Zalo

13 rủi ro về sức khỏe nếu thừa cân - cách nào phòng ngừa?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thừa cân là tình trạng không hề hiếm gặp. Đây được xem là một yếu tố nguy cơ sức khỏe đáng báo động. Vậy cơ thể ra sao nếu thừa cân, thừa cân gây bệnh gì? Sau đây là những rủi ro sức khỏe khi thừa cân và cách phòng ngừa.

1. Rủi ro sức khỏe khi thừa cân

Thừa cân đặc biệt là béo phì, làm suy giảm hầu hết mọi khía cạnh của sức khỏe, từ chức năng sinh sản và hô hấp đến trí nhớ và tâm trạng. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh gây suy nhược và thậm chí là chết người, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim và một số bệnh ung thư. Béo phì thực hiện điều này thông qua nhiều con đường khác nhau, có thể đơn giản gây căng thẳng cơ học khi cơ thể trở nên nặng nề, một số khác liên quan đến các thay đổi phức tạp trong hormone và quá trình trao đổi chất. Béo phì làm giảm chất lượng và thời gian sống, đồng thời làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe cá nhân, của quốc gia và toàn cầu. Tuy nhiên, tin tốt là giảm cân có thể hạn chế một số rủi ro liên quan đến béo phì. Giảm ít nhất 5 - 10% trọng lượng cơ thể sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho những người béo phì, ngay cả khi đó chưa phải là cân nặng “lý tưởng”. Béo phì thường được xác định bằng chỉ số BMI 30 trở lên. Trọng lượng dư thừa, đặc biệt là mỡ trong cơ thể có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và thể chất. Vậy cụ thể hơn, cơ thể ra sao nếu thừa cân?

2. Thừa cân gây bệnh gì? Làm cách nào để phòng ngừa?

2.1. Béo phì và bệnh tiểu đường

Tình trạng chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trọng lượng cơ thể là bệnh tiểu đường type 2. Trong Nghiên cứu theo dõi 114.000 phụ nữ trung niên trong 14 năm, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 93 lần ở những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 35 trở lên khi so với phụ nữ có chỉ số BMI thấp hơn 22. Tăng cân khi trưởng thành cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ngay cả ở những phụ nữ có chỉ số BMI ở mức khỏe mạnh và chỉ số này cũng tương tự ở nam giới. Các tế bào mỡ, đặc biệt là những tế bào được tích trữ quanh eo, tiết ra hormone và các chất gây viêm. Mặc dù tình trạng viêm là một thành phần thiết yếu của hệ thống miễn dịch và là một phần của quá trình chữa bệnh, tuy nhiên nếu tình trạng viêm xảy ra không phù hợp sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Chứng viêm có thể khiến cơ thể phản ứng kém hơn với insulin và thay đổi cách cơ thể chuyển hóa chất béo và carbohydrate, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn và cuối cùng là bệnh tiểu đường kèm theo nhiều biến chứng của nó. Một số thử nghiệm lớn đã chỉ ra rằng việc giảm cân vừa phải có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi đầu của bệnh tiểu đường ở những người có nguy cơ cao.

Cơ thể ra sao nếu thừa cân là thắc mắc nhiều người
Cơ thể ra sao nếu thừa cân là thắc mắc nhiều người

2.2. Béo phì và bệnh tim mạch

Trọng lượng cơ thể có liên quan trực tiếp đến các yếu tố nguy cơ tim mạch. Khi chỉ số BMI tăng lên, huyết áp, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), triglyceride, lượng đường trong máu và tình trạng viêm cũng tăng theo. Những thay đổi này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ và tử vong do tim mạch: Thừa cân làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ lên 22% và béo phì làm tăng nguy cơ này lên 64%. Một tin tốt là khi chúng ta giảm cân từ 5 - 10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm huyết áp, cholesterol LDL và chất béo trung tính, đồng thời cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.

2.3. Béo phì và ung thư

Mối liên quan giữa béo phì và ung thư không hoàn toàn rõ ràng như đối với bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Điều này một phần là do ung thư không phải là một bệnh đơn lẻ mà là một tập hợp các bệnh riêng lẻ. Một nhóm chuyên gia được thành lập bởi Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ đã kết luận rằng có mối liên hệ giữa béo phì và ung thư thực quản, tuyến tụy, ruột kết, trực tràng, vú, nội mạc tử cung, thận và túi mật. Để phòng ngừa, bên cạnh việc giảm cân nặng, người béo phì cần tiến hành tầm soát sức khỏe định kỳ hàng năm để sớm phát hiện bất thường (nếu có).

