Nếu bạn đang có mức sắt thấp mặc dù đã điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc đã uống thuốc bổ sung, bạn có thể cân nhắc việc truyền sắt. Hôm nay, chúng ta hãy xem truyền sắt là gì, lợi ích của nó đối với việc điều trị bệnh thiếu máu, các tác dụng phụ tiềm ẩn và những cách khác mà bạn có thể thực hiện để tăng nồng độ sắt trong máu. Tuy nhiên, trước tiên, chúng ta hãy xem sắt là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với sức khỏe của bạn.
1. Sắt là gì?
Sắt là một khoáng chất cần thiết để hỗ trợ nhiều mặt cho sức khỏe. Mức độ sắt bình thường đảm bảo rằng cơ thể bạn có thể tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Những tế bào này giúp tạo ra huyết sắc tố - một loại protein mang oxy đi khắp cơ thể để cung cấp cho các cơ quan hoạt động bình thường.
Khi lượng sắt trong máu của bạn thấp, cơ thể bạn không thể nhận được lượng oxy cần thiết do không đủ lượng tế bào máu khỏe mạnh. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do thiếu sắt, tình trạng ngày có thể gây ra nhiều triệu chứng.
2. Lượng sắt bình thường trong cơ thể bạn là bao nhiêu?
Hầu hết người lớn dự trữ từ 1-3 g sắt trong cơ thể. Giống như các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, chất sắt được sử dụng suốt cả ngày cho các hoạt động bình thường của cơ thể. Sắt cũng bị mất trong ngày qua da hoặc niêm mạc bong ra tự nhiên.
Mức sắt được duy trì thông qua lượng sắt trong chế độ ăn uống. Những người bị thiếu sắt có thể có ít hơn 50% so với lượng dự trữ bình thường.
Bạn cần bao nhiêu sắt?
Nhu cầu sắt hàng ngày của bạn phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, giới tính, mức độ hoạt động…
Cả trẻ em nam và nữ đều cần lượng sắt như nhau.
Các bé gái tuổi vị thành niên cần nhiều chất sắt hơn các bé trai sau khi bắt đầu có kinh nguyệt.
Nhu cầu sắt của nam giới thường ổn định trong thời kỳ trưởng thành.
Nhu cầu của phụ nữ trưởng thành khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như kinh nguyệt, mang thai và cho con bú.
Các vận động viên nam và nữ cần nhiều sắt hơn lượng trung bình của người trưởng thành do đặc thù của quá trình luyện tập hoặc thi đấu.
Người lớn tuổi cần ít chất sắt hơn so với người trong độ tuổi từ 30-50 tuổi.
Lượng sắt hấp thụ của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi việc bạn có mắc bệnh khiến cơ thể khó hấp thụ sắt bình thường hay không, chẳng hạn như bệnh celiac, bệnh Crohn và các bệnh khác. Những người đang trải qua một số phương pháp điều trị y tế cũng có thể cần nhiều chất sắt hơn để duy trì lượng dự trữ bình thường trong quá trình phục hồi.
3. Các triệu chứng biểu hiện khi mức độ sắt thấp
Thiếu sắt thường khởi phát chậm với các triệu chứng nhẹ ban đầu và nặng dần theo thời gian. Điều này có thể gây khó khăn cho việc nhận biết nếu có sự thiếu hụt. Mức độ sắt thấp có thể gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm:
Hiếm khi xuất hiện cảm giác thèm ăn như thèm nước đá hoặc bụi bẩn;
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể chán ăn.
Điều gì xảy ra nếu bạn không điều trị thiếu sắt?
Thiếu sắt là tình trạng rất phổ biến, ước tính có khoảng 1,6 tỷ người trên thế giới bị thiếu sắt. Mặc dù ai cũng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, nhưng hầu hết những người này là trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Các triệu chứng thiếu sắt nhẹ có thể khó nhận thấy, vì vậy nhiều người sống với tình trạng này trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán phát hiện. Nếu không được điều trị, thiếu máu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Mệt mỏi trầm trọng: suy nhược và mệt mỏi có thể gây khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày.
