Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính liên quan đến quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể. Theo đó, insulin - hormone điều hòa lượng glucose trong máu được tuyến tụy sản xuất ngày càng nhiều để đáp ứng với nồng độ đường cao trong thời gian dài. Dần dà, các tế bào giảm đáp ứng với insulin và trở nên kháng insulin.
Người tiểu đường bị thừa cân rất khó khăn trong việc giảm cân do tình trạng kháng insulin khiến cơ thể chuyển hóa glucose thành chất béo, thay vì chuyển thành năng lượng như bình thường.
Giảm cân cho người tiểu đường có thể mang đến những sự khác biệt lớn về mặt sức khỏe và kết quả điều trị so với các đối tượng còn lại. Theo nhiều nghiên cứu, giảm cân có thể làm giảm lượng đường trong máu, từ đó giảm tác động của bệnh đái tháo đường và giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Đái tháo đường type 1 là một dạng bệnh tự miễn do cơ thể tự tấn công tuyến tụy bằng kháng thể, khiến tuyến tụy không thể sản xuất insulin để điều hòa lượng đường trong máu. Do đó, đái tháo đường type 1 không liên quan đến tình trạng thừa cân. Tuy nhiên, việc giảm cân sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ biến chứng và giảm tình trạng lệ thuộc insulin.
Trong khi đó, đái tháo đường type 2 xuất phát từ việc cơ thể sản xuất không đủ insulin hoặc tế bào không đáp ứng với insulin. Thừa cân, ít vận động được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Do đó, đối với đái tháo đường type 2, giảm cân là chìa khóa vàng giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Theo đó, giảm 7 - 10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường ở những người tiền đái tháo đường type 2. Còn đối với người đã mắc bệnh tiểu đường type 2, giảm cân có thể giúp tình trạng bệnh thuyên giảm và có khả năng loại bỏ nhu cầu dùng thuốc.
Mặc dù vậy, giảm cân không đúng cách cũng đem lại một số biến chứng và rủi ro cho người bệnh. Thực hiện những thay đổi lớn và đột ngột trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến hạ đường huyết do lượng đường trong máu giảm quá thấp so với ngưỡng bình thường, gây nguy cơ hôn mê và tử vong. Do đó, người bệnh tiểu đường cần đặc biệt cẩn thận và tham khảo qua ý kiến chuyên gia y tế khi xây dựng kế hoạch giảm cân cho mình.
Để giảm béo cho người bị tiểu đường, hãy bắt đầu bằng việc giảm đường và carbohydrate đã qua chế biến trong chế độ ăn uống của người bệnh. Song song với đó, tăng cường bổ sung các chất béo lành mạnh từ các loại hạt, bơ và cá, kết hợp rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt,.... Các nghiên cứu cho thấy, chỉ cần giảm từ 5 - 7% cân nặng là đủ để giảm 58% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Chế độ ăn kiêng là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một kế hoạch giảm cân nào, và nó càng trở nên quan trọng hơn đối với người bị bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số chế độ ăn giảm cân dành cho người tiểu đường được các chuyên gia dinh dưỡng đề xuất:
Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch giảm cân của bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Việc tập thể dục mang đến cho người tiểu đường nhiều lợi ích sức khỏe như:
Trước khi tập thể dục, hãy đảm bảo đường huyết của bệnh nhân không quá thấp, tức dưới 100 mg/dl. Mức đường huyết quá thấp làm tăng nguy cơ hạ đường huyết cho bệnh nhân sau khi tập luyện. Không nên tập thể dục khi lượng đường trong máu quá cao (trên 180 mg/dl) do quá trình tập luyện đôi khi có thể khiến mức đường huyết tăng cao hơn. Tốt nhất, bệnh nhân nên kiểm tra đường huyết trước khi tiến hành tập luyện để tránh những rủi ro.
Theo TS.BS. Pouya Shafipour - chuyên gia y tế về béo phì thuộc Trung tâm Y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California, mẹo để có một chế độ ăn ít calo bền vững là giảm các loại calo. Theo đó, với chế độ ăn ít calo gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp (giảm thiểu carbohydrate, không nhất thiết có protein và chất béo), cơ thể buộc phải sử dụng lượng mỡ dự trữ khi hết glucose. Điều này giúp kết quả giảm cân trở nên bền vững hơn vì người bệnh gần như không cảm thấy đói. Trong khi đó, nếu bệnh nhân đái tháo đường chỉ cắt giảm calo mà vẫn giữ nguyên hàm lượng tinh bột và carbohydrate trong khẩu phần ăn, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đói. Từ đó, ảnh hưởng đến kết quả giảm cân của họ.
Giảm cân đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị của bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 2. Muốn giảm cân cho người tiểu đường một cách bền vững, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn kiêng hợp lý, giảm calo và tập luyện thể dục đều đặn. Chú ý không nên ăn uống kiêng khem quá mức và kiểm tra đường huyết trước khi tập luyện để tránh nguy cơ hạ đường huyết đột ngột.
Tài liệu tham khảo: medicalnewstoday.com - bmj.com
43
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
43
Bài viết hữu ích?