2.4. Béo phì, trầm cảm và chất lượng cuộc sống

Những người béo phì có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn những người có cân nặng khỏe mạnh. Tuy nhiên các nhà điều tra không thể nói liệu béo phì làm tăng nguy cơ trầm cảm hay trầm cảm làm tăng nguy cơ béo phì. Mối quan hệ giữa béo phì và trầm cảm có thể là con đường 2 chiều. Mặc dù mối liên hệ sinh học giữa béo phì và trầm cảm vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng các cơ chế có thể bao gồm việc kích hoạt phản ứng viêm, thay đổi trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận, kháng insulin và các yếu tố xã hội hoặc văn hóa.

2.5. Béo phì và sinh sản

Béo phì có thể ảnh hưởng đến sinh sản, từ hoạt động tình dục đến quá trình thụ thai. Ở phụ nữ có mối liên quan giữa béo phì và vô sinh, tỷ lệ vô sinh thấp nhất ở phụ nữ có chỉ số BMI từ 20 -24 và tăng lên khi chỉ số BMI thấp hơn, hoặc cao hơn. 25% trường hợp vô sinh do rụng trứng ở Hoa Kỳ có thể là do béo phì. Khi mang thai, béo phì làm tăng nguy cơ sảy thai, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Béo phì ở mẹ cũng làm tăng nhẹ khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Việc giảm cân vừa phải sẽ giúp cải thiện chức năng sinh sản ở những phụ nữ béo phì. Tác động của béo phì đối với khả năng sinh sản của nam giới là chưa rõ ràng. Trong một nghiên cứu, tỷ lệ số lượng tinh trùng thấp và khả năng di chuyển của tinh trùng kém sẽ tăng theo chỉ số BMI, từ 5,3% và 4,5% tương ứng ở nam giới có cân nặng bình thường lên 15,6 và 13,3% ở nam giới béo phì. Ngược lại, trọng lượng cơ thể ít ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch ngoại trừ ở những người có chỉ số BMI cao trên 35, do có sự khác biệt lớn về mức độ hormone sinh sản khi cân nặng tăng lên. Chức năng tình dục cũng có thể bị ảnh hưởng do béo phì, tỷ lệ mắc chứng rối loạn cương dương tăng lên khi chỉ số BMI tăng. Đáng chú ý, giảm cân có thể hữu ích trong việc duy trì chức năng cương dương.

2.6. Béo phì và chức năng phổi/ Bệnh đường hô hấp

Trọng lượng dư thừa có thể làm suy yếu chức năng hô hấp thông qua các con đường cơ học và con đường trao đổi chất. Ví dụ, sự tích tụ mỡ bụng có thể hạn chế sự hạ xuống của cơ hoành, do đó ảnh hưởng đến sự giãn nở của phổi. Trong khi đó sự tích tụ mỡ nội tạng có thể làm giảm tính linh hoạt của thành ngực, làm suy yếu sức mạnh cơ hô hấp và làm hẹp đường dẫn khí trong phổi. Cytokine được tạo ra bởi tình trạng viêm cấp thấp đi kèm với béo phì cũng có thể cản trở chức năng phổi. Hen suyễn và ngưng thở khi ngủ là 2 bệnh lý ở đường hô hấp phổ biến thường có liên quan đến béo phì. Béo phì làm tăng 50% nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn ở cả nam và nữ. Béo phì cũng là nguyên nhân chính gây ra chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA), ước tính ảnh hưởng đến khoảng 1/5 người lớn; cứ 15 người lớn thì có một người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở mức độ trung bình hoặc nặng. Tình trạng này có liên quan đến buồn ngủ ban ngày, tai nạn, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và tử vong sớm.

2.7. Béo phì, trí nhớ và chức năng nhận thức

Bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ là tai họa của những người có tuổi thọ cao. Tại Hoa Kỳ, những bệnh này ảnh hưởng đến hơn 7,5 triệu người, hầu hết trong số họ trên 65 tuổi. Ở tuổi 65, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ước tính là 17,2% ở phụ nữ và 9,1% ở nam giới. Trọng lượng cơ thể là một yếu tố rủi ro có thể thay đổi được đối với bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ. So với người có cân nặng bình thường, thiếu cân có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn 36% trong khi béo phì có nguy cơ cao hơn 42%.

2.8. Béo phì và rối loạn cơ xương

Trọng lượng dư thừa gây căng thẳng cơ học và trao đổi chất lên xương, cơ và khớp. Thoái hóa khớp gối và khớp háng đều có liên quan mật thiết với bệnh béo phì và bệnh nhân béo phì chiếm 1/3 tổng số ca phẫu thuật thay khớp. Béo phì làm tăng nguy cơ đau lưng, đau chi dưới và tăng nguy cơ tàn tật do bệnh cơ xương khớp. Như đã đề cập xuyên suốt bài viết, giảm cân chính là cách hữu hiệu nhất để giảm nguy cơ mắc phải tình trạng này.