Các vấn đề về tim: do các cơ quan và mô của bạn không nhận đủ oxy khi bạn bị thiếu máu, tim của bạn sẽ bù đắp bằng cách bơm mạnh hơn và nhanh hơn để cung cấp cho cơ thể lượng oxy cần thiết.
Các biến chứng khi mang thai: lượng sắt không đủ trong thai kỳ có thể khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân, sinh non và tăng nguy cơ tử vong mẹ.
Thiếu máu có thể được điều chỉnh thông qua thay đổi chế độ ăn uống, truyền hoặc tiêm sắt và/ hoặc bổ sung bằng đường uống.
4. Truyền Sắt là gì?
Đây là một phương pháp điều trị y tế truyền tĩnh mạch với xâm lấn tối thiểu, trong đó bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch hỗn hợp nước muối, sắt và các vitamin khác.
Không giống như phương pháp điều trị bằng truyền tĩnh mạch vitamin, chỉ mất chưa đầy một giờ để truyền thuốc, phương pháp điều trị bằng sắt có thể mất từ 3-4 giờ mỗi đợt. Điều này là do tốc độ nhỏ giọt chậm giúp ngăn ngừa các biến chứng.
Có một số lợi thế của việc truyền sắt so với bổ sung bằng đường uống.
Truyền sắt bỏ qua hệ thống tiêu hóa, giúp bệnh nhân tránh bị đau dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác thường xảy ra khi bổ sung sắt bằng đường uống.
Vì sắt truyền tĩnh mạch được đưa trực tiếp vào máu, nên các thành phần này ngay lập tức có mặt để cơ thể sử dụng.
Những người gặp khó khăn khi nuốt không phải lo lắng về việc phải vật lộn với việc uống thuốc hàng ngày.
Những người gặp khó khăn trong việc nhớ uống thuốc mỗi ngày không phải lo lắng về việc ghi nhớ thời điểm dùng liều thuốc mới;
Truyền dịch mang lại hiệu quả vượt trội so với bổ sung đường uống cho những người gặp khó khăn trong việc hấp thụ sắt qua ruột vì bất kỳ lý do gì.
5. Tại sao bệnh nhân cần truyền sắt?
Có nhiều lý do mà một người cần truyền sắt để điều chỉnh lượng sắt trong máu thấp. Những lý do này có thể bao gồm:
Ốm yếu;
Do điều kiện y tế;
Sắt trong máu thấp do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị khác;
Không có khả năng hấp thụ đủ sắt từ chế độ ăn uống hoặc chất bổ sung
Không dung nạp khi bổ sung sắt đường uống
Bổ sung đường uống không có hiệu quả trong việc tăng nồng độ sắt trong máu
Trước khi tiến hành phẫu thuật để khắc phục tình trạng thiếu máu, giảm nhu cầu truyền máu và cải thiện thời gian hồi phục
Bệnh nhân không uống liệu pháp bổ sung sắt theo quy định
Bệnh nhân bị bệnh viêm ruột mà các chất bổ sung dạng uống không dung nạp được hoặc bị chống chỉ định.
6. Làm thế nào để biết bạn cần truyền sắt?
Cách duy nhất để biết bạn có cần thêm chất sắt cho cơ thể hay không là nhờ vào chuyên gia y tế chẩn đoán. Các xét nghiệm máu thường được yêu cầu để hỗ trợ chẩn đoán.
Nồng độ sắt trong máu thấp có thể gây ra các triệu chứng trùng lặp với lối sống của bạn và nhiều tình trạng bệnh lý khác, vì vậy điều quan trọng là bạn phải nói chuyện với bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác và tìm cách điều trị thích hợp.
7. Mức độ sắt bình thường không cần truyền sắt là gì?
Không có mức sắt "bình thường" nào có thể đúng với mọi đối tượng. Phạm vi bình thường sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, giới tính, mức độ hoạt động của một người, có thai hay không…
Ngoài ra, có những yếu tố khác mà bác sĩ sẽ cân nhắc trước khi đề nghị truyền sắt, chẳng hạn như loại thiếu máu mà bạn mắc phải, bạn có đang mang thai hay không, liệu việc bổ sung bằng đường uống có thể được sử dụng để khắc phục tình trạng thiếu máu nhẹ hay không...
Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của thiếu sắt, tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ.
Ai không thể truyền sắt?
Mặc dù nhiều người có thể được truyền sắt một cách an toàn, nhưng không phải ai cũng vậy. Những người không thể truyền sắt bao gồm:
8. Những xét nghiệm nào được dùng để được chẩn đoán lượng sắt trong máu thấp?
Bác sĩ thường sẽ yêu cầu một hoặc nhiều loại xét nghiệm sắt trong máu trước khi chẩn đoán. Các xét nghiệm cần lấy máu và chỉ mất vài phút để thực hiện. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết bạn có quá ít hay quá nhiều sắt trong máu và giúp bác sĩ xác định xem bạn có tình trạng bệnh lý cần điều trị hay không, liệu loại thuốc bạn đang dùng có ảnh hưởng đến lượng sắt trong máu của bạn hay lượng sắt trong máu thấp có liên quan đến kinh nguyệt hay không.
Các xét nghiệm có thể bao gồm:
Xét nghiệm Sắt (Iron, Ferritin, Transferrin): Xét nghiệm này phát hiện mức độ hiện tại của sắt, ferritin và transferrin trong cơ thể bạn.
Huyết sắc tố (HB): Xét nghiệm này đo lượng protein trong máu hỗ trợ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể bạn.
Công thức máu toàn bộ (CBC): Xét nghiệm này đo lường mức độ hiện tại của các tế bào hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, tiểu cầu và hematocrit của bạn.
️Xét nghiệm đánh giá chuyển hóa toàn điện: đo lường mức độ hiện tại của chức năng thận và gan của bạn.
Kết quả xét nghiệm thường được yêu cầu thực hiện trong vòng một tháng trước khi bắt đầu truyền sắt. Các xét nghiệm cũng có thể được chỉ định sau khi điều trị. Các xét nghiệm được thực hiện sau khi điều trị để xác định xem nồng độ sắt trong máu đã ổn định hay chưa hoặc có cần truyền thêm hay không.
Truyền sắt khi mang thai
Thai phụ có thể được truyền sắt khi có chỉ định của bác sĩ. Truyền dịch có thể được khuyến nghị trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ hiện không đủ điều kiện để truyền sắt.
9. Các triệu chứng của bệnh thiếu máu là gì?
Thiếu máu là tình trạng máu của bạn thiếu một lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh (RBCs). Có nhiều loại thiếu máu, mỗi loại đều tác động đến mức hồng cầu bình thường trong cơ thể bạn.
Thiếu máu được Tổ chức Y tế Thế giới 4 định nghĩa là:
<12 g/dL huyết sắc tố ở phụ nữ
<13 g/dL huyết sắc tố ở nam giới
Tất cả các loại đều có một số triệu chứng chung, bao gồm:
Mệt mỏi
Cảm thấy lạnh
Hụt hơi
Các loại thiếu máu là gì?
Thiếu máu do thiếu sắt: rất phổ biến khi lượng sắt trong máu thấp khiến cơ thể bạn tạo ra không đủ số lượng tế bào hồng cầu. Những tế bào máu này thường nhỏ.
Thiếu máu do thiếu vitamin: do lượng vitamin B12 và/ hoặc folate thấp, thường là do chế độ ăn uống kém hoặc khó hấp thu.
Thiếu máu bất sản: xảy ra khi tủy xương của bạn không thể tạo ra đủ số lượng tế bào hồng cầu. Điều này có thể là do các bệnh tự miễn dịch, nguyên nhân di truyền, một số loại thuốc, nhiễm trùng...
Thiếu máu tán huyết: xảy ra khi bệnh lý khiến cơ thể bạn tạo ra các tế bào máu bị biến dạng không có tuổi thọ bình thường. Điều này có thể xảy ra do một số loại thuốc hoặc tiếp xúc với các yếu tố độc hại.
Thiếu máu do bệnh mãn tính: gây ra bởi một số tình trạng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu bình thường. Chúng có thể bao gồm ung thư, bệnh thận, bệnh gan, bệnh tự miễn và các bệnh khác.
