Zalo

Làm thế nào để hết nôn khi say rượu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Say rượu là tình trạng cơ thể gặp một số triệu chứng mệt mỏi sau khi sử dụng các thức uống có cồn. Biểu hiện thường gặp nhất của say rượu là nôn mửa, vậy làm thế nào để hết nôn khi say rượu?

1. Vì sao cơ thể buồn nôn khi sau rượu?

Khi sử dụng các loại thức uống có cồn, cơ thể sẽ phân hủy ancol thành acetaldehyde, một sản phẩm phụ của rượu gây ra các triệu chứng của say. Các nguyên nhân gây nôn khi say rượu bao gồm:

  • Khi rượu được hấp thu vào máu, gan sẽ tiết ra một chất là glutathione có tác dụng trung hòa acetaldehyde trong rượu. Nếu cơ thể dung nạp quá nhiều cồn, gan không kịp trung hòa sẽ gây ra các triệu chứng mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, nôn,... để tống rượu ra ngoài.
  • Rượu làm kích thích niêm mạc dạ dày, nếu càng uống nhiều khả năng kích thích càng lớn, gây sự tích tụ acid dạ dày gây nôn.
  • Rượu làm giảm tốc độ tiêu hóa trong dạ dày, tiêu hóa chậm làm thức ăn lưu lại lâu trong cơ thể, chuyển hóa thành các chất độc gây phản xạ nôn.
  • Uống rượu thường xuyên sẽ dẫn đến viêm dạ dày, các bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản, đường tiêu hóa kém hấp thu. Từ đó, khi tiếp tục sử dụng rượu sẽ tăng cảm giác buồn nôn, nôn.
  • Nếu uống quá nhiều rượu cùng một lúc, uống rượu mạnh hay những người chưa từng sử dụng rượu trước đó thể gây tình trạng ngộ độc rượu. Ngộ độc rượu dẫn đến các triệu chứng lú lẫn, nôn mửa liên tục, thậm chí đe dọa tính mạng.
Say rượu ăn gì cũng nôn là tình trạng thường gặp
Say rượu ăn gì cũng nôn là tình trạng thường gặp

Một số hậu quả của nôn sau khi uống rượu:

  • Nôn nhiều làm cơ thể bị mất nước nghiêm trọng gây rối loạn điện giải.
  • Tổn thương niêm mạc dạ dày - thực quản do nôn quá nhiều kích thích tăng tiết acid dạ dày.
  • Rách niêm mạc thực quản, chảy máu đường tiêu hóa.
  • Hít phải chất nôn vào phổi gây kích thích đường hô hấp: ho, sặc, viêm phổi hay tắc nghẽn đường hô hấp.

Ngoài nôn, khi say rượu còn có thể gặp một số triệu chứng như cảm giác lo lắng, bồn chồn, tăng nhịp tim, đau nhức toàn thân, tiêu chảy, rối loạn chức năng vận động, buồn ngủ, khô khát, đi tiểu nhiều gây rối loạn điện giải,... Đa số tình trạng nôn khi say rượu sẽ tự hết sau vài giờ hoặc mệt mỏi kéo dài đến ngày hôm sau. Trường hợp nôn liên tục trong 24 giờ; Cơ thể không dung nạp bất cứ loại chất lỏng thức ăn nào (ăn vào nôn ra); Cơ thể có biểu hiện mất nước nặng, chóng mặt, mệt mỏi, vô niệu; Khó thở; Chất nôn có lẫn máu; Sốt thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế nhanh nhất để được xử trí.

2. Làm thế nào để hết nôn khi say rượu?

Phản xạ buồn nôn và nôn sau khi uống rượu bia là cách để cơ thể loại bỏ độc tố ra ngoài nếu gan không đủ khả năng để trung hòa. Trong nhiều trường hợp, nôn sẽ giúp cơ thể giảm mệt mỏi, giảm cảm giác say. Tuy nhiên nếu cố tình kích thích cơ thể gây nôn cũng sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để hết buồn nôn khi say rượu là băn khoăn của nhiều người
Làm gì để hết buồn nôn khi say rượu là băn khoăn của nhiều người

Nếu bạn đang thắc mắc “làm gì để hết buồn nôn khi say rượu?” thì câu trả lời chính là:

  • Uống từng ngụm nước lọc nhỏ sau khi nôn để đảm bảo cơ thể không mất nước, mất cân bằng điện giải.
  • Nhiều người say rượu ăn gì cũng nôn nhưng phải cố gắng bổ sung một lượng nhỏ thức ăn vào dạ dày để giảm mệt mỏi và tránh tình trạng tăng tiết acid dạ dày làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Có thể sử dụng các loại thức ăn nhẹ như cháo, súp, canh hay các loại trái cây không chua như chuối, táo,...
  • Nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, tránh tiếng ồn, sau một giấc ngủ ngon có thể khiến cơ thể hồi phục, cải thiện tình trạng say.
  • Tránh để dạ dày rỗng trước khi uống rượu vì sẽ làm cơ thể hấp thu ancol nhiều và nhanh hơn.
  • Biết giới hạn mức độ say của bản thân. uống rượu chậm, chọn các loại đồ uống chứa ít cồn, không pha trộn các loại rượu với nhau, các loại đồ uống chứa nhiều cồn không nên sử dụng nhiều.
  • Uống nước ấm, nước mật ong hoặc trà gừng để làm giảm buồn nôn khi say rượu.

Ngoài ra, nếu tình trạng say rượu nặng nề, gây mệt mỏi và nôn nhiều đến vài ngày sau thì có thể sử dụng các phương pháp giải rượu bằng truyền các chất điện giải, vitamin qua đường tĩnh mạch. Các vi hoạt chất có trong dịch truyền tĩnh mạch giúp cơ thể bù khoáng, cấp nước, thải độc và cải thiện tận gốc tế bào. Nhờ đó giúp khách hàng vượt qua các triệu chứng của cơn say nhanh chóng và phục hồi sức khỏe tối đa.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Bị say rượu có nên truyền nước không?

Bị say rượu có nên truyền nước không?

Các loại hoa quả giải rượu tốt

Các loại hoa quả giải rượu tốt

Giảm nôn nhờ bổ sung vitamin B

Giảm nôn nhờ bổ sung vitamin B

Ăn dưa hấu giải rượu không?

Ăn dưa hấu giải rượu không?

Cách giải độc gan khi uống rượu nhiều

Cách giải độc gan khi uống rượu nhiều

64

Bài viết hữu ích?