trứng với các loại rau xanh, dầu thực vật như dầu ngô, dầu mè, hoặc ăn kèm với các loại cá béo… Tránh sử dụng các thực phẩm có thể làm tăng mỡ máu như mỡ động vật, thịt đỏ, nội tạng động vật, chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều mỡ…

Ngoài ra, còn một số lưu ý khác như:

  • Người bị mỡ máu cao nên ăn trứng đã được nấu chín kỹ. Hạn chế việc ăn sống để giảm các tác dụng phụ nữ rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn…
  • Không nên uống sữa đậu nành với trứng vì trypsin trong sữa đậu nành có thể kết hợp với Protein trong trứng gây cản trở quá trình hấp thụ và phân hủy Protein trong cơ thể.
  • Không ăn trứng với các loại thực phẩm chứa tinh bột xấu bao gồm bánh ngọt, bánh mì nướng, khoa tây…
  • Người bị bệnh lý về mỡ máu nên hạn chế sử dụng trứng trong các món chiên, rán hoặc nấu trứng với quá nhiều loại gia vị hoặc dầu mỡ, chỉ nên sử dụng trứng luộc hoặc hấp.
  • Không sử dụng bột ngọt khi ăn kèm với trứng vì axit glutamic có trong bột ngọt có thể phá vỡ kết cấu của muối natri tự nhiên trong trứng làm giảm dinh dưỡng đi rất nhiều.
  • Không nên sử dụng trứng đã được nấu chính và để qua đêm.

Những người bị mỡ máu cao vẫn có thể tiêu thụ trứng, tuy nhiên cần sử dụng với lượng phù hợp. Nếu vẫn còn băn khoăn về việc sử dụng và chế biến các món ăn từ trứng, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ, để việc ăn trứng được an toàn và hiệu quả.

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, người mỡ máu cao cũng nên chủ động điều chỉnh cân nặng của mình trong trường hợp nếu bạn đang bị thừa cân béo phì. Bởi thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn đối diện với nhiều bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp và mỡ máu cao.

Truyền tiêu hao năng lượng là phương pháp giảm cân khoa học đến từ Hoa Kỳ. Với cách giảm cân chuyên sâu này người thừa cân sẽ được đưa vào cơ thể các loại vitamin, khoáng chất để thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thành các loại năng lượng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Song song với đó người thừa cân, béo phì cũng được các bác sĩ tư vấn cho một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Đảm bảo với sự kết hợp từ trong ra ngoài sẽ giúp bạn loại bỏ được các loại mỡ nội tạng, mỡ dưới da, mỡ bụng… hiệu quả. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ tình trạng mỡ máu cao cùng các bệnh lý về tim mạch.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Muốn giảm cân có nên ăn thịt bò?

Muốn giảm cân có nên ăn thịt bò?

Sau khi tập thể dục xong nên ăn gì để giảm cân?

Sau khi tập thể dục xong nên ăn gì để giảm cân?

Nên ăn low carb trong bao lâu?

Nên ăn low carb trong bao lâu?

Thực đơn giảm 4 cân trong 1 tháng

Thực đơn giảm 4 cân trong 1 tháng

Ăn hạt điều giảm cân không?

Ăn hạt điều giảm cân không?

49

Bài viết hữu ích?