Xét nghiệm định lượng protein toàn phần là xét nghiệm được dùng để đo tổng lượng protein trong máu. Đây có thể xem là một xét nghiệm đơn giản để có được kết quả gồm các thành phần protein trong huyết thanh. Theo đó, Protein toàn phần trong máu của chúng ta có 3 thành phần chính: Albumin, fibrinogen và globulin. Tế bào gan là nơi tổng hợp albumin và fibrinogen, trong khi đó thành phần globulin sẽ được tạo nên bởi các tế bào miễn dịch (như ở lách, ở tủy xương, tế bào lympho…). Các loại protein nói chung đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh lý bình thường trong cơ thể như:
Vậy dư protein có sao không? Hàm lượng protein trong máu sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe và các bất thường liên quan đến gan, khớp, thận… Chỉ số xét nghiệm protein tăng cao hoặc giảm thấp bất thường còn giúp các bác sĩ phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm và đưa ra những chẩn đoán chính xác về bệnh. Tăng protein máu đồng nghĩa với việc nồng độ protein trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang có bệnh, tuy nhiên tình trạng tăng protein máu này lại hiếm khi tự gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng nhận biết. Đôi khi, tình trạng tăng protein máu này chỉ vô tình được phát hiện trong khi làm xét nghiệm máu giúp chẩn đoán một bệnh lý khác.
Phạm vi bình thường của protein toàn phần trong máu của chúng ta rơi vào khoảng 66-87 g/L. Giá trị tham chiếu này có thể thay đổi tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, chủng tộc và phương pháp định lượng của từng phòng thí nghiệm khác nhau. Tuy nhiên khi kết quả xét nghiệm protein cao trong máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
Khi phát hiện protein cao trong máu khi đánh giá một vấn đề sức khỏe khác, các bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác. Các xét nghiệm như: Điện di protein huyết thanh (SPEP) có khả năng giúp xác định nguyên nhân chính xác của tình trạng protein cao trong máu chẳng hạn như do gan hay tủy xương. Đồng thời, xét nghiệm này còn giúp bác sĩ xác định được loại protein nào đang tăng cao.
Vì vậy, điện di protein huyết thanh thường được thực hiện khi nghi ngờ có bệnh tủy xương. Việc điều trị protein cao trong máu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng chỉ số protein trong máu cao và loại protein nào đang có nồng độ cao hơn bình thường. Tốt nhất bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ để có những phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, xét nghiệm máu tổng quát đến chuyên sâu là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.
16769
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
16769
Bài viết hữu ích?