Zalo

Xét nghiệm PLT là gì? Mục đích và chỉ định

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tiểu cầu là những tế bào được hình thành ở trong xương tủy của cơ thể. Khi tiểu cầu hoạt động sẽ giúp đông máu đề bảo vệ thành mạch chống tổn thương và chảy máu. Tuy nhiên, nếu số lượng tiểu cầu thay đổi đột ngột có thể ảnh hưởng đến cơ thể. Chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về PLT trong xét nghiệm máu là gì và cách đọc kết quả xét nghiệm PLT.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm PLT là gì?

Xương tuỷ có chứa mô xốp giúp sản sinh ra tế bào máu cho cơ thể. Ngoài bạch cầu chống nhiễm trùng, hồng cầu giúp lưu thông dinh dưỡng và thông tin còn có tiểu cầu. Tiểu cầu là một tế bào máu mang vai trò miễn dịch giúp làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể khỏi nhưng chấn thương đó. Khi có vết thương hở trên thành mạch tiểu cầu sẽ di chuyển đến lấp đầy miệng vết thương làm máu không chảy ra ngoài và trở thành miếng vá liền vết thương. Từ đó, số lượng tiểu cầu trong xét nghiệm PLT có ý nghĩa hỗ trợ cầm máu.

Số lượng tiểu cầu trong xét nghiệm PLT có ý nghĩa hỗ trợ cầm máu
Số lượng tiểu cầu trong xét nghiệm PLT có ý nghĩa hỗ trợ cầm máu 

Nói một cách khác xét nghiệm PLT là xét nghiệm công thức máu đánh giá số lượng tế bào tiểu cầu có trong một đơn vị máu. Xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện nhiều bệnh lý và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Trung bình mỗi tiểu cầu thường tồn tại 8 - 10 ngày sau khi sinh ra.

2. Mục đích xét nghiệm PLT

Xét nghiệm PLT thuộc chỉ số xét nghiệm công thức máu. Do đó, PLT trong xét nghiệm máu có thể đánh giá số lượng tiểu cầu trên 1 micro lít máu và phát hiện những bất thường của cơ thể. Nếu chỉ số PLT bình thường cơ thể sẽ ít mắc bệnh. Trong trường hợp PLT tăng hoặc giảm có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu.

PLT thấp không đảm bảo số lượng để làm kín miệng vết thương. Với bệnh nhân suy giảm miễn dịch dẫn đến giảm tiểu cầu khi bị thương sẽ rất khó cầm máu. Ngược lại PLT cao khiến mật độ tiểu cầu tăng làm cơ thể xuất hiện đông máu bất thường.

Có thể thấy rằng, số lượng tiểu cầu ảnh hưởng đến mọi hoạt động của cơ thể. Do đó cần duy trì chỉ số xét nghiệm PLT ở mức cho phép để giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, có thể phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến suy giảm miễn dịch nhờ xét nghiệm PLT.

3. Chỉ định xét nghiệm PLT

Xét nghiệm PLT nằm trong xét nghiệm máu tổng thể. Trong xét nghiệm này ngoài đánh giá số lượng tiểu cầu người làm xét nghiệm còn có thể kiểm tra kích thước của tiểu cầu. Thông thường, xét nghiệm PLT thực hiện định kỳ hàng năm hoặc mỗi 6 tháng để đánh giá tổng quát sức khoẻ và tầm soát bệnh sớm.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân sốt hay suy nhược điều trị không tìm ra nguyên nhân có thể xét nghiệm PLT để phán đoán. Bệnh nhân sốt xuất huyết, tiểu đường… thường có thể bị biến đổi số lượng tiểu cầu trong máu.

4. Cách đọc kết quả xét nghiệm PLT

Kết quả xét nghiệm PLT trong giới hạn bình thường là 150000 - 450000/1 micro lít máu. Nếu chỉ số PLT trong xét nghiệm máu thuộc phạm vị đã nêu có thể thấy rằng mẫu bệnh phẩm hoàn toàn khỏe mạnh và chưa xuất hiện nguy cơ mắc bệnh lý tiểu cầu nguy hiểm nào.

Kết quả xét nghiệm PLT trong giới hạn bình thường là 150000 - 450000/1micro lít máu
Kết quả xét nghiệm PLT trong giới hạn bình thường là 150000 - 450000/1micro lít máu 

Tuy nhiên, nếu chỉ số PLT trong xét nghiệm máu dưới 150000/1 micro lít máu có nghĩa là tiểu cầu giảm. Còn PLT trên 450000/1 microlit máu là tiểu cầu tăng. Dựa và kết quả có thể đánh giá theo hai trường hợp tăng giảm tiểu cầu như sau:

4.1. PLT thấp

Giảm tiểu cầu có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Đôi khi tiểu cầu giảm do bị tấn công hoặc giữ lại ở lá lách. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra suy giảm số lượng tiểu cầu thường gặp là:

  • Ung thư;
  • Phơi nhiễm hoá chất;
  • Sử dụng thuốc tương tác với tiểu cầu;
  • Uống rượu có nồng độ cồn cao;
  • Vi rút tấn công;
  • Thực hiện hoá trị.

Đôi khi cơ thể rối loạn chức năng có thể xuất hiện các phản ứng phá hủy tiểu cầu. Trong thường hợp tiểu cầu giảm nhẹ có thể theo dõi điều trị. Tuy nhiên nếu số lượng tiểu cầu giảm nhanh chóng cần điều trị bằng thuốc và can thiệp y tế để tránh ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch. Một phần tiểu cần bị tích tụ tại lá lách sẽ gây phì đại lá lách. Do đó có thể cần phẫu thuật lá lách khi cần để  bảo đảm số  lượng tiểu cầu cơ thể cần.

4.2. PLT cao

  • Tăng tiểu cầu nguyên phát

Chức năng xương tủy bất thường gây ra tăng tiểu cầu. Nếu số lượng tiểu cầu tăng quá cao sẽ hình thành cục máu động hoặc gây chảy máu. Trường hợp tăng tiểu cầu nguyên phát có thể điều trị bằng thuốc để cải thiện. Nếu không điều trị các cục máu động phát triển sẽ gây thuyên tắc phổi, đau tim hay đột quỵ. 

  • Tăng tiểu cầu thứ phát

Thông thường tăng tiểu cầu thứ phát do: Thiếu sắt, thiếu máu, viêm, nhiễm trùng, bệnh tự miễn, phẫu thuật cắt lá lách, thiếu vitamin B12 và B9. 

Tóm lại, PLT trong xét nghiệm máu là một chỉ số đánh giá số lượng tiểu cầu. Bất kỳ sự thay đổi bất thường nào của PLT đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe hệ miễn dịch. Để duy trì sức khoẻ mỗi người nên chủ động làm xét nghiệm PLT định kỳ hàng năm.

Nguồn: verywellhealth.com.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu như thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu như thế nào là cao, thấp, bình thường?

HgB trong xét nghiệm máu là gì?

HgB trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 99, chỉ số HCT là 0.307 có nguy hiểm không?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 99, chỉ số HCT là 0.307 có nguy hiểm không?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 11.4, MCV 74.3, MCH 24.8, NEU 33.6, LYM 58.3 nghĩa là sao?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 11.4, MCV 74.3, MCH 24.8, NEU 33.6, LYM 58.3 nghĩa là sao?

Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu như thế nào là cao, thấp, bình thường

Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu như thế nào là cao, thấp, bình thường

48746

Bài viết hữu ích?