Zalo

Người bệnh tiểu đường ăn táo có nhiều đường và làm tăng cân không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Táo là loại quả nổi tiếng là bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thành phần carb trong táo khá lớn nên có thể tác động đến lượng đường trong máu, đặc biệt đây là vấn đề nhận được sự quan tâm của các bệnh nhân tiểu đường. Vậy tiểu đường ăn táo được không và sự ảnh hưởng của táo đến lượng đường trong máu như thế nào ?

1. Thành phần và tác dụng của quả táo

Táo là một trong những loại trái cây phổ biến và được nhiều người ưa thích vì thành phần dinh dưỡng dồi dào với hàm lượng lớn chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa tốt. Thành phần có trong một quả táo cỡ trung bình là 95 calo, 25 gram carbs và 14% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Chất dinh dưỡng của táo được tìm thấy chủ yếu trong lớp vỏ.

Nhiều người thắc mắc tiểu đường ăn táo được không?
Nhiều người thắc mắc tiểu đường ăn táo được không?

Điều quan trọng nhất nếu bạn bị tiểu đường là cần kiểm soát lượng carbohydrate ở mức cho phép, bởi vì carbs ảnh hưởng nhiều nhất đến lượng đường máu trong ba chất dinh dưỡng đa lượng là carbs, chất béo và protein. Trong một quả táo cỡ trung bình chứa 4,4 gram chất xơ, chúng có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường, từ đó giúp duy trì lượng đường trong máu, ngăn chặn nguy cơ tăng lên đột biến trong cơ thể bạn. Ngoài ra, chất xơ cũng có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2. Chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) của táo đều ở mức tương đối thấp nên chúng ít gây ra sự gia tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, táo ảnh hưởng rất ít đến đường huyết và không làm tăng lượng đường trong máu một cách đột biến ngay cả ở bệnh nhân tiểu đường cũng như không ảnh hưởng đến cân nặng của họ.

2. Người bị tiểu đường có ăn được táo không ?

Táo là một trong những loại trái cây được sử dụng phổ biến nhờ vào hương vị đặc biệt thơm ngon cũng như nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Táo có nguồn vitamin C, chất xơ dồi dào cũng như các chất chống oxy hóa. Vậy người bị bệnh tiểu đường ăn táo được không? Mặc dù hàm lượng carbohydrate có trong táo có thể ảnh hưởng đến đường máu sau ăn, tuy nhiên táo vẫn là loại trái cây phù hợp với người bệnh tiểu đường.

2.1. Chất xơ trong táo giúp ổn định đường huyết

Carbohydrate là thành phần lớn nhất ảnh hưởng lớn đến lượng đường máu sau ăn. Mặc dù trong táo có thành phần Carbohydrate nhưng cũng có lượng lớn chất xơ. Chất xơ giúp ổn định đường huyết trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu các dạng đường và giúp đường máu không bị tăng đột ngột. Mặt khác, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy chất xơ có vai trò trong việc cải thiện khả năng đường huyết và giúp chống lại bệnh tiểu đường.

Biết được người bệnh tiểu đường ăn táo được không giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống thích hợp
Biết được người bệnh tiểu đường ăn táo được không giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống thích hợp

2.2. Táo chứa đường chủ yếu ở dạng fructose

Trong táo có chứa đường nhưng phần lớn là ở dạng fructose. Theo một nghiên cứu vào năm 2017 được đăng trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, việc sử dụng fructose sẽ làm lượng đường trong máu sau ăn tăng ít hơn so với khi dùng glucose hoặc sucrose. Ngoài ra, polyphenol có trong táo cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa cũng như hạn chế thay đổi đường máu đột ngột. Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết (GI) và tải trọng đường huyết (GL) của táo đều rất thấp nên ảnh hưởng của táo đến lượng đường máu sau ăn là thấp so với các trái cây khác.

2.3. Táo giúp giảm sự đề kháng insulin

Người bị tiểu đường type 2 thường do nguyên nhân đề kháng với insulin của cơ thể, chính vì thế hormon insulin dù được tiết ra đầy đủ nhưng vẫn không tác dụng hiệu quả đến đường máu của người bệnh. Ăn táo thường xuyên được chứng minh là giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, nhờ vậy lượng đường trong máu không bị tăng cao quá mức. Điều này được cho là nhờ tác dụng của polyphenol có trong vỏ táo có khả năng kích thích tuyến tụy tiết insulin và hỗ trợ các tế bào của cơ thể hấp thu đường tốt hơn.

2.4. Táo giàu các chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa có trong táo như quercetin, axit chlorogenic, phlorizin,... có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do gốc tự do gây ra, từ đó hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính, trong đó có cả bệnh đái tháo đường. Một nghiên cứu cho thấy những ai ăn táo mỗi ngày thì ít bị tiểu đường type 2 so với những người không ăn táo lên đến 28%. Tuy nhiên, nồng độ các chất chống oxy hóa sẽ khác nhau ở từng loại táo. Táo Honeycrisp và táo Red Delicious được xem là có nồng độ chất chống oxy hóa cao nhất.

