Zalo

Ăn gì nhiều năng lượng mà không béo?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thiếu hụt năng lượng là một nguyên nhân phổ biến gây ra sự mệt mỏi và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Nguồn năng lượng mà cơ thể chúng ta hấp thụ đến từ những thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày. Tuy nhiên, chỉ chú tâm vào việc tăng cường năng lượng thông qua ăn uống quá độ có thể gây ra tình trạng béo phì. Vậy ăn gì nhiều năng lượng mà không béo?

1. Trái cây

Các loại trái cây sau đây có thể giúp tăng cường năng lượng: 

  • Chuối: Chuối có thể là một loại trái cây tốt nhất để duy trì và bổ sung năng lượng. Chuối là một nguồn đường tự nhiên tốt, đồng thời chúng cũng rất giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa đường. Chuối chứa các chất dinh dưỡng hữu ích giúp cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng. Một nghiên cứu lưu ý rằng ăn một quả chuối trước khi đạp xe đường dài hoặc tập thể dục có thể giúp tăng hiệu suất và sức bền không kém gì đồ uống chứa carbohydrate. Nếu bạn đang tự hỏi ăn gì nhiều năng lượng mà không béo thì chuối sẽ là câu trả lời hàng đầu dành cho bạn.  
  • Quả bơ: Bơ là một loại trái cây toàn diện về giá trị sức khỏe và chất dinh dưỡng. Như một nghiên cứu trên tạp chí dinh dưỡng của Mỹ lưu ý rằng, chúng chứa các chất dinh dưỡng như protein và chất xơ có thể giúp duy trì mức năng lượng suốt cả ngày. Chúng cũng chứa chất béo tốt có thể bổ sung năng lượng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo hơn trong cơ thể. 
  • Quả Goji: Quả Goji hay quả kỷ tử là loại quả mọng nhỏ, màu đỏ, chứa nhiều chất dinh dưỡng và các đặc tính chống oxy hóa và chống lão hóa quan trọng, theo nhận định của nhiều chuyên gia dinh dưỡng. Các chất chống oxy hóa có nhiều lợi ích cho cơ thể thể có, bao gồm cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng hơn. 
  • Táo: Táo có thể là một món ăn nhẹ đơn giản khác để bổ sung năng lượng lâu dài cho cơ thể. Cùng với chất xơ và chất dinh dưỡng khác, một nghiên cứu trên tạp chí nghiên cứu của ngành trồng trọt lưu ý rằng táo có nhiều chất chống oxy hóa được gọi là flavonoid, có thể giúp chống lại stress oxy hóa và viêm nhiễm trong cơ thể. 
  • Dâu tây: Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm Hoa Kỳ, dâu tây là nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin C và folate dồi dào. Chúng cũng chứa phenol, là chất chống oxy hóa thiết yếu có thể giúp cơ thể tạo ra năng lượng ở cấp độ tế bào. Mọi người có thể thêm dâu tây vào nhiều món ăn, và một ít dâu tây cũng có thể là một món ăn nhẹ dễ dàng thêm vào chế độ ăn kiêng giảm béo. Do đó, dâu tây là một lựa chọn cho những ai đang thắc mắc ăn gì nhiều năng lượng mà không béo. 
  • Cam: Hầu hết mọi người thưởng thức cam vì hương vị ngọt chua của chúng và nhờ vào chất chống oxy hóa vitamin C. Vitamin C có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể và ngăn ngừa mệt mỏi. Một nghiên cứu liên quan đến các chất chống oxy hóa lưu ý rằng, những người có lượng vitamin C cao hơn cũng có thể có tâm trạng tốt hơn và ít có khả năng bị thiếu hụt năng lượng hay mệt mỏi hơn.
Cam là một trong những thực phẩm bổ sung năng lượng
Cam là một trong những thực phẩm bổ sung năng lượng
  • Quả mọng sẫm màu: Các loại quả mọng, bao gồm quả việt quất, quả mâm xôi… có thể là một loại thực phẩm bổ sung năng lượng tốt cho cơ thể, đồng thời hạn chế tình trạng thừa cân béo phì nếu lỡ ăn quá nhiều. Các loại quả mọng sẫm màu có xu hướng chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên hơn những quả có màu nhạt hơn, có thể làm giảm viêm và mệt mỏi trong cơ thể. Chúng cũng có xu hướng chứa ít đường hơn các loại trái cây ngọt hơn, do đó hạn chế được tình trạng tăng cân.

