Zalo

Mục đích của xét nghiệm Albumin trong máu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Albumin là loại protein đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, được tổng hợp nhiều tại gan. Xét nghiệm Albumin là xét nghiệm máu thường quy có công dụng định lượng protein albumin trong máu. Xét nghiệm Albumin có vai trò chẩn đoán, theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị nhiều bệnh lý lâm sàng như bệnh gan, bệnh thận và hội chứng giảm hấp thu.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Định nghĩa Albumin là gì?

Albumin được sản xuất ở gan và là loại protein quan trọng, có trọng lượng phân tử khối nhỏ, chứa nhiều acid amin và chiếm một phần lớn từ 58 – 74% trong tổng số lượng protein đối với cơ thể người bình thường. Albumin rất đa dạng và dồi dào trong máu, là một loại protein cần thiết trong cơ thể người.

Tác dụng chính của Albumin trong máu là ngăn cản nước đi ra ngoài mạch máu, qua đó duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương ở mức ổn định. Albumin cũng là cầu nối để liên kết, vận chuyển vitamin, acid béo, hormone steroid, bilirubin và các loại thuốc đi đến mọi cơ quan trong cơ thể.

Trong trường hợp hàm lượng Albumin trong máu bị thay đổi tăng hoặc giảm ngoài chỉ số bình thường, có nghĩa là cơ thể sẽ xuất hiện dấu hiệu rối loạn, tổn thương hoạt động khác nhau. Chỉ số Albumin tăng khi cơ thể bị mất nước và Albumin giảm khi chức năng gan sản xuất Albumin bị ức chế. Nguyên nhân do Albumin đang bị đào thải hay bị phân hủy nhiều ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.

2. Xét nghiệm Albumin là gì?

Xét nghiệm Albumin trong máu là gì? Đây là chỉ định của bác sĩ điều trị nhằm xác định được chính xác hàm lượng Albumin trong máu. Từ đó, loại xét nghiệm này có công dụng trong hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý, theo dõi hoặc là đánh giá mức độ hồi phục của bệnh nhân trong toàn bộ quá trình điều trị. Thêm vào đó, xét nghiệm này cũng có tác dụng nhận biết chức năng gan và thận có đang hoạt động bình thường hay không?

Nồng độ Albumin trong máu tăng phản ánh tình trạng mất nước của cơ thể hay mắc bệnh viêm tụy cấp. Trong khi đó, nồng độ Albumin trong máu giảm có thể dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý gây giảm tổng hợp Albumin hoặc tăng mất protein qua đường tiêu hóa hoặc qua thận.

3. Ý nghĩa của xét nghiệm Albumin máu

Chỉ số xét nghiệm Albumin máu bình thường là:

  • Đối với cơ thể một người trưởng thành thì nồng độ Albumin trong máu ở mức bình thường sẽ dao động trong khoảng 25 – 48g/L. 
  • Đối với trẻ nhỏ, chỉ số Albumin trong khoảng 40 – 59g/L.
  • Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số Albumin trong khoảng 20 – 45g/L. 
  • Khi nồng độ Albumin trong máu bị giảm hoặc tăng ngoài giá trị bình thường sẽ là chỉ số gợi ý cho chúng ta biết những tình trạng về sức khỏe khác nhau. 

Chỉ số Albumin trong máu bị tăng cao trong những trường hợp cụ thể như sau:

  • Những người bị rối loạn chuyển hóa hay cơ thể mất nước hoặc thiếu nước nghiêm trọng.
  • Việc bổ sung lượng đạm quá nhiều cũng làm cho chỉ số Albumin tăng cao, xuất hiện điển hình với những trường hợp mắc bệnh viêm tụy cấp.
  • Người bị nôn mửa hoặc tiêu chảy quá nhiều lần.
xét nghiệm albumin
Chỉ số xét nghiệm Albumin tăng với những người bị thiếu nước

Chỉ số xét nghiệm Albumin trong máu thấp chính là một dấu hiệu cần được chú ý. Do đây có thể là nguyên nhân gây hình thành lên nhiều bệnh lý mãn tính khác nhau. Chỉ số xét nghiệm Albuminmáu giảm trong những trường hợp cụ thể như sau:

  • Người các bệnh về gan cụ thể như xơ gan hay bệnh gan. 
  • Người bị bệnh tiểu đường, suy thận, viêm cầu thận, suy dinh dưỡng hoặc là bị viêm sau khi thực hiện can thiệp phẫu thuật.
  • Người bị mắc bệnh suy tim.
  • Người bị mắc bệnh rối loạn tự miễn trong bệnh lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp.
Chỉ số xét nghiệm Albumin giảm với những người bị tiểu đường

Ngoài những bệnh lý như đã kể trên thì những trường hợp sau đây cũng sẽ cho ra chỉ số xét nghiệm Albumin máu ở mức bất thường, cụ thể như sau:

  • Albumin giảm đối với những phụ nữ đang trong thời gian mang thai và lượng Globulin trong máu lại tăng cao
  • Người mới thực hiện hiến máu cũng dẫn đến chỉ số Albumin trong máu tăng.
  • Buộc dây Garo trong thời gian kéo dài cũng làm cho chỉ số này tăng lên.
  • Tác dụng không mong muốn của một vài loại thuốc cũng là nguyên nhân khiến cho chỉ số xét nghiệm Albumin trong máu tăng hoặc giảm.

4. Xét nghiệm máu giúp khách hàng quản lý sức khỏe tốt hơn

Xét nghiệm máu trong đó có xét nghiệm Albumin trong máu là một phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát. Bạn có thể tham khảo gói xét nghiệm máu từ cơ bản đến chuyên sâu ở các cơ sở y tế uy tín. Tại đây bạn sẽ được thăm khám, xét nghiệm, đo lượng tử,… đồng thời thực hiện nhiều loại xét nghiệm đạt tiêu chuẩn với mục đích giúp bạn xác định các vấn đề để từ đó tối ưu hóa sức khỏe tổng thể của bạn.

Loại xét nghiệm này có công dụng giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi các tình trạng bệnh lý cụ thể đối với khách hàng, giúp khách hàng chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe. Đặc biệt là với những người đang gặp các vấn đề về cân nặng hay rối loạn chuyển hóa thì xét nghiệm máu lại có giá trị quan trọng hơn gấp nhiều lần. Do đó, bạn không nên chủ quan, đồng thời nên thực hiện xét nghiệm này định kỳ mỗi năm 2 lần để có được thể trạng tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số eGFR trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số eGFR trong xét nghiệm máu là gì?

LDH trong xét nghiệm máu là gì?

LDH trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu AFP là gì?

Xét nghiệm máu AFP là gì?

Cách đọc kết quả xét nghiệm Creatinin trong máu

Cách đọc kết quả xét nghiệm Creatinin trong máu

Xét nghiệm bilirubin có mục đích gì và kết quả thế nào là tốt?

Xét nghiệm bilirubin có mục đích gì và kết quả thế nào là tốt?

105

Bài viết hữu ích?