Zalo

Say rượu nôn ra mật vàng có nguy hiểm?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nôn là triệu chứng thường gặp ở người uống rượu, giúp loại bỏ bớt rượu trong dạ dày. Tuy nhiên, say rượu nôn ra mật vàng có thể là dấu hiệu uống quá nhiều làm tổn thương dạ dày. Vậy say rượu nôn ra mật vàng có sao không?

1. Uống rượu say nôn ra mật vàng là do đâu?

Nôn là phản xạ có ích đối với cơ thể, nôn giúp loại bỏ các chất độc có trong dạ dày. Cơ chế của phản xạ nôn được kích thích bởi yếu tố thần kinh và yếu tổ thể dịch. Cồn có trong rượu/ bia là 1 yếu tố có thể kích hoạt trung tâm kiểm soát nôn ở hành tủy. Do đó, nôn ói là biểu hiện thường gặp ở những người uống rượu. Nôn giúp loại bỏ bớt một phần rượu trong dạ dày. Tuy nhiên, say rượu nôn ra mật vàng có thể là dấu hiệu của uống quá nhiều gây tổn thương dạ dày. Cơ chế uống rượu say nôn ra mật vàng có thể giải thích như sau:

  • Rượu sau khi được uống vào cơ thể sẽ làm giảm tốc độ hoạt động tiêu hóa của dạ dày, kèm theo đó là sự gia tăng nồng độ cortisol, beta endorphin, norepinephrine và epinephrine trong máu. Do quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại, các protein còn tồn đọng trong dạ dày sẽ bắt đầu bị thối rữa tạo ra các chất độc hại cho cơ thể và gây ra phản ứng nôn.
  • Say rượu nôn ra dịch vàng xanh là dịch dạ dày và dịch mật, dịch này thường có vị đắng, bình thường nó sẽ kích thích hệ tiêu hóa tăng tiết men tiêu hóa, có vai trò tiêu hoá thức ăn, tạo môi trường kiềm ở ruột. Nhưng khi chúng ta uống nhiều rượu sẽ làm cho van môn vị đóng không kín, dẫn đến tình trạng dịch mật trào ngược lên dạ dày, rồi lên thực quản và gây tình trạng uống rượu nôn ra mật vàng.
Say rượu nôn ra mật vàng là tình trạng nguy hiểm
Say rượu nôn ra mật vàng là tình trạng nguy hiểm

2. Say rượu nôn ra mật vàng có sao không?

Khi bụng đói, chúng ta nôn ra dịch mật là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Nôn được xem là 1 cơ chế giúp cơ thể loại bỏ độc tố. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nôn ra mật là 1 triệu chứng cảnh báo vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng. Đặc biệt là trường hợp đột ngột nôn mửa, nôn kéo dài kèm đau bụng và khó chịu… Nếu như tình trạng uống rượu nôn ra mật vàng kéo dài, lần nào uống cũng nôn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nhẹ có thể gây viêm loét dạ dày, nặng hơn là tình trạng ngộ độc rượu, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cần hạn chế lượng rượu uống vào, nếu không thì sau khi uống rượu say, chúng ta cần có biện pháp xử lý kịp thời để nhanh chóng giải rượu. Ngoài ra, những nguyên nhân phổ biến có khả năng dẫn đến tình trạng nôn ra mật vàng do/ không do rượu:

  • Trào ngược dịch mật: Thường dịch mật sẽ chỉ hoạt động ở tá tràng, nhưng vì một lý do nào đó khiến cho dịch mật bị trào ngược lên thực quản hay dạ dày, đây là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan tiêu hóa, nếu không điều trị kịp thời có nguy cơ tử vong.
  • Ngộ độc thực phẩm: Ăn phải những thực phẩm chưa vệ sinh sạch sẽ, không chế biến đúng cách hoặc uống nước ô nhiễm rất dễ ngộ độc thực phẩm, dẫn đến nôn ra dịch vàng, không loại trừ các thức ăn uống kèm với rượu gây ngộ độc dẫn đến nôn.
  • Viêm dạ dày ruột: Hệ tiêu hóa bị viêm nhiễm khiến quá trình tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn khiến người bệnh dễ nôn ra mật và thức ăn…
  • Dị ứng thực phẩm: Nôn ra dịch mật khi ăn phải thực phẩm dị ứng.
  •  Viêm túi mật: Khiến dịch mật bị đào thải ra bên ngoài.
  • Van môn vị có vấn đề: Van có chức năng kiểm soát sự di chuyển của thức ăn và điều chỉnh giải phóng mật, trong trường hợp van môn vị bị trục trặc có thể xảy ra tình trạng nôn dịch mật.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì một số yếu tố khác khiến cơ thể nôn dịch mật: Teo tá tràng, phân su và viêm ruột hoại tử…

3. Cách hạn chế những vấn đề sức khỏe do say rượu

Say rượu nôn ra mật vàng là vấn đề thường gặp với người uống rượu bia quá mức. Do đó, mỗi người cần biết được giới hạn của bản thân về lượng rượu và những loại thực phẩm giải rượu để hạn chế tình trạng say rượu nôn ra mật vàng: Cách hạn chế vấn đề sức khỏe do say rượu chính là:

