Zalo

Mối quan hệ giữa chỉ số BMI và bệnh nhân bị tiểu đường

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đái tháo đường (hay bị tiểu đường) là tình trạng bệnh tật đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới và có thể gặp ở mọi độ tuổi. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 cao đáng kể ở những người thừa cân - béo phì được đánh giá thông qua chỉ số BMI. Vậy mối quan hệ giữa chỉ số BMI tiểu đường là như thế nào?

1. Chỉ số BMI và bệnh tiểu đường có liên hệ như thế nào?

Hiện nay, nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cho biết yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh đái tháo đường khác nhau. Đặc biệt trong đó thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ vô cùng quan trọng dẫn tới đái tháo đường type 2. Các kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa chỉ số BMI và nguy cơ đái tháo đường như sau:

  • Nam và nữ giới nằm trong nhóm thừa cân (BMI từ 25-30) có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn lần lượt là 30% và 10% so với người bình thường.
  • Ở mức độ BMI béo phì từ 30-40 cả hai giới đều có nguy cơ mắc tiểu đường gần gấp đôi so với những người có chỉ số BMI bình thường.
  • BMI trên 40 làm tăng nguy cơ đái tháo đường lên tới 150% ở nữ và 180% ở nam.
  • Những người thuộc nhóm béo phì có chỉ số BMI trên 30 luôn có nguy cơ biến chứng đái tháo đường cao hơn tới 170% so với tất cả những biến chứng khác, không phân biệt giới tính.
  • Đàn ông béo phì cũng có nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, thận, mắt và chi dưới cao hơn so với phụ nữ có cùng mức BMI
Chỉ số BMI và bị tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ
Chỉ số BMI và bị tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ

2. Nguyên nhân bị tiểu đường của những người có chỉ số BMI quá cao

Không chỉ những người thừa cân, béo phì có chỉ số BMI cao dễ phát sinh đái tháo đường type 2 mà kể cả những người béo phì trung tâm hay có lượng mỡ dư thừa tập trung ở bụng lớn cũng dễ mắc phải tình trạng bệnh tật này. Nguyên nhân khiến chỉ số BMI ở bệnh nhân tiểu đường cao là vì: Phản ứng viêm:

  • Các nghiên cứu cho thấy, lượng mỡ vùng bụng lớn sẽ khiến các tế bào mỡ giải phóng các hoá chất gây viêm, khiến cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin do cơ thể tạo ra bằng cách phá vỡ chức năng của các tế bào đáp ứng insulin và làm giảm khả năng đáp ứng với insulin của chúng.
  • Đây còn được gọi là tình trạng kháng insulin - dấu hiệu đặc trưng của đái tháo đường type 2.
  • Béo phì trung tâm hay béo bụng là một dạng béo phì có nguy cơ đặc biệt cao phát sinh đái tháo đường type 2.

Rối loạn chuyển hoá mỡ:

  • Béo phì được cho là gây ra những thay đổi lớn với quá trình trao đổi chất của cơ thể khiến mô mỡ giải phóng các phân tử chất béo vào máu, ảnh hưởng tới các tế bào đáp ứng insulin và dẫn tới giảm độ nhạy insulin.
  • Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết về việc béo phì có thể dẫn tới tình trạng tiền đái tháo đường type 2, tình trạng trao đổi chất hầu như luôn phát triển thành đái tháo đường type 2.
Có nhiều nguyên nhân bị tiểu đường của những người có chỉ số BMI cao
Có nhiều nguyên nhân bị tiểu đường của những người có chỉ số BMI cao

3. Lợi ích của việc giảm cân để giảm chỉ số BMI ở bệnh nhân tiểu đường

Chỉ số BMI dù chỉ cao hơn 25 một chút cũng có thể khiến một người có nguy cơ biến chứng đái tháo đường cao hơn. Để có thể ngăn ngừa phát sinh tiểu đường do chỉ số BMI cao thì vai trò của giảm cân là chiến lược vô cùng quan trọng vì có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Việc giảm trọng lượng cơ thể dù chỉ lượng nhỏ cũng đã giúp cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể và giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, chuyển hoá như tiểu đường, bệnh tim hoặc ung thư. Giảm 5% trọng lượng cơ thể sau khi tập thể dục cường độ vừa phải thường xuyên có thể giúp giảm hơn 50% nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Tóm lại, mối liên hệ giữa béo phì (chỉ số BMI cao) và tiểu đường đã được thiết lập một cách chắc chắn dựa trên nhiều bằng chứng khoa học. Nếu không có sự can thiệp của chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục phù hợp, béo phì có thể dẫn tới đái tháo đường type 2 trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

1 gam chất béo bằng bao nhiêu calo?

1 gam chất béo bằng bao nhiêu calo?

Cách nào giảm 15cm vòng eo trong 4 ngày?

Cách nào giảm 15cm vòng eo trong 4 ngày?

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

52

Bài viết hữu ích?