Zalo

HgB trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm HgB chính là xét nghiệm huyết sắc tố thường được chỉ định trong kiểm tra bệnh thiếu máu, hoặc tình trạng cơ thể ít tế bào hồng cầu hơn so với bình thường. Nếu cơ thể thiếu máu thì các tế bào trong cơ thể sẽ không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Xét nghiệm HgB giúp nhận biết thêm các thông tin về tình trạng này.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. HgB trong xét nghiệm máu cho biết điều gì?

HgB có tên đầy đủ là Hemoglobin và chỉ số này trong xét nghiệm máu cho biết hàm lượng huyết sắc tố có mặt trong một thể tích máu. Hemoglobin có vai trò giúp cho quá trình vận chuyển oxy đi từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể. Đồng thời sẽ nhận khí Co2 xoay trở lại phổi để làm nhiệm vụ trao đổi khí. Những hợp chất này cũng chính là lý do tạo ra màu đỏ của máu dưới dạng protein của hồng cầu. Hemoglobin có ba loại chính bao gồm: Hemoglobin A thuộc nhóm huyết sắc tố thường hay gặp nhất ở người trưởng thành và chỉ số hemoglobin A thường có liên quan một cách trực tiếp tới một số bệnh về máu như thalassemia khi lượng hemoglobin A giảm xuống dưới giá trị bình thường với tốc độ mạnh. Hemoglobin F là huyết sắc tố xuất hiện trong quá trình hình thành thai nhi và trẻ sơ sinh. Một số bệnh lý liên quan đến lượng hemoglobin F có thể sẽ khiến mức độ tăng lên và thay thế cả hemoglobin A trong các bệnh như hồng cầu hình liềm, bạch cầu, thiếu máu bất sản hoặc thời gian sau khi sinh của sản phụ. Hemoglobin A2 là loại huyết sắc tố bình thường, và hay tìm thấy trong tế bào của người trưởng thành.

HgB trong xét nghiệm máu cho biết hàm lượng huyết sắc tố có mặt trong một thể tích máu
HgB trong xét nghiệm máu cho biết hàm lượng huyết sắc tố có mặt trong một thể tích máu

2. Đọc kết quả chỉ số xét nghiệm máu với xét nghiệm HgB

Chỉ số HgB thể hiện tình trạng thiếu máu khi bệnh nhân thực hiện xét nghiệm này. Tuy nhiên, nếu chỉ số này không nằm trong khoảng giá trị chuẩn thì có thể tình trạng sức khỏe của cơ thể bệnh nhân đang gặp vấn đề. Dựa vào các kết quả về chỉ số HgB mà bác sĩ có thể đưa ra quyết định có phải truyền máu hay không. Giá trị của chỉ số HgB cũng có thể thay đổi tùy vào giới tính: Ở nam giới chỉ số này thường từ 13 đến 18g/gl còn nữ giới là từ 12 đến 16g/dl. Tuy nhiên chỉ số này cũng khác biệt ở một số trường như phụ nữ đang mang thai, hoặc trẻ em thì chỉ số này thường từ 11 đến 14 g/dl. Nếu chỉ số HgB trong kết quả xét nghiệm máu thấp hơn so với chỉ tiêu tức là người bệnh đang gặp phải tình trạng thiếu máu. Những trường hợp chỉ số này thấp hơn cả con số 8g/dl thì người bệnh cần được xem xét và chỉ định truyền máu. Hơn nữa, chỉ số HgB cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào trạng thái của cơ thể, chẳng hạn như khi ăn no hoặc khi thực hiện nhiều hoạt động mạnh, hoặc gặp phải tình trạng mất nước và thiếu máu… Ngoài ra, chỉ số xét nghiệm HgB thu được cũng có thể có những chênh lệch đáng kể bởi do một số tác động trong quá trình thực hiện xét nghiệm bao gồm: Đặt garo quá lâu gây ra tình trạng cô đặc máu. Hoặc số lượng bạch cầu và lipid máu có thể đánh lừa và gây ra tình trạng tăng giảm chỉ số HgB khi đọc kết quả. Hoặc một số điều kiện sống cũng có thể làm thay đổi sự chênh lệch chỉ số Hemoglobin ở những người thường hút thuốc lá hoặc có vị trí nơi ở cao hơn so với mặt nước biển khiến cho chỉ số HgB tăng lên. Trong một số trường hợp có thể gặp ở tế bào máu được xét nghiệm và vỡ làm thay đổi chỉ số kết quả xét nghiệm. Hoặc trong thời gian thực hiện xét nghiệm thì người bệnh sử dụng thuốc và gặp một số tác dụng phụ khiến cho chỉ số HgB tăng lên chẳng hạnh như gentamycin, methyldopa và một số thuốc có tác dụng làm chỉ số hemoglobin giảm xuống như kháng sinh, apresoline, aspirin hoặc sulfonamid…

3. Những nguyên nhân ảnh hưởng dẫn đến sai lệch chỉ số HgB

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu của cơ thể và dẫn tới chỉ số kết quả HgB thấp. Trong đó bao gồm cả việc tế bào máu được hình thành với số lượng thấp hơn so với bình thường cũng như tốc độ phá hủy quá nhanh của tế bào hồng cầu so với thời gian mà nó được hình thành, hoặc có thể gặp tình trạng mất máu do các vết thương hở nhiều. Hơn nữa, chu kỳ kinh nguyệt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ở ở các bạn nữ và phụ nữ nói chung. Hoặc ở một số trường hợp thực hiện hiến máu thường xuyên cũng có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Tình trạng thiếu máu được thể hiện thông qua chỉ số HgB bao gồm các yếu tố như:

