Trước khi đi tìm đáp án cho câu hỏi uống vitamin C có bị tiêu chảy không, chúng ta nên tìm hiểu sơ lược về loại vitamin quan trọng này. Theo đó, vitamin C (hay Acid ascorbic) là một vi chất dinh dưỡng cơ thể cần để hình thành mạch máu, tế bào sụn, tế bào cơ và collagen trong tế bào xương, ngoài ra vitamin C còn đóng góp rất nhiều trong quá trình điều trị một số căn bệnh.
Vitamin C bản chất là một chất chống oxy hóa mạnh, do đó có khả năng bảo vệ tế bào chống lại các tác động của gốc tự do được tạo ra khi cơ thể phân hủy thức ăn, tiếp xúc khói thuốc lá/bức xạ mặt trời/tia X hoặc một số nguồn khác. Các gốc tự do được chứng minh là có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh lý như bệnh tim và ung thư.
Cơ thể người không thể tự sản xuất ra vitamin C, do đó chúng ta cần bổ sung từ bên ngoài mà chủ yếu là thông qua chế độ ăn uống. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, có thể kể đến như trái cây họ cam quýt, các loại quả mọng, khoai tây, cà chua, ớt, bắp cải, bông cải xanh và rau bina. Ngoài ra, vitamin C còn có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung đường uống, thường ở dạng viên nang và viên nhai.
Thiếu vitamin C có thể dẫn đến nhiều vấn đề, trong đó nghiêm trọng nhất là bệnh Scorbut với đặc trưng thiếu máu, chảy máu nướu răng, bầm tím và các vết thương khó lành. Các bác sĩ lưu ý nếu muốn bổ sung vitamin C vì đặc tính chống oxy hóa thì cần nhớ rằng chế phẩm bổ sung có thể không mang lại lợi ích tương tự như vitamin C tự nhiên có trong thực phẩm.
Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày là 90mg đối với nam giới trưởng thành và 75mg đối với phụ nữ. Tuy nhiên một số trường hợp lạm dụng và nhận thấy tình trạng tiêu chảy xảy ra. Vậy tại sao uống vitamin C bị tiêu chảy?
Theo bác sĩ, tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất khi bổ sung quá nhiều vitamin C, đặc biệt khi sử dụng vitamin C lúc đói.
Nguyên nhân được xác định là do hiệu ứng thẩm thấu của vitamin C trong đường tiêu hóa, từ đó kéo nước vào trong đường ruột và dẫn đến tiêu chảy hoặc nôn ói. Một điểm đáng chú ý là tình trạng uống vitamin C bị tiêu chảy thường không xảy ra khi chúng ta tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C mà chủ yếu liên quan đến việc sử dụng các chế phẩm bổ sung.
Nếu gặp vấn đề về đường tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy và nôn ói, do dùng quá nhiều vitamin C thì bác sĩ khuyến cáo cần điều chỉnh liều lượng phù hợp hoặc ngừng sử dụng.
Câu hỏi tại sao uống vitamin C bị tiêu chảy đã được làm rõ, vậy ngoài tiêu chảy thì vitamin C có gây ra các tác dụng phụ khác hay không? Theo bác sĩ, quá trình bổ sung vitamin C quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
Thực tế cho thấy, chúng ta khó có thể tiêu thụ quá nhiều vitamin C thông qua chế độ ăn uống. Do đó các bác sĩ khuyến cáo người trưởng thành nên bổ sung 65 đến 90mg vitamin C mỗi ngày, lượng dư thừa sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo phải đảm bảo không tiêu thụ nhiều hơn giới hạn cho phép, cụ thể là trên 2000mg mỗi ngày, để hạn chế nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh liều lượng Vitamin C, người dùng nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau để hạn chế nguy cơ xảy ra tác dụng phụ:
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi uống vitamin C bị tiêu chảy hay không. Từ đó sẽ giúp bạn biết cách bổ sung vitamin C phù hợp để cơ thể hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm chức năng hoặc bổ sung qua liệu trình truyền vitamin và khoáng chất để cơ thể hấp thu nhanh hơn, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn.
Trong trường hợp không biết nên bổ sung Vitamin c như thế nào thì hãy áp dụng liệu pháp Phục hồi sức khỏe - nâng cao miễn dịch đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đây là liệu pháp giúp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào. Sự kết hợp theo công thức đặc biệt chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa, vi hoạt chất độc quyền giúp tăng cường năng lượng, bù nước, thải độc, cân bằng điện giải, tăng sinh collagen, chống lão hoá da cấp độ tế bào và phục hồi sức khỏe từ bên trong. Liệu trình truyền sẽ được cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe cụ thể của khách hàng.
Tài liệu tham khảo: Medicinenet.com, mayoclinic.org
247
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
247
Bài viết hữu ích?