2. Thực phẩm từ động vật

Các thực phẩm từ động vật sau đây có thể giúp tăng cường năng lượng: 

  • Cá béo: Các loại các béo, đặc biệt là cá hồi chứa axit béo omega-3, có thể cải thiện chức năng não và giảm mệt mỏi thông qua cơ chế bổ sung năng lượng cho cơ thể. Nói chung, cá là một nguồn protein và vitamin B tuyệt vời có thể cung cấp cho cơ thể năng lượng bền vững suốt cả ngày. Các loại cá béo nước lạnh, chẳng hạn như cá hồi, cá mòi và cá ngừ, có xu hướng chứa nhiều axit béo omega-3 hơn. Theo một nghiên cứu, axit béo omega-3 có thể cải thiện chức năng não và giảm viêm trong cơ thể, đây có thể là nguyên nhân gây mệt mỏi do thiếu hụt năng lượng ở một số người. 
  • Gan bò: Gan bò có thể là một trong những nguồn thực phẩm tốt nhất cung cấp vitamin B-12, giúp cơ thể luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Trong khi nhiều miếng thịt có chứa vitamin B-12, sự khác biệt là gan bò có một lượng lớn hơn đáng kể. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một miếng bít tết sườn bò nặng 3 ounce chứa khoảng 1,5 microgam (mcg) Vitamin B-12. Trong khi đó cùng một miếng gan bò chứa 60 mcg vitamin B-12. Tuy nhiên, gan bò cũng được xếp vào các loại nội tạng động vật, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng Cholesterol máu. Do đó, hãy tiêu thụ gan bò một cách hợp lý. 
  • Sữa chua Sữa chua cũng có thể là một nguồn bổ sung năng lượng hiệu quả cho cơ thể. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, sữa chua tự nhiên rất giàu protein, chất béo và carbohydrate đơn giản, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Sữa chua cũng rất dễ ăn khi đang di chuyển, điều này làm cho nó trở thành một sự thay thế tuyệt vời cho các loại thức ăn nhanh. 
  • Trứng Trứng cung cấp cho cơ thể nhiều protein và chất dinh dưỡng để có năng lượng bền vững. Theo lưu ý của các chuyên gia dinh dưỡng, một quả trứng luộc chín lớn chứa khoảng 6 gam (g) protein và 5 g chất béo, cũng như các vitamin và khoáng chất giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn các món ăn nhẹ khác.

3. Rau xanh

Các loại rau sau đây là những lựa chọn tốt cho việc bổ sung năng lượng: 

  • Khoai mỡ, khoai lang: Khoai mỡ và khoai lang là nguồn carbohydrate có lợi, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, khoai lang cũng có nhiều chất xơ, có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ các loại carbohydrate này của cơ thể. Điều này có thể khiến chúng trở thành một lựa chọn tốt để duy trì năng lượng suốt cả ngày. 
  • Củ cải đường: Theo một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học thực phẩm và Công nghệ sinh học Hoa Kỳ lưu ý, củ cải đường có thể cung cấp cho cơ thể một nguồn chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng tuyệt vời giúp cải thiện lưu lượng máu và bổ sung năng lượng. Mọi người có thể tiêu thụ củ cải đường dưới dạng củ cải đường khô, củ cải đường nấu chín hoặc dưới dạng một chai nước ép củ cải đường. 
  • Rau có lá xanh đậm: Các loại rau có lá màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina và rau cải xanh rất đậm đặc chất dinh dưỡng và chứa nhiều protein, cũng như các chất chống oxy hóa. Rau xanh có thể khó tiêu hóa đối với một số người, vì vậy, hãy chia nhỏ chúng bằng cách nấu chúng với một chút giấm hoặc nước cốt chanh.

4. Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc sau đây có thể giúp bổ sung năng lượng: 

  • Bột yến mạch: Một bát bột yến mạch có thể là một cách tuyệt vời để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Yến mạch rất giàu chất xơ và chúng có thể giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn so với các lựa chọn ăn sáng khác. Trong một nghiên cứu đã khẳng định rằng yến mạch cũng là nguồn cung cấp các khoáng chất, vitamin và hợp chất phenolic thiết yếu, tất cả đều có thể giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. 
  • Bỏng ngô: Bỏng ngô rất giàu carbohydrate, đồng thời, nó cũng chứa chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Bỏng ngô có thể khiến một người cảm thấy no lâu hơn các loại carbohydrate khác. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng những người ăn bỏng ngô thay vì khoai tây chiên cảm thấy no hơn sau bữa ăn nhẹ. Điều này có thể hữu ích cho những người ăn kiêng và không muốn bị béo, vì bỏng ngô thường chứa ít calo hơn so với khoai tây chiên. 
  • Diêm mạch: Quinoa hay diêm mạch là một loại hạt, nhưng hầu hết mọi người coi nó như một loại ngũ cốc. Quinoa có nhiều protein, carbohydrate và chất xơ, đồng thời sự kết hợp của axit amin và carbohydrate giải phóng chậm có thể tạo ra năng lượng bền vững thay vì một lượng glucose nhỏ từ các loại ngũ cốc khác. 
  • Gạo lứt: Một trong những lợi ích của gạo lứt có thể là nó giữ được nhiều chất xơ từ vỏ trấu. Gạo trắng không có vỏ trấu nên có thể khiến cơ thể hấp thụ nhanh hàm lượng carbohydrate, điều này có thể gây tăng cân rất nhanh. Đồng thời, có thể dẫn đến sự tăng đột biến và sau đó là sự sụt giảm về mức năng lượng. Nhờ có vỏ trấu, gạo lứt có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa các carbohydrate này, do đó giải phóng năng lượng chậm hơn.
Gạo lứt giúp bổ sung năng lượng và không sợ béo
Gạo lứt giúp bổ sung năng lượng và không sợ béo

