Trước đây, người ta thường được khuyến khích áp dụng chế độ ăn siêu ít chất béo để kiểm soát cholesterol. Bây giờ chúng ta biết rằng không phải tất cả cholesterol đều xấu, chỉ riêng chất béo bão hòa có thể không dẫn đến bệnh tim như chúng ta từng nghĩ và các thực phẩm ít chất béo cũng không hẳn luôn là lựa chọn lành mạnh hơn. Trong khi đó, những người theo chế độ ăn ít carb sẽ giảm cân nhiều hơn trong thời gian ngắn, nhưng một số nghiên cứu tiếp tục trên những người này trong thời gian dài hơn cho thấy hiệu quả giảm cân bắt đầu giảm dần sau khoảng 24 tháng khi mọi người bắt đầu tiêu thụ nhiều carb hơn. Trong khi các dấu hiệu sức khỏe khác như cholesterol không khác biệt đáng kể ở cả hai nhóm.
Một đánh giá nghiên cứu năm 2017 đã đánh giá 32 nghiên cứu về chế độ ăn kiêng có kiểm soát khác nhau và phát hiện ra rằng khi lượng calo và protein được kiểm soát, chế độ ăn ít carb sẽ không mang lại lợi ích giảm cân. Điều này cho thấy, việc kiểm soát cân nặng sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc kiểm soát lượng calo tổng thể của bạn. Carbs có 4 calo mỗi gam và chất béo có 9 calo mỗi gam. Mặc dù chất béo chứa nhiều năng lượng hơn, nhưng điều này không có nghĩa là nó có nhiều khả năng gây tăng cân hơn. Nếu bạn đang hấp thụ nhiều calo hơn nhu cầu của cơ thể, rất có thể sẽ dẫn đến tăng cân. Và nếu bạn đang tiêu thụ ít calo hơn nhu cầu của cơ thể theo thời gian, điều ngược lại có thể sẽ xảy ra. Điều này có thể gặp khó khăn để xác định, vì việc theo dõi lượng calo hấp thụ dễ dàng hơn so với lượng năng lượng chính xác mà bạn đang tiêu hao do phản ứng của mọi người đối với hoạt động thể chất là khác nhau.
Carbohydrate có làm tăng cân không hay nguyên nhân là do Fats ? Theo Hayden James, một chuyên gia giáo dục và chăm sóc bệnh tiểu đường cho biết: Cả carbs và chất béo đều không gây tăng cân. Vấn đề chính phụ thuộc vào tổng lượng calo và mối liên quan giữa lượng calo tiêu thụ và lượng calo bị đốt cháy. Bạn cần tìm kiếm sự cân bằng của cả hai, phù hợp với sở thích và thói quen ăn uống để đạt được mục tiêu của mình.
Trong khi đó, Mary Ellen Phipps, chuyên gia dinh dưỡng cho biết sau khi bạn ăn carbs, hoặc sau khi gan sản xuất glucose sẽ làm hàm lượng đường trong máu tăng lên. Các phân tử glucose này sẽ đi vào tế bào nhờ vào một hormon gọi là Insulin.
Glucose được chuyển hóa từ carbs là nguồn năng lượng cơ bản của cơ thể, đặc biệt là ở các cơ quan quan trọng như tế bào não. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều carbohydrate trong cơ thể bạn mà không thể sử dụng hết hoặc lưu trữ dưới dạng glycogen của cơ hoặc gan thì nó sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo trong các tế bào mỡ. Tuy nhiên, các kho lưu trữ chất béo của cơ thể luôn có sự thay đổi liên tục và khi việc cung cấp carbs giảm xuống, chất béo lưu trữ đó có thể cần được huy động để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động và điều này lâu dần có thể giúp bạn giảm cân.
