Trong chuối có rất nhiều các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, chúng cũng có những vai trò rất đáng kể trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Đầu tiên là thành phần carbohydrate, 93% lượng calo trong chuối đến từ thành phần này ở 2 dạng là đường và tinh bột. Ăn một quả chuối cỡ trung bình sẽ nạp vào cơ thể khoảng 14g đường và 6g tinh bột. Như vậy có thể thấy, chuối là loại quả chứa tương đối nhiều carbohydrate, điều này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Chất xơ trong chuối giúp làm giảm lượng đường máu, một quả chuối cỡ trung bình có thể cung cấp cho cơ thể 3g chất xơ. Tất cả mọi người đều biết rằng, chất xơ rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường vì chúng giúp hạn chế nguy cơ đường huyết tăng cao đột ngột bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate, từ đó cải thiện việc kiểm soát đường huyết của cơ thể.
Bên cạnh đó, chuối cũng có một thành phần đặc biệt là tinh bột kháng. Đây là những glucose chuỗi dài, có nhiều trong chuối xanh, chuối càng chín thì thành phần tinh bột kháng càng ít. Tinh bột kháng có khả năng hoạt động tương tự như chất xơ, giúp ổn định đường máu. Ngoài ra, thành phần đặc biệt này trong chuối cũng giúp tăng cường các hoạt động của những loại vi khuẩn có lợi, từ đó đẩy mạnh quá trình trao đổi chất cũng như kiểm soát đường huyết. Tác dụng của chúng sẽ được nhìn thấy rõ ràng hơn ở những bệnh nhân tiểu đường type 2 khi giúp các tế bào tăng độ nhạy insulin và giảm viêm. Vì thế, bệnh cạnh ăn chuối, bệnh nhân tiểu đường cũng được khuyên sử dụng các thực phẩm khác để bổ sung tinh bột kháng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Không chỉ chứa nhiều tinh bột kháng hơn mà chuối xanh còn ít đường và tinh bột hơn chuối chín nên không làm tăng lượng đường trong máu mà về lâu dài có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết. Một cách để xác định ảnh hưởng của một thực phẩm có chứa carbohydrate lượng đường trong máu là xem chỉ số đường huyết của nó (Gl). Chỉ số đường huyết của thực phẩm được tính từ 0 - 100 dựa vào mức độ và tốc độ tăng lượng đường trong máu của chúng với cách phân loại như sau:
Những người mắc bệnh tiểu đường được khuyến cáo thực hiện chế độ ăn kiêng với các thực phẩm có Gl thấp, vì chúng được hấp thu chậm hơn nên không làm lượng đường trong máu tăng đột ngột. Tùy thuộc vào độ chín, chuối sẽ có chỉ số đường huyết Gl từ 42 - 62, nên có thể nói chỉ số đường huyết của chuối ở mức thấp cho đến trung bình. Điều này có nghĩa là đường trong chuối được tiêu hóa và hấp thu chậm hơn nên không gây biến động lớn cho lượng đường trong máu sau khi ăn.
Chuối giàu dinh dưỡng và những thành phần có lợi giúp kiểm soát đường huyết như vậy thì người bệnh tiểu đường ăn chuối được không? Câu trả lời là có. Như đã nói, với chỉ số đường huyết GI từ 42 - 62, thuộc nhóm các thực phẩm có GI thấp hoặc trung bình, người bệnh tiểu đường có thể ăn chuối một cách phù hợp mà không cần phải lo lắng về việc tăng cân hoặc tăng đường huyết đột ngột. Bên cạnh đó, muốn biết tiểu đường ăn chuối được không thì cũng cần phải quan tâm đến kích thước của quả chuối, vì chúng cũng sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng đường mà cơ thể nạp vào. Hàm lượng đường và tinh bột mà quả chuối cung cấp sẽ tỷ lệ thuận với kích thước của nó.
Lượng carbohydrate mà mỗi quả chuối cung cấp sẽ tương ứng với kích thước của quả chuối như sau:
Tải lượng đường huyết là hiệu ứng giữa kích thước với lượng đường huyết của thực phẩm. Tải lượng đường huyết là tích giữa chỉ số đường huyết (Gl) với lượng carbohydrate có trong một khẩu phần và chia cho 100. Chỉ số này được đánh giá như sau:
Nếu như lấy mức Gl của quả chuối chín hoàn toàn là 62, thì tải lượng đường huyết của chúng sẽ dao động từ 11 cho đến 22, nên có thể xem chuối là thực phẩm có tải lượng trung bình.
