Sắt là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu trong cơ thể. Thiếu hụt sắt có thể gây ra nhiều triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, trẻ em chậm phát triển, rụng tóc và móng tay dễ gãy. Cùng tìm hiểu thiếu sắt có rụng tóc không và cách để khắc phục tình trạng thiếu sắt gây rụng tóc là gì qua bài viết dưới đây.
1.Bị thiếu sắt có gây rụng tóc không? Vì sao?
Tình trạng rụng tóc có thể do rất nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng đến người lớn và trẻ em thuộc mọi giới tính. Rụng tóc không chỉ do chứng hói đầu ở nam giới mà còn có thể do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể. Vì vậy, rụng tóc không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn là tín hiệu báo hiệu các vấn đề về sức khỏe của chúng ta.
Nhiều người thắc mắc thiếu sắt có gây rụng tóc không? Sắt là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. Khi thiếu hụt sắt cơ thể sẽ không thể sản xuất hemoglobin trong máu dẫn đến tình trạngthiếu máu do thiếu sắt. Các hemoglobin trong máu có chức năng mang oxy đến các cơ quan và bộ phận trong cơ thể để phát triển và ổn định các tế bào, bao gồm những tế bào kích thích sự phát triển của tóc. Bên cạnh đó, hệ thống mạch máu trên da đầu chứa khoảng 95% chất dinh dưỡng quan trọng cung cấp dưỡng tóc cho tóc và đặc biệt là các tế bào mầm tóc. Khi cơ thể thiếu hụt sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu sẽ khiến các tế bào mầm tóc giúp tóc mọc khỏe mạnh không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết do cơ thể tập trung năng lượng đến các cơ quan quan trọng khác. Điều này dẫn đến hoạt động chuyển hóa ở các mô ngoại vi suy giảm và không đủ năng lượng để duy trì sự phát triển của nang tóc. Nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng mái tóc bị kém đi khiến phần chân tóc không đủ dưỡng chất sẽ bị ảnh hưởng khiến tóc phát triển chậm lại, chân tóc yếu dễ bị tổn thương, tóc khô, mất độ bóng tự nhiên và tốc độ rụng tóc gia tăng đáng kể.
Nguyên nhân khiến cơ thể thiếu máu do thiếu sắt bắt nguồn từ nhiều vấn đề, bao gồm:
Chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể như ăn kiêng, ăn chay và ăn không cân đối giữa các chất
Nhu cầu cần cung cấp sắt cho cơ thể nhiều hơn bình thường như trẻ em trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
Nguyên nhân phổ biến thường gây thiếu hụt sắt là tình trạng mất máu rỉ rả kéo dài như các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, các khối u trong đường tiêu hóa và phụ nữ có tình trạng kinh nguyệt kéo dài. Những nguyên nhân này chiếm phần lớn các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt gặp ở phòng khám cần được phát hiện và điều trị cả vấn đề thiếu sắt lẫn nguyên nhân gây thiếu sắt.
2.Làm gì khi bị rụng tóc do thiếu máu thiếu sắt?
Câu hỏi thiếu sắt có rụng tóc không đã có câu trả lời. Nếu bạn gặp tình trạng thiếu sắt gây rụng tóc thì cách đơn giản và hiệu quả để khắc phục tình trạng này là bổ sung hàm lượng sắt thiếu hụt cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán xác định tình trạng thiếu sắt và mức độ thiếu sắt của cơ thể để được bổ sung tùy theo mức độ thiếu hụt.
Một số cách bổ sung sắt cho cơ thể, bao gồm:
Bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống hàng ngày với cácthực phẩm giàu chất sắt như trứng, thịt bò, thịt lợn, gan động vật, các loại rau có màu xanh đậm và các loại đậu cũng như các sản phẩm từ đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ.
Bổ sung lượng sắt thiếu hụt cho cơ thể bằng các sản phẩm viên sắt uống. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt. Thường phải mất từ 3 đến 6 tháng để khôi phục lại lượng sắt trong cơ thể. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn bổ sung sắt khi mang thai. Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như vị kim loại khó chịu, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng. Bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng viên sắt uống cùng với thức ăn, giảm liều hoặc thử một loại chất bổ sung sắt khác để khắc phục các tác dụng phụ này.
Bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch bằng phương pháp Venofer để giúp tăng nồng độ sắt trong cơ thể. Phương pháp Venofer thường chỉ mất một hoặc vài buổi để khôi phục lại mức độ sắt thiếu hụt của cơ thể. Những người bị thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng hoặc những người mắc bệnh mãn tính có thể nhận được nhiều sắt hơn bằng phương pháp này. Bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch bằng phương pháp Venofer được chỉ định để điều trị thiếu hụt sắt trong các tình huống như bệnh nhân không dung nạp được với sắt đường uống, nhu cầu lâm sàng cần cung cấp sắt nhanh chóng nhằm bổ sung các kho sắt, mắc bệnh lý viêm đại tràng nặng không dung nạp được các chế phẩm của sắt và bệnh nhân không tuân thủ liệu pháp uống sắt.
3.Các vấn đề cần lưu ý khi gặp tình trạng thiếu sắt gây rụng tóc
Khi gặp tình trạng thiếu sắt gây rụng tóc, bên cạnh bổ sung lượng sắt thiếu hụt cho cơ thể thì để sở hữu một mái tóc chắc khỏe bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
3.1 Những thực phẩm cần tránh khi bị rụng tóc
Đồ chiên nhiều dầu và mỡ động vật: Khi nạp vào cơ thể quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến bã nhờn tiết nhiều dầu khiến tóc trở nên bóng và nhũn. Tóc của bạn sẽ dễ rụng và khó phát triển khi nang tóc bị bao phủ bởi dầu nhờn. Bạn nên làm sạch tóc thường xuyên và hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh tóc bết.
