Một người mắc bệnh tiểu đường nên hiểu mối quan hệ giữa tình trạng bệnh và lượng carbs để họ có thể đưa ra lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho mình. Không phải tất cả các loại carbs đều như nhau, trong một số trường hợp, các thực phẩm chứa carbs cũng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể mang lại lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu một người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao thì có thể khiến họ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.
Insulin là một loại hormone xuất hiện tự nhiên giúp phân hủy đường trong máu để sử dụng làm năng lượng. Nếu cơ thể không sản xuất được insulin hoặc kém nhạy cảm với insulin có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao, điều này sẽ gây ra những tác động có hại cho con người. Bệnh tiểu đường loại 1 có nghĩa là tuyến tụy của một người không sản xuất đủ insulin mà cơ thể cần. Theo Đại học Johns Hopkins, bệnh tiểu đường loại 1 thường bắt đầu khi một người còn trẻ và xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công tuyến tụy, ngăn cản cơ thể sản xuất insulin. Trong khi đó, ở bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể của một người không nhạy cảm với insulin mặc dù số lượng insulin được sản xuất ra vẫn đầy đủ. Bệnh tiểu đường loại 2 thường xảy ra muộn hơn trong cuộc đời, theo đó bệnh tiểu đường ở người béo phì thường là tiểu đường loại 2.
Đường huyết
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc 2 cần theo dõi lượng đường trong máu của họ. Ăn thức ăn và nhịn ăn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu của một người. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu theo cùng một cách.
Carbs
Cơ thể tiêu hóa carbs có trong thực phẩm và chuyển hóa chúng thành đường. Đường này sau đó đi vào máu và cung cấp cho các tế bào. Carbs được chia thành 2 loại là:
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy rằng ăn quá nhiều carbs mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các rối loạn chuyển hóa khác hoặc bệnh tim mạch của một người. Tiêu thụ carbs đơn giản có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh ở những người mắc bệnh tiểu đường. Theo Hiệp hội đái đường Hoa Kỳ - ADA, ăn nhiều hơn nhu cầu hoặc tập thể dục ít hơn có thể dẫn đến tăng đường huyết. Trong khi đó, theo UW Health, tổng số gram carbohydrate mà một người ăn sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của họ. Nếu không được điều trị, tình trạng tăng đường huyết hoặc đường huyết cao, đặc biệt là ở người bị tiểu đường có thể gây ra một tình trạng nghiêm trọng gọi là nhiễm toan ceton. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), một người mắc bệnh tiểu đường nên đặt mục tiêu ăn khoảng 50% lượng calo của họ từ carbs. Do đó, nếu một người ăn 1.800 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng hợp lý thì 800-900 calo trong số đó có thể đến từ carbs. CDC giải thích rằng điều này tương đương với khoảng 200–225 gam mỗi ngày. Tuy nhiên, cơ quan này cũng nói thêm rằng số lượng carb mà một người cần sẽ khác nhau tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, cân nặng, tình trạng bệnh và nhu cầu giảm cân của họ. CDC cũng khuyến nghị một người có sức khỏe bình thường tiêu thụ không quá 50% lượng calo mỗi ngày từ carbs để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc các bệnh lý chuyển hóa khác.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) chia carbs thành ba loại, bao gồm:
ADA khuyến nghị những bệnh nhân tiểu đường rằng nguồn carbs lớn nhất của họ nên là rau củ nguyên chất, không chứa tinh bột. Tiếp theo, mọi người nên ăn một số loại carbs được chế biến tối thiểu như:
Cuối cùng, ADA khuyến nghị mọi người nên tránh thực phẩm có đường tinh luyện càng nhiều càng tốt. Những thực phẩm này bao gồm kẹo, soda và nước trái cây. Một người mắc bệnh tiểu đường sẽ cần theo dõi lượng carb của họ như một phần của quá trình theo dõi lượng đường trong máu. Tuy nhiên, bất kỳ ai kể cả bệnh nhân tiểu đường không nên loại bỏ carbs hoàn toàn khỏi thực đơn, vì chúng còn có nhiều lợi ích khác cho cơ thể. Những tác dụng mà các loại carbohydrate khác nhau có thể mang lại cho cơ thể là. Chất xơ
CDC cho biết thêm rằng chất xơ không làm tăng lượng đường trong máu.
Tinh bột: Tinh bột được tìm thấy trong một số loại rau, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây. Theo ADA, tốc độ chậm mà tinh bột giải phóng glucose vào máu có thể giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.
Đường: một người nên tránh đường bổ sung và đường tinh luyện thường xuyên, vì sẽ làm mất khả năng kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu của một người giảm xuống quá thấp, ADA khuyến nghị sử dụng thực phẩm hoặc đồ uống có 15 gram carbohydrate để đưa lượng đường máu ổn định trở lại, vì đường giúp tăng đường huyết nhanh chóng, tránh các biến chứng do hạ đường huyết gây ra.
Như vậy, carbohydrate làm tăng đường máu vừa gây ra những nguy cơ nhưng cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một mặt chúng giúp ổn định đường huyết cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động, mặc khác, nếu cung cấp quá nhiều carbs, nhất là carbs đơn giản sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, thừa cân hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên tập trung vào việc ăn các loại rau không chứa tinh bột, ngũ cốc nguyên hạt và tinh bột có trong trái cây và rau quả. Trong khi đó, mọi người nên tránh hoặc hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và đường tinh chế để tránh các vấn đề do lượng đường tăng cao. Ngoài ra, xây dựng một số hoạch ăn kiêng khoa học, bao gồm phương pháp ăn theo đĩa, đếm lượng carb hoặc thậm chí là chế độ ăn ít carb có thể mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường.
62
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
62
Bài viết hữu ích?