Zalo

Nếu giảm cân có giảm huyết áp không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Giảm cân là một quá trình vừa giúp cơ thể có được một vóc dáng và thân hình lý tưởng, vừa có thể giúp hạn chế được những bệnh lý liên quan. Do vậy, nhiều người thường thắc mắc rằng giảm cân có giảm huyết áp không, đồng thời muốn tìm hiểu sự liên quan giữa cân nặng và huyết áp.

1. Quan hệ giữa cân nặng và huyết áp

Trọng lượng cơ thể dư thừa và huyết áp cao là hai tình trạng sức khỏe nghiêm trọng dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Ước tính có khoảng 20% số người trưởng thành trên toàn thế giới bị huyết áp cao. Hiểu được mối liên hệ giữa cân nặng và huyết áp có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nghiên cứu Framingham Heart ước tính rằng trọng lượng cơ thể dư thừa chiếm khoảng 26% các trường hợp tăng huyết áp ở nam giới và 28% ở phụ nữ. Ngoài ra, có khoảng 60 - 70 % người bị béo phì tăng huyết áp. Lượng mô mỡ cao trong cơ thể, đặc biệt là tại thành mạch khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, do đó khiến huyết áp tăng lên.

Thừa cân có thể khiến bạn dễ bị tăng huyết áp hơn vì huyết áp thường tăng khi cân nặng tăng. Nhưng không phải tất cả chất béo trong cơ thể đều có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp. Thông thường, chất béo được phân bố và tích tụ tại phần giữa cơ thể (phần bụng) làm tăng khả năng bạn bị tăng huyết áp. Nguy cơ mắc bệnh tim cũng tăng lên đối với những người thừa cân, mỡ bụng và bị huyết áp cao, cholesterol cao, tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường hoặc nam giới bị béo phì tăng huyết áp trước 40 tuổi.

Hầu hết những người béo phì tăng huyết áp

Khi nói về tăng cân, chúng ta thường đề cập đến lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Mặc dù không phải tất cả những người béo phì đều bị cao huyết áp, nhưng bằng chứng khoa học ủng hộ rằng một số cơ chế sinh lý bệnh góp phần gây tăng huyết áp do béo phì. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Tăng động giao cảm: Hệ thống thần kinh giao cảm (hoặc SNS) là một mạng lưới các dây thần kinh cho phép não của chúng ta kiểm soát huyết áp bằng cách điều chỉnh đường kính của các động mạch ngoại vi thông qua các xung điện. Ở những người béo phì, các tế bào mỡ và tình trạng kháng insulin có xu hướng kích thích phản ứng giao cảm này. Khi các hệ thống này bị kích thích nó sẽ khiến các động mạch ngoại vi có xu hướng co nhỏ lại, điều này ép tim phải tăng sức co bóp để tống máu đi qua các “đường ống” hẹp này. Áp lực của lòng mạch sẽ tăng lên từ đó gây ra tăng huyết áp. Kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm đã được coi là có một chức năng quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp liên quan đến béo phì.
  • Chèn ép thận: Quá nhiều chất béo nội tạng và chất béo được tích trữ quanh bụng, có thể dễ dẫn đến tình trạng thận bị chèn ép bất thường hoặc thậm chí tiến triển thành chấn thương thận. Chức năng thận bất thường, có liên quan đến việc tăng tái hấp thu natri ở ống thận, có vai trò chính trong việc khởi phát chứng tăng huyết áp liên quan đến béo phì.
  • mỡ nội tạng: Các mô tế bào mỡ này tiết ra nhiều hormone. Ở thận, chúng có thể phá vỡ hệ thống renin-angiotensin-aldosterone (hoặc RAAS) chịu trách nhiệm cân bằng natri (muối). Do đó, thận phải duy trì huyết áp cao hơn để bài tiết lượng muối ăn vào hàng ngày.
  • Tăng sức cản thành mạch: Khi bạn thừa cân hoặc béo phì, chất béo dư thừa sẽ tích tụ lại trong lòng mạch gây ra sự hình thành các mảng xơ vữa, làm hẹp lòng mạch và làm tăng sức cản của mạch máu, cũng như công việc bơm máu của tim. Hoạt động bổ sung này gây thêm căng thẳng cho tim và gây ra huyết áp cao hơn.
  • Kháng Insulin: Tăng cân có thể làm trầm trọng thêm các yếu tố rủi ro khác, chẳng hạn như cholesterol cao và kháng insulin, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Kháng insulin là một tình trạng nguy hiểm, bạn càng tăng cân, chất béo tích tụ trong cơ thể càng nhiều, bạn dễ gặp phải tình trạng kháng insulin. Hậu quả là làm tăng huyết áp.

2. Giảm cân có giảm huyết áp không?

Vậy với mối liên hệ giữa cân nặng và huyết áp như đã đề cập ở trên, ta có thể dễ dàng trả lời cho câu hỏi giảm cân có giảm huyết áp không. Các nhà khoa học đã đưa ra một khẳng định rằng, việc kiểm soát huyết áp có thể dựa vào quá trình giảm cân của cơ thể.

Thông thường, huyết áp cao được điều trị bằng cách dùng thuốc để bình thường hóa cũng như kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, đối với nhiều bệnh nhân, nhờ vào mối liên hệ giữa cân nặng và huyết áp, các bác sĩ cũng khuyên họ nên thực hiện chế độ giảm cân song song với việc dùng thuốc điều trị. Trên thực tế, giảm cân có tác động đáng kể đến huyết áp, hay nói cách khác giảm cân có thể dẫn đến giảm huyết áp. Khi huyết áp giảm, sự phụ thuộc của bệnh nhân vào thuốc huyết áp sẽ giảm hoặc hoàn toàn biến mất, điều này giúp bệnh nhân hạn chế việc dùng thuốc cũng như loại bỏ được các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

Giảm cân giúp kiểm soát huyết áp

Nên hiểu một cách đơn giản thì cân nặng và huyết áp thật sự có một mối liên kết với nhau, do đó việc giảm cân cũng được xem là một cách để kiểm soát huyết áp an toàn. Nếu bạn thừa cân, béo phì và bị tăng huyết áp thì đừng trì hoãn việc giảm cân. Đưa ra quyết định giảm cân ngay từ bây giờ để giúp cơ thể được khỏe mạnh, cũng như hạn chế được những biến chứng nguy hiểm về sau này.

Nếu đang mong muốn tìm kiếm một phương pháp giảm cân an toàn, hiệu quả, bạn có thể tham khảo truyền tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu dựa trên nền tảng dinh dưỡng, khi người thừa cân ngoài được các bác sĩ thiết kế riêng về một chế độ dinh dưỡng, tập luyện lành mạnh thì còn được truyền vào cơ thể các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu nhằm thúc đẩy các tế bào mỡ thừa chuyển hóa thành năng lượng phục vụ trong ngày.

Nhờ có cơ chế giảm cân chuyên sâu nên truyền tiêu hao năng lượng giúp loại bỏ được không chỉ mỡ thừa mà cả mỡ nội tạng, mỡ dưới da, mỡ bụng nếu có. Điều này có vai trò rất lớn trong việc quản trị cân nặng và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp ở người thừa cân, béo phì.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

Người thừa cân nên uống nước lá gì để giảm mỡ máu?

Người thừa cân nên uống nước lá gì để giảm mỡ máu?

Các bài thuốc đông y giảm mỡ máu hiệu quả

Các bài thuốc đông y giảm mỡ máu hiệu quả

Gợi ý thực đơn giảm cân trong 4 tuần

Gợi ý thực đơn giảm cân trong 4 tuần

64

Bài viết hữu ích?