Caffeine: Khi tiêu thụ caffeine với lượng lớn trong thời gian dài có thể gây rụng tóc. Caffeine khiến cơ thể tiết ra nhiều dầu nhờn để bảo vệ da đầu không bị khô nhưng khi sử dụng quá nhiều sẽ gây tích tụ bã nhờn và gia tăng gàu.
Đồ uống có cồn: Các loại đồ uống có cồn sẽ làm tóc mất độ ẩm, giòn và dễ hư tổn. Ngoài ra, đồ uống có cồn còn làm giảm nồng độkẽm trong cơ thể. Kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với sự phát triển của tóc.
Đường: Đường khiến máu lưu thông kém dẫn đến máu khó tiếp cận đến các nang tóc. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến bệnh viêm da đầu và tăng testosterone trong máu gây rụng tóc.
Đồ uống có ga: Uống nhiều đồ uống có ga sẽ làm tăng lượng đường trong máu gây cản trở quá trình lưu thông máu và giảm nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các nang tóc dẫn đến rụng tóc.
3.2 Các loại thực phẩm giúp tóc khỏe mạnh
Nếu bạn đang gặp tình trạng thiếu sắt gây rụng tóc thì bên cạnh bổ sung sắt cho cơ thể bạn cũng nên bổ sung thêm những thực phẩm giúp tóc khỏe mạnh, bao gồm:
Cá béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá trích chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thúc đẩy sự phát triển của tóc. Các loại cá béo cung cấp cho cơ thể axit béo omega 3, protein, vitamin A, vitamin D và selen giúp tóc chắc khỏe.
Các loại hạt: Các loại hạt với hàm lượng cao vitamin A, kẽm và selen rất quan trọng cho sự phát triển của tóc. Đặc biệt các loại hạt với hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng tương đối ít calo sẽ không gây tăng cân. Ngoài ra, các loại như hạt lanh và hạt chua cũng cung cấp hàm lượng cao axit béo omega 3 cho cơ thể.
Các loại đậu: Các loại đậu là nguồn cung cấp protein thực vật cần thiết cho sự phát triển của tóc. Đặc biệt, các loại đậu còn chứa hàm lượng cao sắt, biotin và folategiúp hỗ trợ quá trình mọc và phục hồi tóc.
Các loại thịt: Protein trong thịt có vai trò hỗ trợ tăng trưởng, thúc đẩy mọc tóc mới và củng cố sức khỏe các nang tóc. Đặc biệt, thịt đỏ chứa hàm lượng cao chất sắt dễ hấp thu giúp hồng cầu cung cấp oxy đến các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả nang tóc.
Bơ thực vật: Bơ thực vật cung cấp beta-sitosterol cho cơ thể giúp điều trị hiệu quả chứng rụng tóc ở nam giới.
Cà rốt: Cà rốt cung cấp vitamin A, vitamin C, caroten vàkalicho cơ thể, góp phần nâng cao sức khỏe của sợi tóc.
Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ chứa hàm lượng vitamin C cao giúp ngăn ngừa tóc khô và gãy rụng. Vitamin C có vai trò giúp hấp thu sắt và kích thích mọc tóc.
3.3 Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng rụng tóc?
Bên cạnh việc bổ sung sắt và thay đổi chế độ ăn uống thì những thay đổi trong lối sống hàng ngày có thể giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự rụng tóc. Một số phương pháp giúp làm chậm quá trình rụng tóc, bao gồm:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như protein, axit béo omega 3, sắt, vitamin C, vitamin E, biotin, folate và các vitamin nhóm B để hỗ trợ mọc tóc. Chế độ ăn cân bằng trái cây tươi, rau xanh, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt, chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh.
Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp: Giảm bớt và kiểm soát căng thẳng sẽ giúp ngăn ngừa rụng tóc. Bạn có thể áp dụng những biện pháp như ngủ đủ giấc, thiền, tập thở sâu, đi bộ, nghe nhạc, tập yoga hoặc trò chuyện với người khác để giảm trạng thái căng thẳng và giúp bạn thư giãn.
Chăm sóc tóc đúng cách: Bạn nên hạn chế sử dụng các dụng cụ tạo kiểu tóc bằng nhiệt để tránh làm hỏng tóc. Bảo vệ tóc của bạn khỏi các yếu tố thời tiết bằng khăn quàng cổ và mũ và những ngày nắng hoặc gió mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chải và gội đầu nhẹ nhàng để tránh rụng tóc.
Tránh sử dụng hóa chất và thuốc nhuộm tóc: Những người thường xuyên sử dụng hóa chất và thuốc nhuộm tóc sẽ có nhiều khả năng khiến tóc bị hư tổn, xơ, chẻ ngọn và gãy rụng hơn.
Tóm lại, bài biết đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi thiếu sắt có rụng tóc không và cách khắc phục tình trạng thiếu sắt gây rụng tóc là gì. Rụng tóc do rất nhiều nguyên nhân gây ra và đôi khi đây là triệu chứng báo hiệu rằng cơ thể chúng ta đang thiếu hụt sắt. Khi gặp tình trạng thiếu sắt gây rụng tóc bạn cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ thiếu hụt sắt bạn có thể bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống hàng ngày với các thực phẩm giàu sắt, viên sắt uống và bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888