Zalo

Cách nhận biết và xử trí hạ đường huyết

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm thấp, thường gặp ở những người ăn kiêng, ăn ít, hoạt động quá mức, uống nhiều rượu, bia và đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường do điều trị không hợp lý. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Thế nào là hạ đường huyết?

Khi đường huyết của một người hạ thấp < 3,9 mmol/l thì được xem là hạ đường huyết và các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi đường huyết khoảng 2,7-3,3 mmol/l, đến khi hạ xuống < 2,8 mmol/l thì được gọi là hạ đường huyết nặng

Hạ đường huyết
Đường huyết bao nhiêu bao nhiêu thì được gọi là hạ đường huyết?

2. Hậu quả của hạ đường huyết

Đường là nguồn năng lượng chủ yếu của con người, đặc biệt là tế bào não. Khi lượng đường trong máu hạ thấp, cơ thể sẽ huy động nguồn đường dự trữ để sử dụng, nếu không kịp thời bổ sung, nguồn dữ trữ được sử dụng hết sẽ khiến tế bào không còn năng lượng để hoạt động, não bị tổn thương, rối loạn thần kinh và lâu dài có thể dẫn đến lú lẫn, co giật, hôn mê và cuối cùng là tử vong.

3. Biểu hiện của hạ đường huyết

Ở mức độ nhẹ, hạ đường huyết thường có biểu hiện: Mệt mỏi đột ngột, đói, đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, run tay chân, hồi hộp, cảm giác lạnh… Nặng hơn có thể có biểu hiện giảm chú ý, rối loạn hành vi, dễ bị kích thích, xuất hiện ảo giác và ngủ gà…

4. Cách xử trí khi bị hạ đường huyết

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của hạ đường huyết, ta cần bổ sung đường nhanh chóng bằng cách:

  • Đối với hạ đường huyết nhẹ, người bệnh còn tỉnh táo và ăn được:

Bổ sung 10-15g đường, tương đương: 3 miếng đường nhỏ, 100ml nước ngọt hay 100-150ml nước hoa quả. Ngoài ra cũng có thể bổ sung đường bằng kẹo, mật ong, trái cây… nhưng cần lưu ý không sử dụng socola và kem.

Sau 15 phút, nếu các triệu chứng không mất đi hay thuyên giảm, tiếp tục bổ sung đường như trên. Nếu các triệu chứng ngày càng nặng thêm cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị

Hạ đường huyết
Hạ đường huyết thường gây mệt mỏi 

Ngoài các dấu hiệu trên, một số các trường hợp hạ đường huyết không biểu hiện triệu chứng (hạ glucose máu tiềm tàng) khiến ta khó nhận biết và điều trị kịp thời.

  • Đối với hạ đường huyết nặng, người bệnh lú lẫn, hôn mê, co giật và rối loạn tiêu hoá:

Không nên bổ sung đường bằng đường ăn, uống vì dễ gây sặc vào đường thở, cần nhanh chóng đưa người bệnh vào cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí.

5. Phòng ngừa hạ đường huyết

Để tránh khỏi tình trạng hạ đường huyết, bạn nên ăn uống điều độ, không bỏ bữa, cân bằng giữa luyện tập và chế độ ăn, hạn chế rượu, bia…

Ngoài ra, đối với người bệnh đái tháo đường hay người thường xuyên bị hạ đường huyết nên tuân theo điều trị của bác sĩ, kiểm tra đường huyết thường xuyên. Nếu có thể nên mang theo bên mình vài viên kẹo hoặc viên đường để có thể sử dụng khi xuất hiện cơn hạ đường huyết.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Dùng thuốc tiểu đường gây tăng cân không? Làm sao để giảm cân?

Dùng thuốc tiểu đường gây tăng cân không? Làm sao để giảm cân?

Có cách giảm cân cho người bị tiểu đường nào bền vững không?

Có cách giảm cân cho người bị tiểu đường nào bền vững không?

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì và vì sao nó quan trọng?

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì và vì sao nó quan trọng?

Bệnh rối loạn chuyển hóa đường là gì và tác động của nó tới sức khỏe?

Bệnh rối loạn chuyển hóa đường là gì và tác động của nó tới sức khỏe?

Cách điều trị gan nhiễm mỡ theo Đông y

Cách điều trị gan nhiễm mỡ theo Đông y

38

Bài viết hữu ích?