Zalo

Cơ thể sẽ ra sao nếu bị thiếu khoáng chất?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khoáng chất là tập hợp các chất dinh dưỡng cơ thể cần để hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt khoáng chất sẽ xảy ra nếu cơ thể không nhận được hoặc không hấp thụ đủ lượng cần thiết. Vậy cơ thể sẽ ra sao nếu bị thiếu khoáng chất?

1. Thiếu khoáng chất gây ra tình trạng gì?

Cơ thể mỗi người sẽ đòi hỏi lượng khoáng chất khác nhau để duy trì. Theo đó, nhu cầu cụ thể hàng ngày được đề xuất (RDA) là lượng trung bình cần cung cấp để đáp ứng nhu cầu của khoảng 97% người khỏe mạnh. Khoáng chất có thể cung cấp từ thực phẩm hoặc các loại thực phẩm chức năng có bổ sung khoáng chất.

Quá trình cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất thường xảy ra từ từ theo thời gian, do một hoặc một số nguyên nhân nào đó, thường là do nhu cầu khoáng chất tăng lên, thiếu chất khoáng trong chế độ ăn uống hoặc do cơ thể khó hấp thụ khoáng chất từ thực phẩm. Cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như xương yếu, mệt mỏi, suy giảm miễn dịch.

thiếu khoáng chất
Cơ thể mỗi người sẽ đòi hỏi lượng khoáng chất khác nhau

2. Có những dạng thiếu hụt khoáng chất nào?

Có 05 loại thiếu hụt khoáng chất chính là: 

2.1. Thiếu khoáng chất canxi

Canxi là khoáng chất cần thiết cho xương và răng chắc khỏe, hỗ trợ chức năng của mạch máu, cơ bắp, dây thần kinh và hệ thống các kích thích tố của cơ thể bạn. Các nguồn cung cấp khoáng chất canxi tự nhiên gồm: Sữa, sữa chua, phô mai, cá nhỏ ăn luôn xương, đậu Hà Lan, bông cải xanh, cải xoăn, cải thảo, đậu phụ, ngũ cốc và các loại nước trái cây.

Sự thiếu hụt khoáng chất canxi sẽ gây ra các triệu chứng trong thời gian ngắn do điều chỉnh lượng canxi trong máu. Tuy nhiên, khi thiếu canxi trong thời gian dài sẽ dẫn đến giảm mật độ khoáng của xương do lúc này cơ thể không tự điều hòa được mà cân huy động canxi từ xương, dẫn đến tình trạng loãng xương. Nếu không được điều trị, thiếu hụt khoáng chất canxi có thể chuyển sang loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt thường gặp ở người lớn tuổi.

Ngoài ra tình trạng thiếu chất khoáng canxi mức độ nghiêm trọng cũng có thể gặp phải do các vấn đề y tế hoặc do một số phương pháp điều trị như thuốc, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, suy thận.

Các triệu chứng cảnh báo cơ thể đang có sự thiếu hụt trầm trọng khoáng chất canxi gồm:

  • Chuột rút cơ bắp;
  • Tê;
  • Ngứa ran ngón tay;
  • Mệt mỏi;
  • Chán ăn;
  • Nhịp tim không đều.

2.2. Thiếu khoáng chất sắt

Hơn 1/2 lượng sắt của chúng ta nằm trong các tế bào hồng cầu, do đó có thể thất sắt là một thành phần quan trọng của huyết sắc tố - protein mang oxy đến các mô. Sắt còn là một phần của các protein và enzyme khác. Sắt có thể được cung cấp từ các loại thực phẩm quen thuộc, nhất là thịt, gia cầm hoặc cá, đậu...

Thiếu chất khoáng sắt sẽ dẫn đến tình trạng phát triển chậm, gây thiếu máu với các triệu chứng yếu và mệt mỏi. 

2.3. Thiếu hụt khoáng chất magie

Cơ thể của chúng ta cần sử dụng magie cho hàng trăm phản ứng hóa học khác nhau bao gồm phản ứng kiểm soát lượng đường trong máu và kiểm soát huyết áp, cơ bắp, dây thần kinh, chức năng não. Bên cạnh đó quá trình chuyển hóa năng lượng và sản xuất protein cũng được kiểm soát chặt chẽ bởi khoáng chất magie. Có 60% magie nằm trong xương, 40% magie nằm trong các tế bào cơ và mô mềm. Các nguồn cung cấp magie tốt cho cơ thể thường gặp nhất bao gồm các loại cây họ đậu, quả hạch, các loại hạt và ngũ cốc, rau lá xanh…

Trên thực tế tình trạng thiếu hụt khoáng chất magie là không phổ biến ở những người khỏe mạnh do thận của chúng ta có năng giữ lại magie, không cho đào thải magie qua nước tiểu. Tuy nhiên một số loại thuốc và thói quen nghiện rượu có thể dẫn đến tình trạng thiếu magie với các dấu hiệu sớm bao gồm:

  • Mệt mỏi, yếu đuối;
  • Ăn mất ngon;
  • Buồn nôn, nôn mửa.

Thiếu hụt khoáng chất magie trầm trọng có thể dẫn đến các triệu chứng sau nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách:

  • Tê;
  • Ngứa ran;
  • Chuột rút cơ bắp;
  • Co giật;
  • Nhịp tim bất thường.

2.4. Thiếu hụt khoáng chất kali

Kali có chức năng như một chất điện giải cần thiết cho sự co cơ, chức năng tim, quá trình truyền tín hiệu thần kinh và hỗ trợ một số enzym biến carbohydrate thành năng lượng. Nguồn cung cấp kali tốt nhất cho cơ thể là các loại trái cây và rau quả như chuối, bơ, rau lá xanh đậm, củ cải đường, khoai tây, mận, nước cam và các loại hạt.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu hụt chất khoáng kali là do tình trạng mất nước quá nhiều như nôn mửa kéo dài, bệnh thận hoặc dùng một số loại thuốc lợi tiểu.

