Zalo

Tác dụng của insulin với cơ thể con người

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Insulin là một hormone cần thiết đối với cơ thể người. Loại hormone này có công dụng giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Với những người bị bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin đúng cách bác sĩ có thể kê đơn sử dụng thuốc tiểu đường dưới dạng thuốc viên hoặc bút tiêm tiểu đường.

1. Insulin là gì?

Hormone insulin là một loại hormone tự nhiên được sản xuất bởi tuyến tụy giúp cơ thể sử dụng đường để tạo năng lượng. Nếu tuyến tụy không hoạt động bình thường, nó có thể không tạo ra hoặc giải phóng insulin mà bạn cần để kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Insulin có tác động gì tới cơ thể? Tác dụng của insulin đối với cơ thể được thực hiện qua tác động trực tiếp lên quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein:

  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa tinh bột: Sau khi bạn ăn no thì lượng đường trong máu tăng cao lên. Nếu không vận động tập luyện thường xuyên, glucose sẽ được tích trữ trong cơ thể dưới dạng glycogen. Trường hợp lượng glucose trong máu giảm thì glycogen sẽ đóng vai trò phân ly thành glucose vào máu. Khi cơ thể thiếu hụt hormone insulin thì quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến xuất hiện quá trình chuyển hóa lactic, gây ra tình trạng toan máu.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo: Hormone insulin có tác dụng trong tổng hợp axit béo từ glucid, sau đó, đưa chúng tới các mô mỡ. Nếu thiếu hụt insulin sẽ gây ra tình trạng tăng mỡ máu có nguy cơ gây ra bệnh xơ vữa động mạch.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa chất đạm: Hormone insulin có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và dự trữ protein đối với các tế bào. Ngoài ra, hormone insulin còn có công dụng trong chuyển hóa các mô mỡ và gan thành năng lượng tác dụng giúp cơ thể duy trì hoạt động sống.
tác dụng của insulin với cơ thể
Hormone insulin là một hormone cần thiết đối với cơ thể người

2. Công dụng của insulin đối với cơ thể

Tác dụng của insulin đối với cơ thể là một phần quan trọng của sự trao đổi chất. Không có hormone insulin thì cơ thể bạn sẽ ngừng hoạt động. Khi bạn ăn thì tuyến tụy hoạt động tiết ra hormone insulin để giúp cơ thể bạn tạo ra năng lượng từ glucose, một loại đường có trong carbohydrate. Nó cũng giúp bạn dự trữ năng lượng. 

Nhiều tình trạng có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và giải phóng insulin của cơ thể bạn như sau:

  • Tiền tiểu đường - khi cơ thể bạn kháng insulin hay có thể hiểu là không thể sử dụng hormone insulin như bình thường, nhưng lượng đường trong máu không đủ cao để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Bệnh tiểu đường loại 1 là tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin hoặc không tạo ra đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Bệnh tiểu đường loại 2 là khi tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể bạn không thể sử dụng insulin như bình thường. Điều này được gọi là tình trạng kháng insulin. 
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường bắt đầu trong thời kỳ mang thai.
  • Hội chứng chuyển hóa (hội chứng kháng insulin), một nhóm các yếu tố nguy cơ (bao gồm kháng insulin) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh lý về tim. Kháng insulin có nghĩa là các tế bào trong cơ thể bạn không thể sử dụng glucose từ máu làm năng lượng.
  • Các biến chứng của bệnh tiểu đường bao gồm bệnh thận, tổn thương hệ thần kinh, các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch, tiêu hóa và mắt.

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 cần được điều trị bằng insulin để sống. Một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng phải sử dụng liệu pháp insulin để kiểm soát lượng đường trong máu và tránh các biến chứng. Liệu pháp insulin có thể làm công việc mà tuyến tụy của bạn không làm được. 

3. Một số loại insulin cho người bị tiểu đường

Hầu hết các loại insulin đều có thể tiêm được, thông qua kim, bút hoặc bơm. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu có 4 loại insulin chính được sử dụng bổ sung cho những người bị bệnh tiểu đường, cụ thể như sau:

3.1. Insulin có tác dụng nhanh

Đường dùng của insulin có tác dụng nhanh là tiêm dưới da, có tác dụng sau khoảng 1 giờ sử dụng. Đối với loại insulin này, bạn cần chú ý về chế độ dinh dưỡng, ăn những loại thực phẩm có chứa carbohydrate chẳng hạn như khoai lang, chuối, yến mạch…

Liều dùng cho phép của insulin có tác dụng nhanh là từ 0,5-1 IU/kg mỗi ngày.

