Zalo

Xét nghiệm kẽm trong máu để làm gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cùng với Phospho, đồng, … thì kẽm cũng là một trong những nguyên tố vi lượng của cơ thể, chúng dù chỉ chiếm một lượng rất nhỏ nhưng lại là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển bình thường của con người. Kẽm tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng như giúp hình thành và giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường. Xét nghiệm kẽm giúp đánh giá tình trạng của vi chất quan trọng này trong cơ thể.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Vai trò của kẽm đối với cơ thể

Kẽm (Zn) tồn tại trong nhiều tế bào xác định của cơ thể và tham gia vào rất nhiều chức năng quan trọng trong quá trình chuyển hóa. Theo các nghiên cứu, vai trò của kẽm trong cơ thể có thể được chia thành ba lớp chức năng chính là xúc tác, cấu trúc và điều tiết.

Cơ thể không thể tự sản xuất được kẽm mà phải hấp thu từ bên ngoài. Kẽm được hấp thụ tại ruột non theo nhiều cơ chế khác nhau và chính hàm lượng kẽm có sẵn trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nó. Khả năng hấp thụ kẽm tăng lên ở người thiếu kẽm trong khi lại giảm xuống ở người có chế độ ăn nhiều kẽm.

Khoảng 70% kẽm lưu hành trong cơ thể ở dạng liên kết với albumin và nếu nồng độ albumin máu có bất kỳ sự thay đổi nào thì cũng đều có thể có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm kẽm trong máu. Mặc dù, kẽm huyết thanh chỉ chiếm khoảng 0,1% trong toàn bộ hàm lượng kẽm có trong cơ thể, nhưng đây lại là lượng kẽm lưu thông giúp đáp ứng nhu cầu của các mô.

Việc duy trì cân bằng nội môi kẽm được thực hiện thông qua việc điều chỉnh hấp thu kẽm và quá trình bài tiết ruột nội sinh. Đây là hai quá trình song song và có sự tác động lẫn nhau. Nếu lượng hấp thu kẽm vào ở trên hoặc dưới mức tối ưu thì sự thay đổi trong bài tiết nội sinh dường như xảy ra nhanh chóng. Trong khi đó, những thay đổi trong quá trình hấp thụ kẽm dường như lại đáp ứng chậm hơn.

Kẽm tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể

Kẽm là một coenzym của nhiều enzyme khác, vì thế cũng rất cần cho các tế bào đảm bảo chức năng bình thường. Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành xương, miễn dịch trung gian tế bào, phát triển mô cũng như đảm bảo chức năng của não bộ và sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ em. Đối với sức khỏe sinh sản, kẽm đóng vai trò không nhỏ trong quá trình trưởng thành và đảm bảo khả năng vận động của tinh trùng.

Những đối tượng có nhu cầu về kẽm tăng lên so với người lớn là trẻ sơ sinh, trẻ em, trẻ giai đoạn dậy thì, phụ nữ có thai và cho con bú. Chính vì thế, đây là những đối tượng hay xảy ra tình trạng thiếu kẽm và từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Thiếu kẽm trong thời kỳ phát triển dẫn đến trẻ chậm tăng trưởng. Trong khi đó, những cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi cơ thể bị thiếu kẽm là biểu bì, thần kinh trung ương, hệ miễn dịch, đường tiêu hóa, hệ xương và hệ thống sinh sản.

2. Triệu chứng khi bị thiếu hoặc thừa kẽm

Hàm lượng kẽm trong cơ thể là khoảng từ 2-3g và được phân phối ở nhiều bộ phận khác nhau như: tóc, xương, tinh hoàn, gan, thận, não, cơ vân và da. Tuy nhiên, kẽm có đời sống sinh học khá ngắn khoảng 12,5 ngày cũng như không được dự trữ lâu trong cơ thể và trong các cơ quan nội tạng nên nếu khẩu phần ăn không cung cấp đủ theo nhu cầu cơ thể dễ bị rơi vào tình trạng thiếu kẽm.