Triệu chứng cơ thể thiếu chất khoáng kali gồm chuột rút và yếu cơ, táo bón, đầy hơi, đau bụng do liệt ruột. Nếu thiếu hụt khoáng chất kali nghiêm trọng có thể gây tê liệt cơ, nhịp tim không đều và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

2.5. Thiếu hụt khoáng chất kẽm

Kẽm là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình trao đổi chất của cơ thể gồm:

  • Quá trình tổng hợp protein;
  • Chức năng hệ thống miễn dịch;
  • Làm lành vết thương;
  • Quá trình tổng hợp DNA;
  • Sự tăng trưởng và phát triển trong thời kỳ mang thai, thời thơ ấu và thanh thiếu niên.

Các nguồn kẽm tốt bao gồm: Hàu, thịt đỏ và thịt gia cầm, đậu, quả hạch, các loại ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa. Thiếu hụt khoáng chất kẽm có thể gây chán ăn, thay đổi vị giác hoặc khứu giác, suy giảm chức năng miễn dịch và tăng trưởng chậm.

thiếu khoáng chất
Thiếu hụt khoáng chất sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau

3. Điều gì khiến cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất nói chung?

Nguyên nhân chính của sự thiếu hụt khoáng chất nói chung là do không nhận đủ từ thực phẩm hoặc chất bổ sung. Một số chế độ ăn kiêng có thể dẫn đến sự thiếu hụt này hoặc do chế độ ăn uống nghèo nàn, thường chỉ tập trung vào các loại đồ ăn vặt hoặc ăn uống thiếu trái cây và rau quả. Ngoài ra, chế độ ăn rất ít calo của những người đang trong quá trình giảm cân, người lớn tuổi chán ăn, người ăn chay, người bị dị ứng thực phẩm, không dung nạp đường sữa… cũng có thể gây ra sự thiếu hụt khoáng chất. 

Các tình trạng khó tiêu hóa thức ăn hoặc gặp các vấn đề trong việc hấp thu chất dinh dưỡng có thể dẫn đến thiếu khoáng chất bao gồm:

  • Bệnh về gan, túi mật, ruột, tụy hoặc thận;
  • Phẫu thuật đường tiêu hóa;
  • Nghiện rượu lâu năm;
  • Sử dụng thuốc như thuốc kháng axit, kháng sinh, thuốc nhuận tràng, lợi tiểu…

Thiếu khoáng chất cũng xảy ra khi cơ thể tăng nhu cầu đối với một số khoáng chất ở phụ nữ đang mang thai, người ra kinh nguyệt nhiều và phụ nữ sau mãn kinh.

4. Làm thế nào để chẩn đoán tình trạng thiếu khoáng chất?

Để xác định xem bạn có bị thiếu khoáng chất hay không, bác sĩ có thể thực hiện:

  • Khai thác tiền sử bệnh, bao gồm triệu chứng và tiền sử gia đình;
  • Kiểm tra thể chất;
  • Khai thác chế độ ăn uống và thói quen ăn uống của bệnh nhân;
  • Xét nghiệm máu như công thức máu toàn bộ (CBC), đo chất điện giải trong máu…

5. Thiếu hụt khoáng chất được chữa như thế nào?

  • Việc điều trị thiếu khoáng chất phụ thuộc vào loại khoáng chất bị thiếu hụt và mức độ nghiêm trọng của nó.
  • Thay đổi thói quen ăn uống có thể giúp ích đối với những bệnh nhân bị thiếu khoáng chất nhẹ. Ví dụ người bị thiếu máu do thiếu sắt trong chế độ ăn có thể được yêu cầu ăn nhiều thực phẩm bổ sung chất sắt.
  • Một số bệnh nhân thiếu hụt khoáng chất không thể điều trị chỉ bằng chế độ ăn uống đơn thuần sẽ được chỉ định bổ sung vitamin tổng hợp hoặc khoáng chất với liều lượng và tần suất bổ sung phù hợp.
  • Nhập viện có thể được yêu cầu trong trường hợp bệnh nhân bị thiếu khoáng chất rất nghiêm trọng, lúc này các chất dinh dưỡng có thể được tiêm tĩnh mạch vào cơ thể bệnh nhân.

Nhìn chung, tất cả các loại khoáng chất đều quan trọng và cần thiết đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ bị thiếu khoáng chất nếu thực hiện các chế độ ăn kiêng giảm cân. Trong trường hợp này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng thực đơn giảm cân phù hợp. Đồng thời có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
9 loại vitamin và khoáng chất nên bổ sung hàng ngày

9 loại vitamin và khoáng chất nên bổ sung hàng ngày

Trong cơ thể, các loại khoáng chất gồm những gì?

Trong cơ thể, các loại khoáng chất gồm những gì?

Thiếu khoáng chất Photpho ở người gây bệnh gì?

Thiếu khoáng chất Photpho ở người gây bệnh gì?

Kết quả xét nghiệm khoáng chất Magie trong máu cao - thấp - bình thường?

Kết quả xét nghiệm khoáng chất Magie trong máu cao - thấp - bình thường?

Uống vitamin C mỗi ngày có tốt không? Hướng dẫn uống vitamin C đúng cách

Uống vitamin C mỗi ngày có tốt không? Hướng dẫn uống vitamin C đúng cách

41

Bài viết hữu ích?