3.2. Insulin có tác dụng trung bình

Đường dùng của insulin có tác dụng trung bình là tiêm dưới da từ 2 đến 4 tiếng. Nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất, phải chờ sau thời gian từ 6 đến 7 giờ sau tiêm. Thuốc có tác dụng kéo dài khoảng thời gian từ 10 đến 20 giờ. Đối với loại thuốc này, người bị bệnh tiểu đường thường được tiêm 2 lần/ ngày nhằm đảm bảo đạt hiệu quả tối đa.

Liều dùng của insulin có tác dụng trung bình với người bị tiểu đường tuýp 1 như sau:

  • Liều dùng duy trì thông thường từ 0,5-1 IU/kg cân nặng mỗi ngày. 
  • Người có cân nặng ở mức bình thường có liều dùng từ 0,4-0,6 IU/kg cân nặng mỗi ngày. 
  • Người bị béo phì có liều dùng cao hơn từ 0,8-1,2 IU/kg cân nặng mỗi ngày.

Liều dùng của insulin có tác dụng trung bình với người bị tiểu đường tuýp 2 như sau:

  • Liều dùng ban đầu được khuyến cáo là 0,2 IU/kg cân nặng mỗi ngày.

3.3. Insulin có tác dụng kéo dài

Trên thị trường hiện nay có đa dạng những loại insulin có tác dụng kéo dài. Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ nội tiết sẽ dựa vào thể trạng, cân nặng cơ thể, mức độ bệnh để lên phác đồ điều trị hợp lý. Thời gian tốt nhất để sử dụng loại insulin tác dụng kéo dài là thời điểm buổi tối.

Liều dùng sẽ được bác sĩ điều trị kê đơn cụ thể với từng người. Liều dùng thông thường là duy trì từ 0,5-1 IU/kg cân nặng và chia thành nhiều liều mỗi ngày, người không bị béo phì thường dùng từ 0,4-0,6 IU/kg cân nặng mỗi ngày, còn người béo phì thì có thể dùng từ 0,6-1.2 IU/kg cân nặng mỗi ngày.

3.4. Insulin hỗn hợp

Thuốc insulin hỗn hợp là loại thuốc có sự pha trộn giữa loại insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng chậm công dụng nhằm mang đến hiệu quả tối ưu nhất đối với người bị bệnh tiểu đường.

Dựa vào tình trạng của mỗi bệnh mà mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng insulin. Để điều trị có kết quả tốt nhất, bạn cần đến thăm khám và nhận được tư vấn trực tiếp để được bác sĩ.

4. Tác dụng không mong muốn của insulin với cơ thể người

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng insulin trong điều trị bao gồm: 

  • Xuất hiện cục u, hố, sưng, đỏ hoặc ngứa tại chỗ tiêm;
  • Hạ đường huyết hay làm cho lượng đường trong máu thấp;
  • Tăng cân.

Tác dụng của insulin đối với cơ thể là một loại hormone thiết yếu giúp bạn khỏe mạnh và giữ cho cơ thể bạn hoạt động bình thường. Nếu cơ thể bạn không thể sản xuất đủ hormone insulin, bác sĩ có thể kê đơn insulin nhân tạo để điều trị bệnh tiểu đường. 

Để giữ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến hormone insulin thì bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý, duy trì cân nặng khỏe mạnh và tập thể dục thể thao thường xuyên.

tác dụng của insulin với cơ thể
Tập thể dục thể thao giúp quản lý cân nặng ở người tiểu đường

Đối với những người có thể trạng béo phì nên thực hiện giảm cân, giảm béo và cần xác định đây là vấn đề dài hạn. Bạn cần lưu ý khi lựa chọn một phương pháp giảm béo nhanh hay hiệu quả mà có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời vẫn đảm bảo đạt hiệu quả tốt. Bạn có thể tham khảo thực hiện liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng. Phương pháp thực hiện của liệu pháp này với việc sử dụng một số loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với công dụng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Trước khi thực hiện liệu pháp bạn sẽ được đánh giá sức khỏe cá nhân và thực hiện các xét nghiệm máu cơ bản cũng như đánh giá chỉ số khối cơ thể ( BMI). Điểm đặc biệt của liệu pháp này là luôn có bác sĩ đồng hành theo sát cả quá trình thực hiện sao cho phù hợp với thể trạng của từng người cụ thể.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Carbohydrate làm tăng đường máu đúng không? Mối quan hệ của Carbohydrate và bệnh tiểu đường

Carbohydrate làm tăng đường máu đúng không? Mối quan hệ của Carbohydrate và bệnh tiểu đường

Insulin và Glucagon là gì và liên quan đến thừa cân như thế nào?

Insulin và Glucagon là gì và liên quan đến thừa cân như thế nào?

Giảm cân có đảo ngược tiền tiểu đường được không?

Giảm cân có đảo ngược tiền tiểu đường được không?

Các thực đơn eat clean giảm cân cấp tốc tốt nhất

Các thực đơn eat clean giảm cân cấp tốc tốt nhất

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

35

Bài viết hữu ích?