Zalo

Chỉ số PLT trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chỉ số PLT trong xét nghiệm máu thể hiện số lượng tiểu cầu trên một đơn vị thể tích huyết tương. Vậy PLT có ý nghĩa gì và giúp xác định những vấn đề sức khỏe nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Ký hiệu PLT trong xét nghiệm máu là gì? PLT giúp chẩn đoán bệnh lý gì?

PLT là viết tắt của Platelet Count, trong xét nghiệm máu PLT là chỉ số tiểu cầu có trong một đơn vị thể tích huyết tương. Tiểu cầu là một dòng tế bào máu đóng vai trò trong quá trình đông cầm máu, giúp tạo thành cục máu đông để ngăn ngừa sự chảy máu khi thành mạch bị tổn thương. Tiểu cầu được sản xuất từ tủy xương, chu kỳ sống kéo dài từ 5 - 9 ngày. Ở người bình thường số lượng tiểu cầu trong khoảng từ 150.000 - 400.000 tế bào/cm3 máu (150 - 400 G/L), tương đương 150 - 400 tỷ tế bào tiểu cầu trong 1 lít máu. Chỉ số PLT trong xét nghiệm máu tăng hay giảm đều phản ánh các bất thường của cơ thể, do đó những người thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da mà không rõ nguyên nhân, bị chảy máu khó cầm dù vết thương nhỏ hay bệnh nhân mắc các bệnh lý về máu cần xét nghiệm tiểu cầu định kỳ để kiểm tra và đánh giá sức khỏe.

Chỉ số PLT trong xét nghiệm máu tăng hay giảm đều phản ánh các bất thường của cơ thể
Chỉ số PLT trong xét nghiệm máu tăng hay giảm đều phản ánh các bất thường của cơ thể

2. Cách đọc kết quả chỉ số PLT trong xét nghiệm máu là gì?

Khi chỉ số PLT nhỏ hơn 150.000 tế bào/cm3 thì số lượng tiểu cầu ở ngưỡng thấp, quá trình đông máu khó xảy ra và tăng nguy cơ chảy máu đặc biệt là chảy máu khó cầm sau chấn thương hoặc trong phẫu thuật. Nếu số lượng tiểu cầu quá thấp có thể gây tự chảy máu, nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân dẫn đến giảm PLT trong máu là gì:

  • Các bệnh lý gây ức chế tủy xương do tự miễn, do hóa chất, phì đại lách làm tủy xương không thể sản xuất tiểu cầu.
  • Bệnh lý tự miễn tạo kháng thể kháng tiểu cầu.
  • Giảm tiểu cầu do tự miễn dịch ở trẻ sơ sinh.
  • Ban xuất huyết do truyền máu hoặc do bệnh lý sốt xuất huyết Dengue.

Khi chỉ số PLT lớn hơn 400.000 tế bào/cm3 thì số lượng tiểu cầu ở ngưỡng cao, dễ gây kết tập tiểu cầu dẫn tới sự hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu ở tim gây nhồi máu cơ tim, ở phổi gây nhồi máu phổi, ở não gây đột quỵ,... Nguyên nhân dẫn đến tăng PLT trong máu là gì:

  • Tăng tiểu cầu vô căn; Rối loạn tăng sinh tủy xương.
  • Xơ hóa tủy xương.
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ lách.
  • Các bệnh lý viêm mạn tính.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chỉ số PLT trong xét nghiệm máu bất thường
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chỉ số PLT trong xét nghiệm máu bất thường

3. Cần làm gì khi kết quả PLT trong xét nghiệm máu bất thường?

Khi phát hiện sự bất thường của chỉ số PLT, bác sĩ sẽ phải chỉ định thêm một số cận lâm sàng tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh mới có thể kết luận chính xác chẩn đoán. Một số xét nghiệm khác hỗ trợ như: Xét nghiệm tìm kháng thể kháng tiểu cầu; xét nghiệm đông máu (thời gian thromboplastin từng phần và thời gian prothrombine); siêu âm kiểm tra lách; sinh thiết tủy xương; Khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ có những liệu trình điều trị phù hợp với bệnh lý. Ở những bệnh nhân giảm PLT nặng được khuyến cáo không nên vận động mạnh, tránh các hoạt động gây chảy máu, không sử dụng rượu bia, uống thuốc theo chỉ định và không sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu (aspirin, ibuprofen). Như vậy, PLT là một xét nghiệm cơ bản nhưng rất quan trọng để đánh giá tình trạng đông - chảy máu của cơ thể. Xét nghiệm máu, kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm những bất thường của các dòng tế bào máu. Đây cũng được biết đến là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng sức khỏe hay một bệnh lý cụ thể của khách hàng, giúp khách hàng chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe được tốt hơn. Đặc biệt với những người có thể trạng thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa, mắc các bệnh lý nền… thì xét nghiệm máu lại giữ vai trò quan trọng hơn cả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các yêu cầu trước khi xét nghiệm máu cần thực hiện

Các yêu cầu trước khi xét nghiệm máu cần thực hiện

Chỉ số MXD trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MXD trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì?

Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Các xét nghiệm sàng lọc béo phì phổ biến nhất

Các xét nghiệm sàng lọc béo phì phổ biến nhất

3923

Bài viết hữu ích?