Tình trạng thiếu kẽm có thể biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo mỗi cơ địa. Một số dấu hiệu thường gặp ở người bị thiếu kẽm là:

  • Rối loạn hành vi, rối loạn giấc ngủ
  • Khó lành vết thương
  • Dễ bị dị ứng
  • Tóc rụng nhiều hoặc mỏng giòn, dễ gãy
  • Lòng móng tay chân có các đốm trắng hoặc đường sọc
  • Thiếu máu
  • Da khô
  • Tiêu chảy mạn tính
  • Các bệnh lý về da như bệnh vẩy nến, eczema, mụn trứng cá
  • Trẻ em bị chậm lớn, còi cọc
  • Biếng ăn
Thiếu kẽm
Thiếu kẽm là một trong các nguyên nhân gây rụng tóc

Kẽm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu lượng kẽm dư thừa so với nhu cầu có thể gây hại cho cơ thể. Nồng độ  kẽm cao nghiêm trọng có thể gây ra các tác dụng bất lợi bao gồm:

  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Giảm cảm giác ngon miệng
  • Đau dạ dày.
  • Tăng nguy cơ sỏi thận

Cùng với đó, lượng kẽm cao quá mức có thể gây ra tình trạng giảm sự hấp thu đồng, một vi chất quan trọng khác của cơ thể.

3. Xét nghiệm kẽm trong máu để làm gì?

Xét nghiệm kẽm được thực hiện nhằm xác định nồng độ của nó trong máu, đây là phương pháp tốt nhất để đánh giá về tình trạng kẽm trong cơ thể, giúp phát hiện sớm các trường hợp thừa hoặc thiếu kẽm. Mặc dù, vai trò của xét nghiệm kẽm trong máu trong việc xác định mức độ thiếu kẽm nhẹ, trung bình có thể còn hạn chế nhưng chỉ số này rất hữu ích trong trường hợp đánh giá tình trạng thiếu kẽm ở mức độ nặng.

Nồng độ kẽm có mức dao động khá lớn trong khoảng thời gian 24 giờ, cụ thể chỉ số này có thể thay đổi tới 20%, nguyên nhân phần lớn là do ảnh hưởng của việc cung cấp kẽm qua thức ăn. Thông thường ngay sau bữa ăn, hàm lượng kẽm sẽ gia tăng ngay lập tức, sau đó giảm dần trong 4 giờ tiếp theo và sẽ tăng lên lại khi bạn ăn trở lại vào bữa tiếp theo. Buổi tối là lúc nồng độ kẽm trong huyết thanh tăng nhẹ. Chính vì vậy, chỉ số định lượng kẽm sẽ đạt mức cao nhất trong ngày vào buổi sáng. Tuy nhiên, đối với những người nhịn ăn hoặc không bổ sung kẽm trong chế độ ăn thì sự thay đổi nồng độ kẽm trong huyết thanh cũng được ghi nhận, theo đó nồng độ kẽm trong máu sẽ giảm từ sáng đến giữa buổi chiều và bắt đầu tăng trở lại đến mức của buổi sáng.

Khi cơ thể bị nhiễm trùng và viêm cấp tính, nồng độ kẽm trong máu sẽ bị giảm là do sự vận chuyển kẽm từ huyết tương đến gan để đáp ứng cho chức năng kháng viêm của cơ thể. Hoạt chất trung gian hóa học là Cytokine được giải phóng trong các phản ứng tại giai đoạn viêm cấp tính có tác dụng kích hoạt tổng hợp metallothionein - đây là một protein liên kết kim loại nội bào, có tác dụng trong việc điều hòa sự hấp thụ kẽm của gan.

