Zalo

Giảm khối lượng chất béo làm giảm viêm, cải thiện chuyển hóa tim mạch

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chất béo, đặc biệt là mỡ xấu có liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, trong đó có quá trình viêm cũng như các chuyển hóa tim mạch trong cơ thể con người. Việc giảm khối lượng chất béo vì thế cũng có giá trị rất to lớn trong việc giảm viêm, tăng chuyển hóa tim mạch và giúp sức khỏe tim mạch dần được cải thiện.

1. Giảm khối lượng chất béo làm giảm viêm

Từ những năm 1993, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các tế bào mỡ ở loài chuột tiết ra TNF-α, cytokine gây viêm và mặc dù lúc này, chúng chưa được biết đến, phát hiện này sẽ định hình cho các nghiên cứu về béo phì trên toàn thế giới trong tương lai. Vào năm 1994, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra leptin có đặc điểm gần giống như cytokine, lúc này nhiều chuyên gia đã xem mô mỡ là một cơ quan nội tiết tích cực chứ không còn được coi là một cơ quan dự trữ trơ nữa. Những nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng tế bào mỡ có liên quan đến nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể bao gồm quá trình viêm, khả năng cầm máu và độ nhạy cảm với insulin.

Trong những năm trở lại đây, các nhà khoa học cũng đã tìm ra nhiều các chất gây viêm hơn có liên quan đến tế bào mỡ như protein phản ứng C (CRP), các cytokine tiền viêm bao gồm IL-6… và hơn 50 yếu tố gây viêm khác liên quan đến tế bào mỡ đã được xác định. Do vậy đến nay, họ đã xác định được khối lượng chất béo tăng lên trong thừa cân hay béo phì được xem là tình trạng viêm ở mức độ thấp và mãn tính. Hiện nay, các chuyên cũng đặt tên cho nhóm tất cả các chất gây viêm liên quan đến chất béo sẽ được gọi là các hợp chất viêm liên quan đến béo phì (ORIM).

Khối lượng chất béo tăng lên trong thừa cân hay béo phì được xem là tình trạng viêm ở mức độ thấp và mãn tính

Dựa vào các nghiên cứu thực tế, các bác sĩ đã phát hiện việc giảm chất béo thông qua chế độ ăn ít calo đã giúp giảm 15% trọng lượng cơ thể, đồng thời, giảm 24 % IL-6 huyết tương chỉ sau 6 tháng tháng và giảm 32 % CRP huyết tương sau 14 tháng. Ngoài ra, chế độ ăn rất ít calo ngắn hạn trong 6 tuần có thể giúp giảm 11% cân nặng và tăng 19% adiponectin, một chất chống viêm có trong huyết thanh.

Các hoạt động thể chất nhằm đốt cháy calo cũng như chất béo cũng cho những kết quả tương tự. Trong một nghiên cứu, TNF-α được chứng minh là giảm khoảng 16% sau 12 tuần luyện tập thể dục. Trong một nghiên cứu khác, việc đốt cháy chất béo thông qua hoạt động thể chất có thể giúp giảm 83% TNF-α sau 5 tháng luyện tập. Tuy nhiên việc hoạt động thể chất quá sức khỏe làm giảm quá 5% cân nặng là không an toàn. Vì thế, việc giảm chất béo thông qua chế độ luyện tập nhiều khi không được thật sự chính xác.

Một vài tác giả đã đánh giá việc kết hợp chế độ ăn kiêng giảm mỡ và can thiệp hoạt động thể chất đốt cháy chất béo trong khoảng 2 năm, đã cho thấy thấy sự cải thiện đáng kể trong tất cả các hợp chất viêm liên quan đến thừa cân béo phì (ORIM). Nồng độ TNF-α trong huyết thanh giảm từ 24% đến 31% và nồng độ CRP và IL-6 trong huyết thanh giảm từ 34 đến 44% và từ 33 đến 62%. Song song với việc đó thì nồng độ adiponectin (một chất chống viêm) trong huyết thanh tăng 48%. 

Đối với việc giảm khối lượng chất béo bằng cách sử dụng các phương pháp hiện đại như phẫu thuật giảm béo cũng cho những kết quả rất tích cực. Khối lượng chất béo sau phẫu thuật đã giảm đáng kể. Đặc biệt với phẫu thuật loại bỏ chất béo (hút mỡ), đã cho thấy mức độ giảm cân được khoảng 33%.

Việc giảm khối lượng chất béo bằng cách sử dụng các phương pháp hiện đại như phẫu thuật giảm béo cũng cho những kết quả rất tích cực 

Tất cả những điều này giải thích cho việc giảm chất béo giúp giảm viêm hoặc cải thiện tình trạng này rất hiệu quả. Đặc biệt với phẫu thuật loại bỏ chất béo (hút mỡ) cho thấy mức độ giảm cân được khoảng 33%, nồng độ IL-6 có thể giảm dao động từ 9 đến 59%.