Thiếu máu ác tính: xảy ra khi một người mắc bệnh tự miễn dịch khiến cơ thể họ không thể hấp thụ vitamin B12 - một loại vitamin thiết yếu trong quá trình phát triển tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: tình trạng di truyền trong đó cơ thể tạo ra các tế bào máu có hình lưỡi liềm. Những tế bào này có thể bị phá hủy nhanh hơn bình thường vì chúng có thể bị vỡ ra dễ dàng hơn các tế bào máu bình thường.
10. Thiếu sắt gây thiếu máu như thế nào?
Sắt là một thành phần quan trọng giúp cơ thể bạn tạo ra huyết sắc tố và các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Khi cơ thể bạn không có đủ chất sắt, nó không thể tạo đủ huyết sắc tố hoặc tế bào hồng cầu. Ngoài ra, các tế bào mà nó tạo ra có thể nhỏ (microcytic) và chứa ít huyết sắc tố hơn bình thường.
Các giai đoạn của bệnh thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Thiếu máu do thiếu sắt không xảy ra trong một sớm một chiều. Như đã thảo luận trước đó, cơ thể bạn chứa sắt dự trữ có thể được sử dụng theo thời gian. Loại thiếu máu này có thể xảy ra khi các nguồn dự trữ này được sử dụng nhanh hơn mức chúng được bổ sung hoặc nếu bạn không nhận đủ chất sắt do chế độ ăn uống, do thuốc men, do các vấn đề về hấp thụ và các lý do khác.
Có ba giai đoạn thiếu máu do thiếu sắt:
Giai đoạn 1: Dự trữ sắt của bạn thấp nhưng chưa bắt đầu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu bình thường.
Giai đoạn 2: Dự trữ sắt của bạn đủ thấp để cơ thể bạn bắt đầu sản xuất các tế bào hồng cầu không chứa đủ huyết sắc tố.
Giai đoạn 3: Cơ thể bạn không đủ chất sắt để tạo ra huyết sắc tố và mức độ huyết sắc tố của bạn bắt đầu giảm xuống. Thiếu máu do thiếu sắt phát triển vào thời điểm này có thể khiến bạn bắt đầu thấy mệt mỏi, suy nhược, tay chân lạnh và các triệu chứng khác.
11. Thiếu máu được chẩn đoán như thế nào?
Bạn sẽ được chẩn đoán sau khi bác sĩ đánh giá tiền sử bệnh, xét nghiệm máu và thực hiện bất kỳ sàng lọc nào khác mà bác sĩ đề nghị.
12. Bệnh thiếu máu được điều trị như thế nào?
Điều trị thiếu máu sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, loại thiếu máu hiện tại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu.
Thiếu máu do thiếu sắt
Các dạng nhẹ thường có thể được điều chỉnh thông qua chế độ ăn uống và bổ sung.
Các dạng nặng hơn có thể được điều trị bằng truyền sắt hoặc truyền máu.
Những người bị thiếu máu trước khi phẫu thuật và cần tăng lượng sắt trong máu nhanh chóng có thể được truyền sắt.
Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sắt trong máu bắt nguồn từ chảy máu trong thì có thể cần phải phẫu thuật và phối hợp với các phương pháp điều trị khác.
Thiếu máu do thiếu vitamin
Loại này thường có thể được điều chỉnh thông qua chế độ ăn uống và bổ sung.
Những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin qua đường ruột có thể được tiêm vitamin nhằm bỏ qua quá trình đi qua hệ thống tiêu hóa. Những mũi tiêm này có thể được tiêm cách nhau hàng tuần hoặc hàng tháng để duy trì mức vitamin bình thường.
Thiếu máu không tái tạo
Có thể được điều trị bằng truyền máu giúp duy trì mức hồng cầu bình thường.
Bệnh nhân mắc bệnh tủy xương có thể được cấy ghép tủy xương giúp cơ thể tạo ra các tế bào máu khỏe mạnh.
Tan máu, thiếu máu
Loại này có thể được điều trị bằng cách tránh dùng thuốc và các yếu tố tiềm ẩn khác có thể gây ra các triệu chứng.
Thuốc ức chế miễn dịch có thể được chỉ định nếu hệ thống miễn dịch của bệnh nhân đang tấn công hồng cầu.