2.9. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu liên quan đến bệnh béo phì

Khi chất béo tích tụ trong các tế bào gan, nó có thể làm hỏng gan và sau đó có thể dẫn đến sẹo (tình trạng gọi là xơ gan), cuối cùng khiến gan của bạn ngừng hoạt động hoàn toàn. Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi tổn thương trở nặng. Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, nhưng một yếu tố nguy cơ của tình trạng này chính là thừa cân. Việc chẩn đoán sớm và phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện bệnh lý này.

Có nhiều rủi ro sức khỏe khi thừa cân
Có nhiều rủi ro sức khỏe khi thừa cân

2.10. Cholesterol cao

Mặc dù gen của bạn cũng có một số ảnh hưởng đến tình trạng Cholesterol cao, nhưng những gì bạn ăn và tập thể dục cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Thực phẩm không lành mạnh có thể làm tăng cân nặng cũng như mức cholesterol LDL và chất béo trung tính "xấu". Thực phẩm có chất xơ hòa tan - như yến mạch và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, đậu, táo, nho, dâu tây, cà tím và đậu bắp - sẽ giúp giảm lượng cholesterol cũng như giúp bạn no lâu, từ đó giúp bạn ăn ít calo hơn.

2.11. Béo phì và bệnh gout

Axit uric tích tụ trong cơ thể tạo thành các tinh thể hình kim khiến các khớp như ngón chân cái, mắt cá chân hoặc đầu gối của bạn bị đau. Khả năng bùng phát tăng lên theo số cân nặng, và cũng liên quan đến tình trạng kháng insulin. Giảm cân là một phần trong việc kiểm soát bệnh gout ở những người béo phì. Một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim và thói quen tập thể dục có thể giúp giảm mức axit uric cũng như cân nặng của bạn.

2.12. Huyết áp cao liên quan đến béo phì

Bị béo phì có nghĩa là tim của bạn phải bơm máu nhiều hơn để đưa máu đến tất cả các tế bào, điều này sẽ gây căng thẳng cho tim. Lực đẩy lên thành động mạch quá lớn và có thể làm hỏng chúng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Khoảng 3 trong số 4 bệnh nhân bị huyết áp cao bị béo phì. Bác sĩ thường sẽ khuyên bạn nên tập thể dục 20-30 phút hầu hết các ngày, hạn chế natri (muối) ở mức 1.500 miligam mỗi ngày và không hút thuốc. Cả khi bạn chỉ giảm 10 pound cũng có thể làm giảm huyết áp của bạn.

2.13. Bệnh thận và béo phì

Cao huyết áp và tiểu đường là 2 nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh thận. Thận lọc máu và giúp kiểm soát huyết áp, tuy nhiên thận không thể làm công việc này nếu thận bị hư hại do các bệnh liên quan đến béo phì. Thận có vấn đề sẽ dẫn đến sự tích tụ chất thải nguy hiểm trong cơ thể. Có thể thấy béo phì là nguyên nhân gây nên rất nhiều các vấn đề về sức khỏe. Vì thế để cải thiện tình trạng này người thừa cân nên áp dụng các biện pháp giảm cân càng sớm càng tốt để nâng cao thể trạng, giúp đẩy lùi những bệnh lý mạn tính và rối loạn chuyển hóa.

Bệnh thận là một trong những rủi ro sức khỏe khi thừa cân
Bệnh thận là một trong những rủi ro sức khỏe khi thừa cân

Liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng hiện là phương pháp quản trị cân nặng hiệu quả và có tỉ lệ tái béo thấp nhất hiện nay. Khi cách giảm cân này chú trọng đến việc tìm ra nguyên nhân gây thừa cân, béo phì, sau đó sẽ đưa các tổ hợp vitamin, khoáng chất vào cơ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa, đào thải mỡ thừa thành năng lượng tiêu hao. Nhờ đó mà cách giảm cân này phù hợp cho nhiều đối tượng từ béo phì lâu năm, béo sau sinh, béo do bệnh lý, mỡ nội tạng… Do là phương pháp giảm cân chuẩn y khoa nên mọi quy trình thực hiện đều có sự đồng hành, theo dõi của các bác sĩ. Vì thế mà người thừa cân hoàn toàn có thể yên tâm về tính an toàn cũng như kết quả đạt được.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả

22

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Điều gì xảy ra nếu béo phì không được điều trị?

Điều gì xảy ra nếu béo phì không được điều trị?

Triglyceride ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?

Triglyceride ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Bị tăng cân liên tục là bệnh gì?

Bị tăng cân liên tục là bệnh gì?

22

Bài viết hữu ích?