  • Trước khi uống rượu bia: Bắt buộc phải ăn/ uống những loại thức ăn/đồ uống không chứa cồn, điều này sẽ giúp pha loãng rượu, làm giảm tác hại của nó. Ăn súp hoặc uống nước canh để tráng một lớp chất béo lên trên niêm mạc đường tiêu hóa sẽ giúp chúng ta hạn chế hấp thu rượu.
  • Trong khi uống rượu bia:
    • Uống 1 ly rượu kèm 1 ly nước để tránh biến chứng mất nước.
    • Chỉ uống 1 loại đồ uống có cồn trong cùng 1 bữa, tránh pha nhiều loại đồ uống có cồn với nhau.
    • Cảnh giác với thức uống có cồn kèm với đường như cocktail. Cocktail mang vị ngọt dễ uống có thể khiến chúng ta uống nhiều rượu hơn so với mức dự tính.
    • Cơ thể mất ít nhất 1 giờ để chuyển hóa rượu, do đó khoảng cách mỗi lần uống rượu nên cách nhau càng xa càng tốt.
    • Trong khi uống nên ăn kèm rau salad, mướp đắng ướp đá, xào, luộc, củ đậu, củ cải, củ năng, ngó sen, khế chua, chuối chát, dưa chuột chấm muối, nghêu, sò, ốc, hến… những món ăn giàu đạm động vật sẽ làm giảm hấp thu rượu và giúp hóa giải rượuu
    • Rượu bia uống đúng cách vừa phải (60ml rượu vang hoặc 400ml bia/ngày) sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa và có lợi cho tim mạch. Ngược lại uống nhiều sẽ có nguy cơ ngộ độc, xuất huyết dạ dày, xơ gan, nhồi máu cơ tim, suy giảm trí nhớ, tai nạn có thể dẫn đến tử vong.
Say rượu nôn ra mật vàng là vấn đề thường gặp với người uống rượu bia quá mức
Say rượu nôn ra mật vàng là vấn đề thường gặp với người uống rượu bia quá mức
  • Lưu ý phòng ngừa tình trạng say rượu nôn ra mật vàng sau khi uống rượu xong:
    • Cởi bỏ khuy cổ áo, thắt lưng và ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa.
    • Không để người rượu say ngủ li bì suốt đêm hoặc cả ngày mà không ăn uống, có thể dẫn đến hạ thân nhiệt, hạ đường huyết dẫn đến tử vong. Do đó sau vài tiếng nên cho người say rượu uống sữa hoặc ăn cháo.
    • Uống một lượng  nước lọc hoặc nước ấm lớn để hạn chế mất nước do rượu.
    • Có thể uống trà, cà phê nóng sau khi uống rượu.
    • Không cho người say rượu uống thuốc bổ gan hoặc acid folic, vitamin B1, B6,... để giải độc, giảm đau đầu vì chúng có hại cho gan.
    • Khi say rượu hay ngộ độc rượu không nên uống paracetamol, aspirin, thuốc giảm đau hạ sốt sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.
    • Có thể uống nước đường pha loãng để tránh hạ đường huyết
    • Uống nước dừa sau khi say rượu có thể giải cơn say và giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi năng lượng.
    • Nước rau cần, nước gừng nóng hoặc trà xanh, trà bạc hà có thể hiệu quả trong việc làm giảm chóng mặt, buồn nôn sau khi uống rượu say.
    • Người say rượu có thể uống nước cùng với sữa để giảm độ cồn trong máu, bù lại lượng nước bị mất, giúp cơ thể thoải mái hơn, giảm chóng mặt, đau đầu sau khi tỉnh dậy.
    • Ăn là phương pháp đơn giản nhất để giảm nồng độ cồn và tác hại của rượu đến dạ dày, người say rượu có thể ăn bánh quy, thức ăn nhẹ, chuối, trái cây nhiều nước (khế, dưa hấu, lê, nho), không nên ăn trái hồng vì sẽ làm người say say thêm;
    • Hạn chế đồ uống có vị chua như nước chanh, cam vì có thể gây kích thích dạ dày, dễ nôn.
    • Theo kinh nghiệm dân gian: uống nước bột sắn dây sống, nước cốt lá dong (giã nhuyễn, nước sắc vỏ cam, quýt, chanh hoặc hoa sắn dây hãm với trà.

Nếu đã áp dụng những biện pháp nêu trân mà tình trạng say rượu nôn ra mật vàng vẫn không thuyên giảm có thể bạn đã bị ngộ độc rượu. Lúc này người nhà cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Trong trường hợp bạn là người thường xuyên phải uống bia rượu thì có thể sử dụng liệu pháp truyền giải say đang rất được ưa chuộng hiện nay. Đây là liệu pháp giúp phục hồi sức khỏe từ cấp độ tế bào, với sự kết hợp của dịch truyền tĩnh mạch, chất điện giải, vitamin và thuốc có tác dụng giải độc cơ thể sẽ giúp bạn vượt qua các triệu chứng của cơn say nhanh chóng. Liệu trình truyền giải say sẽ được cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người. Trước khi bắt đầu liệu trình, bạn sẽ được các bác sĩ tầm soát sức khỏe, tiến hành các xét nghiệm để đánh giá tình trạng ngộ độc rượu. Từ đó tư vấn liệu trình truyền giải say phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên Xem thêm bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Cách giải độc gan khi uống rượu nhiều

Cách giải độc gan khi uống rượu nhiều

Ăn gì khi say rượu để hết mệt?

Ăn gì khi say rượu để hết mệt?

Các loại hoa quả giải rượu tốt

Các loại hoa quả giải rượu tốt

Cách uống thuốc giải rượu đúng cách

Cách uống thuốc giải rượu đúng cách

Uống sữa giải rượu, đúng không?

Uống sữa giải rượu, đúng không?

820

Bài viết hữu ích?