Nếu mắc bệnh tiểu đường loại 2, bạn sẽ biết tầm quan trọng của việc đếm lượng carbohydrate để kiểm soát lượng đường trong máu. Nhưng không chỉ số lượng carbs trong một loại thực phẩm nhất định quyết định cách thức thực phẩm đó sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Mặc dù tất cả các loại thực phẩm giàu carb đều chuyển hóa thành đường trong cơ thể nhưng hàm lượng chất xơ, protein và chất béo của thực phẩm đều ảnh hưởng đến tác động của thực phẩm đó đối với lượng đường trong máu. Tất cả những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập chỉ số đường huyết của thực phẩm.
Mặc dù có nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng chúng cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bạn đang thắc mắc ăn gì làm tăng lượng đường trong máu thì dưới đây là một số thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu bạn cần tránh.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các sản phẩm ngũ cốc trắng như bánh mì, mì ống và gạo đều là những ví dụ về nguồn carbohydrate tinh chế, nghĩa là phần lớn chất xơ đã bị loại bỏ trong quá trình chế biến. Chất xơ là một loại carbohydrate và có nhiều lợi ích. Bởi vì nó không được cơ thể tiêu hóa nên nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và có tác động tích cực đến lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, nó cũng khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Chính vì vậy, bạn nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên hạt, mì ống nguyên hạt và gạo lứt rất giàu chất xơ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Rau dền, lúa mạch tách vỏ cũng là loại ngũ cốc nguyên hạt tốt (lúa mạch trân châu phổ biến là một loại ngũ cốc tinh chế, không phải nguyên hạt). Tuy nhiên, với phương pháp phù hợp, bạn có thể thêm một lượng nhỏ ngũ cốc trắng vào chế độ ăn uống của mình. Hãy thử kết hợp ngũ cốc với thịt nạc để làm cho bữa ăn chứa carb trắng thân thiện hơn với lượng đường trong máu.
Theo ADA, ví dụ ⅓ chén mì trắng nấu chín được tính là một khẩu phần ăn, họ khuyến nghị thêm ức gà và bông cải xanh xào với dầu ô liu sẽ tạo nên một bữa ăn cân bằng giúp giữ cho lượng đường trong máu ổn định.
Đồ uống có đường là một loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu và khó kiểm soát. Ngoài việc chứa lượng đường cao, các loại đồ uống như sô-đa, trà đá có đường và thậm chí cả nước ép trái cây hầu như không chứa chất đạm, chất béo hoặc chất xơ. Ngoài ra, những loại đồ uống này không thực sự giúp tạo cảm giác no. Cách tốt nhất là tránh xa những thực phẩm tăng đường huyết như đồ uống có đường nhiều calo nhưng một khẩu phần nhỏ đồ uống này có thể hữu ích trong việc nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu khi có người mắc chứng hạ đường huyết cấp tính. Bạn nên bắt đầu với ½ cốc và kiểm tra lượng đường trong máu thay đổi như thế nào trước khi uống thêm. Nếu lượng đường trong máu không thấp hay đơn giản là thèm đồ uống ngọt, bạn có thể thử seltzer không đường. Tuy nhiên, thức uống chính mà bạn nên lựa chọn đó là nước lọc. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bỏ đi nước không có hương vị, hãy thử thêm những miếng trái cây tươi thái lát vào chai nước để thay thế.
Chắc hẳn, không ai gọi đồ ăn nhanh là thực phẩm tốt cho sức khoẻ, nhưng chúng ta có xu hướng nghĩ rằng bánh mì kẹp thịt hay khoai tây chiên chỉ chứa nhiều calo và chất béo. Sự thật là các mặt hàng thức ăn nhanh cũng có xu hướng chứa nhiều đường, carbohydrate tinh chế và chúng được coi là thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu. Nếu bạn thường xuyên lựa chọn đồ ăn nhanh như bánh bao, bánh mì, khoai tây chiên và soda thì nên hạn chế tiêu thụ chúng ở mức tối thiểu.
Trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu nếu ăn quá nhiều nhưng đó không phải lý do để loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của bạn. Trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất, cũng như chất chống oxy hóa và chất xơ, tất cả đều rất tốt cho sức khoẻ và kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Để tránh làm lượng đường trong máu tăng, bạn nên ăn một lượng trái cây vừa đủ trong mỗi khẩu phần ăn của mình.
Khoai tây, đậu Hà Lan và ngô,... là các loại rau, củ giàu tinh bột. Những thực phẩm này chứa một lượng carbs lớn hơn so với các loại rau không chứa tinh bột như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải và rau diếp. Tuy nhiên, các loại rau củ có chứa tinh bột vẫn cung cấp các chất dinh dưỡng tốt, thậm chí có thể chứa nhiều chất xơ hơn các loại rau không chứa tinh bột. Khi bạn lên kế hoạch cho các bữa ăn có chứa rau củ giàu tinh bột, bạn nên kết hợp chúng với thực phẩm có hàm lượng GL thấp như protein nạc và chất béo lành mạnh.
Sữa yến mạch có chứa lượng đường rất cao, lượng GI cao 86% so với glucose nguyên chất. Vì vậy, bạn có thể thay thế các loại sữa được làm từ gạo thành các loại sữa khác như đậu nành không đường, chúng có lượng đường thấp và lượng protein cao, do đó sữa đậu nành không đường sẽ có ít khả năng làm tăng lượng đường trong máu.
Tóm lại, những người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu của họ. Theo dõi nồng độ glucose, tập thể dục thường xuyên và tuân theo kế hoạch ăn kiêng đa dạng mà vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Theo đó, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu và tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện hàng ngày để có thể giúp cơ thể giữ mức đường trong phạm vi ổn định.
18
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
18
Bài viết hữu ích?