Zalo

Kết quả xét nghiệm khoáng chất Magie trong máu cao - thấp - bình thường?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cơ thể cần nhiều loại khoáng chất khác nhau để duy trì hoạt động, trong số đó có magie. Các trường hợp nghi ngờ thiếu hụt hoặc tăng cao sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm magie. Vậy chỉ số magie trong máu cao - thấp - bình thường là bao nhiêu và tăng/ giảm khi nào?

1. Xét nghiệm magie máu là gì?

Trước khi tìm hiểu chỉ số magie trong máu bình thường và bất thường là thế nào, chúng ta cần biết magie là gì. Magie là 1 loại khoáng chất mà cơ thể cần để duy trì cơ bắp, dây thần kinh và xương, đồng thời ổn định đường huyết. Magie cần thiết cho nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Chuyển hóa và sản xuất năng lượng từ thức ăn;
  • Duy trì huyết áp bình thường;
  • Hỗ trợ các tế bào trong cơ thể hấp thụ kali và canxi.

Hầu hết nguồn cung magie cho cơ thể đến từ thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày, trong đó những nhóm thực phẩm giàu magie bao gồm:

  • Rau xanh và các loại đậu;
  • Các loại hạt;
  • Các loại ngũ cốc;
  • Một số động vật có vỏ.

Hầu hết chúng ta sẽ được cung cấp đủ nhu cầu magie thông qua chế độ ăn uống, vì vậy bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định bổ sung khoáng chất này. Theo nghiên cứu, khoảng ⅓ lượng magie trong cơ thể nằm trên bề mặt xương, phần còn lại ở trong cơ bắp và các mô mềm, và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu (khoảng 1%). 

Có thể thấy, magie là khoáng chất rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể. Thiếu hụt magie có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các chức năng mà nó tham gia và ngược lại đôi khi nồng độ magie trong máu cao do bổ sung quá liều. Nếu bác sĩ nghi ngờ nồng độ magie trong máu quá thấp hoặc quá cao, họ có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm magie huyết thanh. Mẫu bệnh phẩm của xét nghiệm này tương tự các xét nghiệm thường quy. Bác sĩ sẽ lấy một ít máu tĩnh mạch của bệnh nhân cho vào lọ hoặc ống và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích.

magie trong máu cao
Nhiều người thắc mắc chỉ số magie trong máu là gì? 

2. Tại sao cần xét nghiệm magie?

Xét nghiệm magie máu không phải là 1 xét nghiệm điện giải thường quy. Bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện xét nghiệm này nếu nghi ngờ nồng độ magie trong máu cao hoặc thấp, hoặc nghiêm trọng hơn là có các vấn đề sức khỏe liên quan. Xét nghiệm magie cũng có thể được chỉ định đồng thời ở bệnh nhân thiếu kali và canxi mãn tính.

Xét nghiệm magie máu cũng có thể cần thiết nếu bác sĩ đánh giá bạn có các vấn đề về kém hấp thu hoặc suy dinh dưỡng. Kèm theo đó, một số đối tượng có thể làm xét nghiệm này thường xuyên, bao gồm bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc nhất định hoặc mắc bệnh đái tháo đường, các vấn đề về thận hoặc tiêu chảy mãn tính. Xét nghiệm magie máu thường xuyên giúp bác sĩ theo dõi tình trạng của người bệnh.

magie trong máu cao
Chỉ số magie trong máu bình thường dao động từ 1.7 đến 2.3 mg/dL

3. Triệu chứng khi nồng độ magie máu bất thường

3.1. Các dấu hiệu của quá liều magie

  • Lú lẫn;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Nhịp tim chậm;
  • Đau bụng;
  • Huyết áp rất thấp.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, tình trạng quá liều magie có thể dẫn đến ngừng tim hoặc tử vong.

Tuy nhiên, rất hiếm khi nồng độ magie máu tăng cao do thực phẩm. Các chuyên gia cung cấp danh sách các loại thực phẩm giàu magie, như ngũ cốc lúa mì, hạt hạnh nhân rang khô và rau bina luộc, tuy nhiên mỗi loại thực phẩm kể trên chỉ cung cấp khoảng 20% nhu cầu magie mỗi ngày trên mỗi khẩu phần ăn. Thay vào đó, quá liều magie có thể là do uống quá nhiều chất bổ sung magie.

Những trường hợp bổ sung magie thông qua các chế phẩm bổ sung chủ yếu là để điều trị các triệu chứng của một số bệnh lý liên quan, chẳng hạn như đái tháo đường, rối loạn sử dụng rượu, bệnh Crohn hoặc vấn đề về kém hấp thụ dinh dưỡng. Kèm theo đó, các chế phẩm bổ sung magie cũng được khuyến cáo dùng trong trường hợp kali và canxi thấp trong máu.