Một số bệnh lý nguy hiểm khác cũng làm giảm nồng độ kẽm trong huyết thanh là nhồi máu cơ tim cũng, xơ gan, stress, suy dinh dưỡng năng lượng protein. Vì kẽm được vận chuyển trong huyết tương chủ yếu dưới dạng liên kết với albumin nên khi mắc các bệnh lý làm giảm protein trong máu sẽ làm giảm chỉ số kẽm trong huyết thanh. Mặt khác, tình trạng tan máu nội bào hoặc ngoại bào cũng có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm kẽm trong máu vì nồng độ kẽm nội bào sẽ cao hơn đáng kể so với huyết thanh.

Nồng độ kẽm ở người bình thường là:

  • Trẻ em: 63,8 – 110 mcg/dL
  • Nam: 72,6 – 127 mcg/dL
  • Nữ: 70,0 – 114 mcg/dL

Tùy vào từng độ tuổi và giới tính mà kết quả xét nghiệm kẽm sẽ phản ánh tình trạng thừa hoặc thiếu kẽm của bệnh nhân. Khi có được kết quả chỉ số kẽm trong máu kết hợp với việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán phù hợp cũng như có các biện pháp can thiệp kịp thời.

4. Phòng ngừa tình trạng thiếu kẽm

Như đã nói, cơ thể con người không thể tự sản xuất kẽm, cho nên lượng vi chất quan trọng này được cung cấp hoàn toàn thông qua thực phẩm hoặc chất bổ sung.

xét nghiệm kẽm
Kẽm chỉ được bổ sung từ các nguồn bên ngoài

Các thực phẩm giàu kẽm và tốt cho sức khỏe nhất có thể kể đến là thịt động vật, cá, các loại hải sản khác, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các sản phẩm từ sữa. Trong đó, những thực phẩm có hàm lượng kẽm cao nhất được báo cáo là: hàu sống, thịt bò, nạc, đậu nướng, đóng hộp, tôm hùm, thịt lợn thăn, gạo, đậu Hà Lan, cốc, sữa chua, đậu phộng.

Đối với những người lựa chọn chế độ ăn chay thì nên cần nhiều hơn 50% so với lượng kẽm khuyến nghị vì hàm lượng kẽm dễ hấp thu có trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật thì thấp hơn.

Ngoài ra, có thể bổ sung kẽm ở dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng gồm viên nang và viên nén. Tuy nhiên, phương pháp bổ sung này chỉ giới hạn đối với nam và nữ từ 18 tuổi trở lên với liều tối đa cho phép là 40 miligam

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng ở dạng bổ sung sẽ không đạt được lợi ích sức khỏe tương tự bằng việc tiêu thụ chất dinh dưỡng từ toàn bộ các thực phẩm. Vì thế, để bổ sung vi chất dinh dưỡng kẽm hay bất kỳ dưỡng chất nào khác thì việc đầu tiên cần làm là tập trung vào việc bổ sung hàng ngày từ các thực phẩm của bạn, sau đó mới sử dụng các chất bổ sung nếu cần thiết như một dự phòng.

Như vậy, kẽm là một dưỡng tồn tại trong cơ thể với một lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng việc cấu tạo các mô, cơ quan cũng như đảm bảo các hoạt động chuyển hóa diễn ra bình thường. Xét nghiệm kẽm trong máu là phương pháp định lượng nồng độ này trong máu, giúp phát hiện sớm tình trạng thừa hoặc thiếu kẽm để có phương pháp can thiệp kịp thời và hợp lý.

Bạn nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ từ cơ bản đến chuyên sâu để theo dõi sát chỉ số kẽm trong cơ thể để từ đó có hướng xử lý phù hợp, ngăn ngừa biến chứng. Mặc dù chỉ là một xét nghiệm đơn thuần, tuy nhiên xét nghiệm máu đóng vai trò rất phần quan trọng của vấn đề kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng bệnh lý cụ thể của khách hàng, đặc biệt đối với những người có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, thừa cân, béo phì. hoặc những người có nguy cơ thiếu vi chất cao.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Vì sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu?

Vì sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu?

277

Bài viết hữu ích?