Các trường hợp nặng có thể cần điều trị tích cực.
Thiếu máu do mắc các bệnh mãn tính
Loại thiếu máu này có thể do nhiều bệnh lý gây ra, do đó các phương pháp điều trị thường tập trung vào điều trị nguyên nhân cơ bản.
Thiếu máu ác tính
Khôi phục mức B12 bình thường có thể điều chỉnh mức tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Loại này thường ngăn chặn sự hấp thụ B12 qua niêm mạc ruột, bệnh nhân có thể được tiêm B12 liên tục.
Vitamin B12 liều cao có thể được chỉ định trong một số trường hợp.
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
Đây là bệnh không thể chữa khỏi nhưng nó có thể được kiểm soát bằng thuốc, truyền chất lỏng và phương pháp điều trị bằng oxy.
13. Ai có nhiều khả năng phát triển bệnh thiếu máu do thiếu sắt?
Mặc dù bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, nhưng một số cá nhân có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Những người thuộc các nhóm này nên lưu ý bất kỳ triệu chứng thiếu máu nào mà họ gặp phải và nói chuyện với bác sĩ để được thực hiện xét nghiệm thiếu máu.
Phụ nữ, đặc biệt là những người có chu kỳ kinh nguyệt dài.
Phụ nữ mang thai.
Người bị ung thư.
Người ăn chay và thuần chay không nhận đủ chất sắt từ chế độ ăn uống của họ.
Người đang bị một số bệnh tật, ốm đau.
Những người gặp khó khăn trong việc hấp thụ sắt qua đường ruột.
Trẻ sơ sinh và trẻ em.
Những người hiến máu thường xuyên.
14. Bổ sung sắt tĩnh mạch là gì?
Bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch (còn được gọi là liệu pháp sắt IV) làm tăng mức độ sắt trong máu thông qua sự kết hợp giữa dung dịch nước muối và sắt. Các phương pháp điều trị giúp điều chỉnh mức độ sắt thấp một cách nhanh chóng vì chúng được truyền trực tiếp vào máu, bỏ qua hệ tiêu hóa.
Ai được bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch?
Bất cứ ai có nồng độ sắt trong máu thấp và không bị dị ứng hoặc chống chỉ định đều có thể được truyền sắt theo khuyến cáo của bác sĩ.
15. Làm thế nào để truyền sắt cho bệnh thiếu máu do thiếu sắt?
Truyền sắt làm tăng nồng độ sắt trong máu nhanh hơn so với bổ sung bằng đường uống hoặc thay đổi chế độ ăn uống. Chúng cũng có hiệu quả cao đối với những người gặp khó khăn trong việc hấp thụ sắt qua đường ruột.
Phương pháp điều trị có thể diễn ra trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân. Sau quá trình điều trị ban đầu, bệnh nhân có thể được truyền dịch trong suốt cả năm nếu cần để duy trì nồng độ sắt trong máu bình thường.
16. Truyền sắt hiệu quả nhanh như thế nào?
Một số bệnh nhân cảm thấy tốt hơn ngay sau lần truyền đầu tiên. Những người cần truyền nhiều lần để điều chỉnh mức độ sắt thấp có thể bắt đầu cảm thấy tốt hơn sau một tuần hoặc lâu hơn.
Số lần truyền chính xác cần thiết sẽ tùy thuộc vào tình huống của bạn. Bác sĩ sẽ đánh giá nhu cầu của bạn và lập kế hoạch điều trị để khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt của bạn.
17. Cách chuẩn bị cho việc truyền sắt
Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ thời gian để điều trị.
Truyền sắt có thể mất 3 hoặc 4 giờ, vì vậy hãy đảm bảo bạn có sẵn một cuốn sách, trò chơi, nhạc, podcast hoặc máy tính.
Ăn uống bình thường.
Dùng thuốc như bình thường trừ khi có hướng dẫn khác của bác sĩ.
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái với tay áo ngắn vì dịch truyền sẽ được truyền vào cánh tay của bạn.
Cân nhắc chuẩn bị sẵn chăn nếu bạn dễ bị lạnh.