Tiểu đường ăn chuối sấy được không? Chuối là một trong những loại trái cây rất giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải người bệnh tiểu đường nào cũng biết cách ăn chuối để tận dụng tối đa những lợi ích của chúng.
Liều lượng: Bổ sung 1 – 2 quả chuối hàng ngày vào thực đơn dinh dưỡng là mức phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường, ăn quá nhiều sẽ gây tăng đường huyết quá mức.
Thời điểm: Nên ăn chuối cách xa các bữa ăn chính khoảng 2 tiếng để không làm hàm lượng carb tổng thể tăng cao sau bữa ăn, gây tăng đường huyết. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn nhiều chuối cùng lúc mà hãy chia nhỏ lượng chuối ăn trong ngày giúp duy trì đường máu ổn định.
Chú ý đến lượng carbs: chuối là thực phẩm chứa lượng carbs khá lớn nên khi kết hợp với thức ăn nhiều carbs khác sẽ làm hàm lượng tổng thể tăng cao hơn. Vì thế, người bệnh tiểu đường cần chú ý để cân đối lượng carbs từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau mà không làm tăng đường máu quá mức.
Ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm: Nên ăn chuối cùng với các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, óc chó, hạt hướng dương, sữa chua hoặc bơ… giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbs, giảm cảm giác thèm ăn cũng như ổn định đường huyết. Không nên ăn chuối với những loại hoa quả ngọt khác hay các loại bánh ngọt để tránh làm đường huyết tăng cao quá mức sau ăn.
Bạn cũng cần chú ý vấn đề tiểu đường ăn chuối sấy được không? Chuối sấy không được khuyến khích ở bệnh nhân tiểu đường vì sau khi trải qua quá trình chế biến, chỉ số đường huyết cao hơn cũng như tải lượng đường huyết nhiều hơn làm khó có thể kiểm soát hàm lượng đường trong máu của người bệnh. Bạn cũng không nên thay việc ăn chuối tươi bằng các loại sinh tố chuối vì chúng chứa hàm lượng đường cao sẽ ảnh hưởng đến tình trạng của người bệnh.
Sau khi đã biết được người bệnh tiểu đường ăn chuối được không hay ăn thế nào cho đúng thì người bệnh cũng cần quan tâm đến vấn đề lựa chọn chuối. Chẳng hạn như tiểu đường có ăn được chuối sáp không hoặc ăn chuối gì để vừa hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vừa đáp ứng nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao sức khỏe. Để chọn chuối an toàn, người tiểu đường nên nắm rõ một số nguyên tắc sau đây:
Chọn chuối theo độ chín: Chuối chín vừa hoặc chuối xanh là sự lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường bởi:
Chọn chuối theo kích thước: Như đã nói kích thước quả chuối ảnh hưởng đến lượng carbs có trong nó, vì thế, lựa chọn quả chuối kích thước nhỏ sẽ giúp hạn chế dung nạp lượng carbs ít hơn. Giờ bạn đã biết, chuối là thực phẩm giàu dinh dưỡng và cũng rất an toàn và phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường nếu biết sử dụng đúng cách và lựa chọn những quả chuối phù hợp. Và cần lưu ý rằng, nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, hãy có một chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục đều đặn để giúp duy trì đường huyết ổn định đồng thời không để cơ thể rơi vào tình trạng tăng cân quá mức. Bởi thừa cân chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường dễ gặp biến chứng cũng như gây nên nhiều bệnh lý mãn tính khác cho cơ thể. Nếu trong trường hợp người bệnh tiểu đường đang bị thừa cân thì cần nghĩ ngay tới việc áp dụng các phương pháp giảm cân như sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để loại bỏ mỡ thừa. Cơ chế của liệu pháp tiêu hao năng lượng chính là tìm ra nguyên nhân gây nên thừa cân thông qua các xét nghiệm chuyên sâu, sau đó bác sĩ sẽ tư vấn cho người thừa cân về một chế độ dinh dưỡng, tập luyện thật khoa học phù hợp với thể trạng cũng như cân nặng hiện tại. Kế đến là người thừa cân, béo phì sẽ được đưa các tổ hợp vitamin, khoáng chất vào cơ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng. Nhờ đó mà quá trình giảm cân, giảm mỡ diễn ra được khoa học, hiệu quả và an toàn hơn.
31
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
31
Bài viết hữu ích?