3.2. Triệu chứng thiếu magie

Các triệu chứng thiếu magie ban đầu bao gồm:

  • Chán ăn;
  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Yếu cơ.

Khi tình trạng thiếu hụt magie tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Cảm giác tê và ngứa ran;
  • Co giật;
  • Chuột rút cơ bắp;
  • Thay đổi tính cách;
  • Nhịp tim bất thường.

4. Một số rủi ro khi xét nghiệm magie huyết thanh

Bạn có thể cảm thấy đau nhẹ khi lấy máu xét nghiệm, hoặc chảy máu mức độ nhẹ trong vài phút sau thủ thuật lấy máu. Một số trường hợp khác than phiền bị bầm tím da tại chỗ đâm kim.

Những rủi ro nghiêm trọng liên quan đến xét nghiệm magie máu là rất hiếm, bao gồm ngất xỉu, nhiễm trùng da và viêm.

5. Kết quả xét nghiệm magie máu

Chỉ số magie trong máu bình thường dao động từ 1.7 đến 2.3 mg/dL (tương đương 0.85 đến 1.1 mmol/L) đối với người từ 17 tuổi trở lên. Chỉ số magie trong máu bình thường có thể khác nhau tùy thuộc các yếu tố sau:

  • Tuổi;
  • Tình trạng sức khỏe cụ thể;
  • Thể trạng cơ thể;
  • Giới tính.

Chỉ số magie trong máu bình thường có thể khác nhau tùy theo từng phòng xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm trong magie máu cao hoặc thấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó bạn cần thảo luận với bác sĩ về kết quả nhận được để có được thông tin chính xác hơn.

magie trong máu cao
Chỉ số magie trong máu bình thường có thể khác nhau tùy theo từng phòng xét nghiệm

5.1. Kết quả xét nghiệm magie trong máu cao

Nồng độ magie trong máu tăng cao thường liên quan đến việc uống quá liều các chế phẩm bổ sung hoặc vấn đề bài tiết magie gặp bất thường.

Một số tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến tăng magie máu bao gồm suy thận, thiểu niệu hoặc quá trình sản xuất nước tiểu quá thấp.

5.2. Xét nghiệm magie máu thấp

Nồng độ magie trong máu ở mức thấp chỉ ra rằng có thể bạn không cung cấp đủ thực phẩm có chứa loại khoáng chất này, hoặc đôi khi do cơ thể không hấp thu đủ lượng magie mà bạn đã tiêu thụ. Hiện tượng này có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Tiêu chảy mãn tính;
  • Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ, một cách hỗ trợ cơ học để lọc các chất thải ra khỏi máu khi thận không hoạt động bình thường;
  • Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn;
  • Sử dụng kéo dài thuốc lợi tiểu.

Có khá nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra giảm nồng độ magie trong máu, bao gồm:

  • Mất nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt;
  • Một số bệnh lý liên quan như xơ gan, cường aldosteron và suy tuyến cận giáp;
  • Bệnh nhân bỏng mức độ nặng;
  • Viêm tụy;
  • Cơ thể ra quá nhiều mồ hôi;
  • Tiền sản giật;
  • Viêm loét đại tràng (UC);
  • Bệnh đái đường không kiểm soát chặt chẽ.

Nồng độ magie máu thấp cũng có thể xảy ra do rối loạn sử dụng rượu và xảy ra trong sảng rượu. Tình trạng sảng rượu xảy ra do cai rượu và liên quan đến các biểu hiện như run rẩy, kích động và xuất hiện ảo giác.

Nhìn chung, khoáng chất Magie rất quan trọng và cần thiết đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ bị thiếu khoáng chất này nếu thực hiện các chế độ ăn kiêng giảm cân. Trong trường hợp này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng thực đơn giảm cân phù hợp. Đồng thời có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
9 loại vitamin và khoáng chất nên bổ sung hàng ngày

9 loại vitamin và khoáng chất nên bổ sung hàng ngày

Cơ thể sẽ ra sao nếu bị thiếu khoáng chất?

Cơ thể sẽ ra sao nếu bị thiếu khoáng chất?

Trong cơ thể, các loại khoáng chất gồm những gì?

Trong cơ thể, các loại khoáng chất gồm những gì?

Thiếu khoáng chất Photpho ở người gây bệnh gì?

Thiếu khoáng chất Photpho ở người gây bệnh gì?

Uống vitamin C mỗi ngày có tốt không? Hướng dẫn uống vitamin C đúng cách

Uống vitamin C mỗi ngày có tốt không? Hướng dẫn uống vitamin C đúng cách

30

Bài viết hữu ích?