5. Các loại đậu và hạt

Các loại đậu sau đây có thể giúp cung cấp năng lượng: 

  • Đậu nành: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cho dù là đậu nành rang hay đậu edamame non trong vỏ, chúng đều chứa nhiều protein với nhiều loại axit amin, cũng như magiê và kali. Tất cả chúng đều có khả năng bổ sung năng lượng cho cơ thể. 
  • Đậu lăng: Đậu lăng là một nguồn protein và chất xơ tuyệt vời. Đậu lăng là một nguồn protein và chất xơ tương đối rẻ, có thể khiến chúng trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những người có ngân sách eo hẹp. Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng 1 cốc đậu lăng chứa khoảng 18 g protein, 40 g carbs, 15 g chất xơ và ít hơn 4 g đường. Chất xơ có thể giúp quản lý quá trình tiêu hóa carbs, giữ cho cơ thể no lâu và cung cấp nguồn năng lượng bền vững. 
  • Các loại hạt: Nhiều loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt chia, hạt óc chó…chứa hỗn hợp protein, chất béo và một số carbohydrate để cung cấp năng lượng trong suốt cả ngày. Các loại hạt này cũng thường là nguồn giàu vitamin và khoáng chất như magiê, canxi hoặc phốt pho. Các loại hạt kể trên cũng chứa nhiều axit béo thiết yếu, những axit béo này có thể giúp giảm viêm, điều này cũng có thể làm giảm mệt mỏi. 
  • Bơ đậu phộng: Bơ đậu phộng thường giàu protein, chất béo, chất xơ và có thể giúp một người cảm thấy no lâu hơn sau khi ăn. Điều này có thể làm giảm nhu cầu ăn vặt liên tục. 
  • Hạt giống: Nhiều loại hạt, chẳng hạn như hạt bí ngô và hạt lanh, là nguồn giàu axit béo và chất xơ, có thể chuyển thành nhiều năng lượng hơn. 

6. Đồ uống

Các loại đồ uống sau đây có thể giúp tăng cường năng lượng: 

  • Nước: Nước là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng nhất trong danh sách này. Nước rất cần thiết cho mọi tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường. Duy trì năng lượng có thể đơn giản là mang theo một chai nước bên mình và nhấm nháp nó suốt cả ngày để giữ đủ nước. 
  • Cà phê: Cà phê là một chất tăng cường năng lượng dễ nhận biết. Caffein trong cà phê làm cho cơ thể, tâm trí tỉnh táo và có thể làm cho mọi người làm việc hiệu quả hơn. Cà phê cũng chứa chất chống oxy hóa gọi là polyphenol, có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa trong tế bào và giúp cơ thể hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, cà phê là một chất kích thích, vì vậy mọi người nên tiêu thụ nó một cách điều độ. Uống quá nhiều cà phê có thể dẫn đến mất năng lượng. 
  • Trà xanh: Trà xanh vẫn chứa một lượng nhỏ caffein, nhưng nó cũng có các hợp chất có thể giúp giảm stress oxy hóa và viêm nhiễm trong cơ thể. Trà xanh giúp tạo ra trạng thái tỉnh táo và giúp cơ thể tràn đầy năng lượng hơn. 

Trên đây là một số loại thực phẩm giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời không gây tăng cân và béo phì. Bạn có thể thêm chúng vào thực đơn hằng ngày của mình để có những bữa ăn ngon miệng, nhiều dưỡng chất và tràn đầy năng lượng. Hiện nay, liệu pháp tái tạo năng lượng được nhiều người tin tưởng, giúp bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tinh thần, trẻ hóa não bộ và tăng cường năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền) giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó bạn sẽ lấy lại năng lượng tích cực và thoát khỏi tình trạng căng thẳng, stress kéo dài mà không lo tăng cân, béo phì.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Béo phì và hen suyễn: Nguy cơ, cách kiểm soát và điều trị

Béo phì và hen suyễn: Nguy cơ, cách kiểm soát và điều trị

Các nguyên tắc điều trị béo phì cần tuân thủ

Các nguyên tắc điều trị béo phì cần tuân thủ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách tính thừa cân bằng chỉ số BMI có chính xác?

Cách tính thừa cân bằng chỉ số BMI có chính xác?

12

Bài viết hữu ích?