Có bằng chứng cho thấy việc thay thế carbohydrate bằng nhiều chất béo không bão hòa hơn trong chế độ ăn uống (như trong chế độ ăn Địa Trung Hải) giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát tốt hàm lượng đường máu. Tuy nhiên, cũng có nhiều cách để cải thiện kiểm soát đường máu và lipid mà không giảm cân, chẳng hạn như tập thể dục và ngủ nhiều hơn, tăng lượng chất xơ, giảm lượng đường đơn giản,… Tiến sĩ Dodell ở New York khuyến khích bệnh nhân kết hợp chất béo, protein và chất xơ với carbohydrate để giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến thay vì hạn chế hoặc loại bỏ carbohydrate. Bổ sung chất dinh dưỡng thay vì bớt đi có lẽ là một cách tiếp cận bền vững hơn, vì thực tế rằng những chế độ ăn kiêng quá khắt khe thường không bền vững và kéo dài được lâu.
Như vậy, carbohydrate có béo không và chất béo gây tăng cân không đều không phải là vấn đề cốt lõi dẫn đến tăng cân. Việc tăng và giữ trọng lượng dư thừa thường là kết quả của một số yếu tố bao gồm chế độ ăn uống, thiếu tập thể dục, các yếu tố môi trường và di truyền.
Thực phẩm và Hoạt động
Tăng cân sẽ xảy ra khi một người ăn nhiều calo hơn mức đốt cháy và chính sự mất cân bằng này là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tăng cân.
Môi trường
Môi trường xung quanh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì cân nặng khỏe mạnh của bạn, chẳng hạn như:
Di truyền học
Di truyền cũng đóng một vai trò trong bệnh béo phì, vì gen có thể trực tiếp gây béo phì trong các rối loạn như hội chứng Prader-Willi hoặc một người có thể dễ bị tăng cân hơn so với người khác, nếu trong gia đình họ có người bị béo phì.
Tình trạng sức khỏe và thuốc
Một số vấn đề sức khỏe có thể khiến bạn dễ bị tích trữ mỡ thừa và gây thừa cân như hội chứng Cushing, tuyến giáp hoạt động kém hoặc hội chứng buồng trứng đa nang. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể gây tăng cân, bao gồm một số corticosteroid, thuốc chống trầm cảm và thuốc động kinh.
Căng thẳng, các yếu tố cảm xúc và giấc ngủ kém
Khi buồn chán, tức giận, khó chịu hoặc căng thẳng, một số người có thể ăn nhiều hơn bình thường. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người hay bị thiếu ngủ có nhiều khả năng bị thừa cân hoặc béo phì hơn, nguyên nhân được giải thích là do các hormone được giải phóng trong khi ngủ giúp kiểm soát sự thèm ăn và việc sử dụng năng lượng của cơ thể. Nếu một người bị mất ngủ lâu dài, cơ thể sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn, đặc biệt là các thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo.
Như vậy, carbohydrate có làm tăng cân không thì câu trả lời là không. Carbs là nguồn năng lượng chính của cơ thể và chỉ khi bạn tiêu thụ quá nhiều, vượt quá mức tiêu hao của cơ thể khi hoạt động thì chúng sẽ tích tụ thành chất béo và gây thừa cân, béo phì. Tương tự, chỉ riêng chất béo thì không phải lúc nào cũng khiến bạn tăng cân. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe tim mạch cũng như hạn chế nguy cơ dư thừa calo dẫn đến béo phì, mọi người không nên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Béo phì là một vấn đề sức khỏe gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng mà chúng ta phải chung sống trọn đời. Vì thế giảm béo là vấn đề cần được thực hiện trong dài hạn. Do đó, bạn nên lựa chọn một phương pháp giảm cân an toàn, và mang đến hiệu quả tối ưu. Liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng hiện là phương pháp sử dụng một số loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với công dụng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể người. Trước khi thực hiện liệu pháp bạn sẽ được đánh giá sức khỏe cá nhân và thực hiện các xét nghiệm máu cơ bản cũng như đánh giá chỉ số khối cơ thể ( BMI). Điểm đặc biệt của liệu pháp này là luôn có bác sĩ đồng hành theo sát cả quá trình thực hiện sao cho phù hợp với thể trạng của từng người cũng như đảm bảo quá trình giảm cân diễn ra được an toàn và hiệu quả nhất.
83
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
83
Bài viết hữu ích?