2. Giảm khối lượng chất béo giúp cải thiện chuyển hóa tim mạch

2.1. Chuyển hóa tim mạch là gì?

Hệ thống tim mạch của bạn bao gồm tim, máu và các mạch máu. Sức khỏe chuyển hóa tim mạch là một thuật ngữ chỉ sự kết hợp của nhiều yếu tố rủi ro này. Chuyển hóa tim mạch tối ưu bao gồm tất cả 5 điều sau đây:

  • Chỉ số khối cơ thể - BMI và vòng eo trong phạm vi lý tưởng;
  • Đường huyết bình thường (không dùng thuốc hạ đường huyết);
  • Mức cholesterol lý tưởng (không dùng thuốc giảm cholesterol);
  • Huyết áp bình thường (không dùng thuốc hạ huyết áp);
  • Không có bằng chứng về bệnh tim mạch, chẳng hạn như cơn đau tim hoặc đột quỵ trước đó.

Các bất thường chuyển hóa tim mạch hay hội chứng chuyển hóa tim mạch (CMS) là sự kết hợp của các rối loạn chức năng chuyển hóa chủ yếu được đặc trưng bởi tình trạng kháng insulin, rối loạn dung nạp glucose, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và béo phì trung tâm. Hội chứng chuyển hóa tim mạch hiện được Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ công nhận là một bệnh thực thể. ​

Những người có những bất thường chuyển hóa tim mạch có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch vành cao gấp hai lần và có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp ba lần so với những người không có những vấn đề này. Hiện nay người ta đã biết rằng lượng chất béo lớn tích tụ là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ chuyển hóa tim mạch.

Có nhiều thách thức để kiểm soát các yếu tố rủi ro chuyển hóa tim mạch. Các chương trình và các chiến lược trị liệu kết hợp chế độ ăn kiêng, tập thể dục và tập trung vào thay đổi hành vi với mục đích làm giảm khối lượng chất béo, từ đó tối đa hóa thành công trong việc giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch. Các chương trình này có các khuyến nghị cụ thể về lượng calo nạp vào, dinh dưỡng cũng như các đánh giá tâm lý và nhận thức liên tục về các thói quen và hành vi không lành mạnh.

Bài viết này xem xét ngắn gọn về sinh lý bệnh, những thách thức và khó khăn trong điều trị CMS và gánh nặng kinh tế của nó. Hiện nay, khoảng 25% người trưởng thành trên thế giới đang mắc hội chứng này

Khối lượng chất béo có liên quan đến chuyển hóa tim mạch.

Việc áp dụng các kế hoạch giảm cân hay giảm béo đã được chứng minh là có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, ổn định quá trình dung nạp glucose, giảm thiểu các rối loạn lipid máu, phòng chống tăng huyết áp… Tất cả những điều trên đã giải thích vì sao việc giảm chất béo trong cơ thể có thể giúp tăng chuyển hóa tim mạch, hay nói cách khác là tăng cường sức khỏe tim mạch.

Các chuyên gia nhận định rằng, những người áp dụng kế hoạch giảm cân với việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau đã ghi nhận mức độ giảm khối lượng chất béo khá ấn tượng. Cụ thể, giảm cân chuyên sâu trong nhóm ăn kiêng giúp giảm 73% khối lượng mỡ nội tạng và mỡ dưới da ở vùng bụng, góp phần làm giảm 52% tổng khối lượng chất béo trong cơ thể và giảm 8% chu vi vòng eo. Việc giảm lượng chất béo này góp phần cải thiện được các chỉ số BMI cũng như vòng eo, từ đó gián tiếp làm ổn định sức khỏe tim mạch.

Một số nghiên cứu đã phát hiện được rằng, sau khi giảm cân và giảm chất béo, tổng nồng độ HDL - cholesterol (HDL-C) tăng đáng kể, do đó dẫn đến sự điều biến có lợi cho chuyển hóa tim mạch. Hơn nữa, các chuyên gia cũng lưu ý rằng sau khi giảm cân, những thay đổi có lợi đáng kể về kích thước, số lượng và thành phần của HDL - cholesterol, một chất giúp chống lại tình trạng xơ vữa mạch máu và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Bên cạnh đó, người ta đã quan sát thấy một sự điều chỉnh có lợi cho chuyển hóa tim mạch từ việc giảm chất béo (phản ánh sự thay đổi có lợi của quá trình chuyển hóa lipid). Sau khi giảm chất béo, người ta đã quan sát thấy nồng độ Triglyceride huyết thanh thấp hơn đáng kể trong lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL), một phản ứng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Cải thiện được nồng độ HDL - Cholesterol, đồng thời làm giảm lượng Triglyceride, giúp tạo ra một mức Cholesterol lý tưởng, từ đó cải thiện được sức khỏe tim mạch.

Giảm khối lượng chất béo nói riêng và giảm cân nói chung đã được chứng mình có thể giúp giảm quá trình viêm trong cơ thể, cải thiện được chỉ số BMI, ổn định khả năng dung nạp Glucose, giúp tạo ra một chức Cholesterol lý tưởng và kết quả là nâng cao chuyển hóa tim mạch. Những người đang bị thừa cân béo phì hoặc có các yếu tố tim mạch nên nói chuyện trực tiếp với các bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn các phương pháp điều trị phù hợp.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Danh sách các thực đơn giảm cân hiệu quả nhất

Danh sách các thực đơn giảm cân hiệu quả nhất

15

Bài viết hữu ích?