  • Thiếu máu thiếu sắt là khi cơ thể bị hạn chế khả năng hấp thu sắt hoặc chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu đi hàm lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Và từ đó gây nên tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
  • Tình trạng thiếu máu ác tính cũng tương tự như tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Chế độ ăn hàng ngày thiếu hàm lượng vitamin B12 cần cung cấp cơ thể hoặc cơ thể không thể hấp thu được các vitamin B12 này từ đó gây ra tình trạng thiếu máu ác tính.
  • Thiếu máu bất sản làm giảm đáng kể hàm lượng hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. nguyên nhân do quá trình hình thành các tế bào này sản xuất không kịp làm cho tế bào máu mới bị khuyết thiếu.
  • Thiếu máu do mất máu trong các trường hợp tai nạn. Hiện tượng xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị loại ra khỏi cơ thể nhưng vẫn còn tuổi thọ và trong đó tủy sống chưa kịp sản sinh ra tế bào máu mới. Trong một vài trường hợp thiếu máu có thể liên quan đến các bệnh lý khi là dấu hiệu cảnh báo những bất thường ở tủy xương, hoặc các bệnh liên quan đến bạch cầu hoặc những bất thường ở các cơ quan tạo máu. hoặc trong cơ thể có hình thành khối u đường tiêu hóa, cảnh báo các bệnh liên quan ở thận, gan và các rối loạn viêm nhiễm.
  • Trong tình trạng thiếu máu đặc biệt phổ biến ở phụ sau khi sinh thì nguyên nhân chủ yếu có thể do khẩu phần ăn không bổ sung đủ lượng sắt theo nhu cầu cơ thể. Đặc biệt là tình trạng mất máu sau sinh với lượng máu cao có thể làm hao hụt khá nhiều lượng máu dự trữ của người mẹ. Và tình trạng thiếu máu cũng sẽ phổ biến hơn ở phụ do xảy ra chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu của cơ thể và dẫn tới chỉ số kết quả HgB thấp
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu của cơ thể và dẫn tới chỉ số kết quả HgB thấp

Các triệu chứng của tình trạng thiếu máu:

  • Người thiếu máu có thể gặp tình trạng ù tai, hoa mắt chóng mặt, đặc biệt khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc cố gắng thực hiện hoạt động nào đó, và thường gặp ở những người có trạng thái lừ đừ, mệt mỏi…
  • Hơi thở của những người có tình trạng thiếu máu thường ngắn, dễ bị hụt hơi, tim đập nhanh hơn so với bình thường.
  • Trí nhớ của những người này khá giảm sút, khó tập trung vào công việc và học tập, thường xuyên ngủ gật và bị mất ngủ.
  • Những người thiếu máu thường tay chân hay bị tê bì, khả năng lao động và trí óc đều bị giảm sút. Đôi khi họ còn gặp tình trạng hồi hộp và đau ngực ở vùng trước tim, da xanh xao nhợt nhạt hoặc có thể vàng hoặc nâu, lòng bàn tay trắng ởn, tóc rụng nhiều, móng tay móng chân giòn dễ bị gãy…

Để phòng tránh tình trạng thiếu máu thì cần cung cấp đủ hàm lượng sắt trong chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như trứng, thịt bò, rau dền, rau ngót,... Kết hợp với các loại trái cây có hàm lượng vitamin C tốt như cam, bưởi, quýt… để tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể. Đối với những người cần bổ sung lượng sắt lớn như phụ nữ đang mang thai, những người gặp tình trạng thiếu máu, hoặc khả năng hấp thụ sắt hạn chế thì cần bổ sung sắt theo đường uống dựa vào chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.

4. Ai cần thực hiện xét nghiệm chỉ số HgB?

Để tầm soát tình trạng thiếu máu thì chỉ số xét nghiệm HgB nên được thực hiện ở tất cả các đối tượng, từ người lớn với trẻ em. Tuy nhiên, ở nữ giới thì tình trạng thiếu máu thường xảy ra nhiều hơn so với nam giới. Bởi vì nữ giới trải qua chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng hoặc phụ nữ trong thời gian mang thai và nuôi con bú đều là các giai đoạn dễ dàng gặp tình trạng thiếu máu. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai được coi là vấn đề khá nổi bật trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và được quan tâm khá đặc biệt. Khi mang thai thì nhu cầu sắt cũng như acid folic của người phụ nữ tăng cao nhằm giúp cơ thể đáp ứng được tăng khối lượng máu cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu chế độ dinh dưỡng cho người phụ nữ ở giai đoạn này không đúng và không đủ thì người thai phụ dễ dàng thiếu máu và thiếu các thành phần tạo máu như sắt, acid folic,… ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa. Một số phụ nữ sợ béo phì nên thường áp dụng chế độ ăn kiêng dẫn đến cung cấp chất dinh dưỡng không đáp ứng nhu cầu cơ thể gây thiếu hụt nguyên liệu tạo máu cho tế bào. Chỉ số HgB được thực hiện để đánh giá tình trạng thể chất của mỗi người và giúp nhận định tình trạng sức khoẻ trong theo dõi và điều trị bệnh. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm định kỳ để tầm soát tốt các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ mỗi người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Bao lâu thì xét nghiệm máu một lần?

Bao lâu thì xét nghiệm máu một lần?

Xét nghiệm PLT là gì? Mục đích và chỉ định

Xét nghiệm PLT là gì? Mục đích và chỉ định

Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu như thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu như thế nào là cao, thấp, bình thường?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 99, chỉ số HCT là 0.307 có nguy hiểm không?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 99, chỉ số HCT là 0.307 có nguy hiểm không?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 11.4, MCV 74.3, MCH 24.8, NEU 33.6, LYM 58.3 nghĩa là sao?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 11.4, MCV 74.3, MCH 24.8, NEU 33.6, LYM 58.3 nghĩa là sao?

1924

Bài viết hữu ích?