3. Hướng dẫn ăn táo đúng cách cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ăn được táo đỏ không là thắc mắc của những người bệnh khi lựa chọn loại táo để đưa vào thực đơn dinh dưỡng. Bổ sung trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống đa phần đều có những tác động tích cực đến bệnh nhân đái tháo đường. Vậy người bệnh đái tháo đường ăn táo như thế nào cho đúng? Tuy rằng táo ít làm biến động đường huyết đột ngột sau ăn nhưng mỗi quả táo vẫn cung cấp 25 carbohydrate, vì thế bạn cần phải chú ý cân đối lượng carbohydrate được cung cấp từ táo và từ các thực phẩm khác để đảm bảo không hấp thu quá nhiều carbohydrate trong ngày.

  • Theo dõi lượng đường huyết trong máu sau ăn là cách đánh giá ảnh hưởng của táo cũng như của bữa ăn đến người bệnh, từ đó có thể cân đối lại bữa ăn để được phù hợp hơn.
  • Hãy ăn cả quả táo, kể cả phần vỏ để nhận được những lợi ích dinh dưỡng cao nhất từ nó bởi trong lớp vỏ có chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng
  • Chỉ nên giới hạn ở mức ăn một quả táo mỗi ngày vì bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị tăng đường huyết nếu ăn quá nhiều.
  • Bạn có thể chia nhỏ lượng trái cây ăn trong ngày thành nhiều thời điểm để giữ lượng đường trong máu ổn định.
  • Tránh nước ép táo: Nước ép không có lợi ích như ăn trực tiếp trái táo, vì sẽ làm lãng phí rất nhiều chất chống oxy hóa và lượng lớn chất xơ có trong xác táo.
  • Giới hạn khẩu phần ăn: Chỉ nên ăn một quả táo mỗi ngày, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng đường huyết.
  • Phân bổ lượng trái cây hàng ngày: bạn hãy đa dạng các loại trái cây khác nhau trong khẩu phần nhưng cần chú ý đến lượng đường nạp vào để vừa bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng vừa không làm biến động đường huyết.
  • Người tiểu đường có ăn được táo đỏ khô không? Người bệnh đái tháo đường nên táo nguyên trái và ở dạng thô, để nhận được nhiều lợi ích dinh dưỡng nhất. Táo đỏ khô sẽ làm mất đi hàm lượng chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa có trong quả táo tươi.

Vậy giờ bạn đã biết tiểu đường có ăn được táo không? Táo nói riêng và nhiều loại hoa quả khác nói chung đa phần được xem là an toàn và phù hợp với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên mỗi người có thể có độ nhạy cảm khác nhau, do đó người bệnh hãy theo dõi chỉ số đường huyết sau khi ăn để đánh giá được sự ảnh hưởng của loại trái cây đó lên cơ thể mình. Ngoài ra để tránh gây tăng đường huyết, người bệnh tiểu đường cũng cần thường xuyên theo dõi, kiểm soát sức khỏe chặt chẽ, đặc biệt là kiểm soát cân nặng để không bị tăng cân thêm từ đó sẽ làm tăng nguy cơ tăng đường huyết. Trong trường hợp nếu được xác định thừa cân, người tiểu đường có thể tìm tới biện pháp giảm cân khoa học như liệu pháp tiêu hao năng lượng. Khi cách giảm cân này chú trọng đến việc thiết lập cho người thừa cân một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học đảm bảo hỗ trợ loại bỏ mỡ thừa cũng như tốt cho tình trạng sức khỏe hiện tại. Quan trọng hơn cả là liệu pháp tái tạo năng lượng chú trọng đến việc đưa vào cơ thể người thừa cân các tổ hợp vitamin, khoáng chất để từ đó thúc đẩy các tế bào mỡ thừa chuyển hóa thành năng lượng tiêu hao. Nhờ vậy mà quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả, an toàn chỉ từ 6 tới 8 tuần thực hiện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Ozempic có an toàn không? Hiểu về độ an toàn và những điều cần cân nhắc

Ozempic có an toàn không? Hiểu về độ an toàn và những điều cần cân nhắc

Tại sao vitamin và chất chống oxy hóa lại quan trọng?

Tại sao vitamin và chất chống oxy hóa lại quan trọng?

Ai nên áp dụng liệu pháp IV?

Ai nên áp dụng liệu pháp IV?

Liệu pháp IV hoạt động như thế nào?

Liệu pháp IV hoạt động như thế nào?

Uống vitamin C bị tiêu chảy, vì sao?

Uống vitamin C bị tiêu chảy, vì sao?

47

Bài viết hữu ích?