Không cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện thủ thuật này trừ khi bác sĩ có chỉ định khác.
Sau khi điều trị, bạn có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày như bình thường nếu bạn cảm thấy đủ khỏe để thực hiện.
18. Điều gì xảy ra trong quá trình truyền sắt?
Ống thông được gắn vào một ống nối với túi truyền sắt chứa hỗn hợp dung dịch nước muối vô trùng và sắt. Chiếc túi này được treo phía trên đầu của bạn để trọng lực từ từ truyền dịch truyền vào máu của bạn.
Sau khi đặt ống thông, y tá của bạn sẽ tiêm một liều thử nghiệm để đảm bảo bạn không có phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dịch truyền. Y tá sẽ ngừng truyền dịch và tiến hành điều trị để ngăn chặn phản ứng dị ứng nếu cần thiết. Nếu bạn không có bất kỳ phản ứng bất lợi nào với liều thử nghiệm, quá trình truyền dịch của bạn sẽ bắt đầu.
Bản thân việc truyền dịch không gây đau đớn cho hầu hết mọi người, mặc dù một số người có thể gặp tác dụng phụ như đau đầu hoặc buồn nôn trong quá trình điều trị. Y tá của bạn sẽ theo dõi bạn về bất kỳ phản ứng bất lợi nào.
Quá trình truyền thường mất 3-4 giờ. Sau khi điều trị, bạn có thể tiếp tục các hoạt động như bình thường trừ khi có hướng dẫn khác.
18.1. Liều thử nghiệm sắt để làm gì?
Phản ứng dị ứng sắt tiêm tĩnh mạch rất hiếm nhưng có thể gây tử vong. Do đó, một liều thử nghiệm sẽ được tiến hành trước khi truyền dịch để xác định xem bệnh nhân có phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong quá trình điều trị hay không. Y tá của bạn sẽ có sẵn một bộ dụng cụ để ngăn chặn phản ứng dị ứng nếu bạn gặp phải.
18.2. Truyền sắt có đau không?
Phương pháp điều trị này là một thủ tục y tế xâm lấn tối thiểu, không gây đau đớn. Bệnh nhân có thể có cảm giác kim châm nhẹ khi kim đâm vào tĩnh mạch. Một số bệnh nhân báo cáo các tác dụng phụ tạm thời như đau đầu và buồn nôn trong hoặc sau khi điều trị. Những tác dụng phụ này thường tự hết trong vòng một hoặc hai ngày.
18.3. Mất bao lâu để truyền sắt?
Truyền sắt thường mất 3-4 giờ . Tốc độ truyền chậm được thực hiện có chủ ý để tránh bất kỳ biến chứng nào và giảm thiểu khả năng phát triển các tác dụng phụ.
19. Lợi ích truyền sắt
Có một số lợi ích chính khi truyền sắt :
Hấp thụ vượt trội so với bổ sung đường uống
Khôi phục lại mức độ sắt bình thường một cách nhanh chóng
Điều chỉnh lượng sắt thấp mà không gây khó chịu đường tiêu hóa có thể xảy ra khi bổ sung bằng đường uống
Khi truyền thường xuyên và duy trì liên tục giúp bạn giữ mức độ sắt nằm trong giá trị bình thường
Bù nước cho cơ thể bạn
Giúp người bệnh tránh bỏ sót thuốc viên uống hàng ngày do quên hoặc khó uống.
20. Tác dụng phụ và biến chứng truyền sắt
Truyền sắt là một quy trình an toàn khi được thực hiện bởi một chuyên gia chăm sóc sức khỏe được cấp phép. Tuy nhiên, phương pháp điều trị là một thủ tục xâm lấn tối thiểu đi kèm với một số rủi ro tiềm ẩn.
Thuyên tắc khí
Các cục máu đông
Tổn thương tĩnh mạch
Khả năng nhiễm trùng tại chỗ tiêm.
Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ tiềm ẩn của việc truyền sắt, chúng thường nhẹ và tự khỏi ngay sau khi điều trị.
Nhức đầu
Lâng lâng
Đau cơ và khớp
Hụt hơi
Sốt
Những thay đổi tạm thời về vị giác và/hoặc khứu giác của bạn