Zalo

Các loại hoa quả giải rượu tốt

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hoa quả không chỉ là thực phẩm thơm ngon, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có thể sử dụng để giải rượu. Theo dõi bài viết dưới đây để biết “có những hoa quả giải rượu nào?” hay khi “say rượu ăn quả gì?”

1. Các loại hoa quả giải rượu tốt

Theo y học cổ truyền, say rượu là tình trạng cơ thể tích tụ đàm nhiệt từ bên ngoài gây ra chứng nhiệt và khô khát. Do đó, để giải rượu cần sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, hóa đàm, chỉ khát. Rất nhiều loại trái cây có tác dụng này có thể sử dụng sau khi uống nhiều rượu như: 

Cà chua:

  • Với thành phần chứa nhiều vitamin A, vitamin C cà chua có thể ngăn chặn tình trạng chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi do rượu. Nước cà chua tăng cường chức năng miễn dịch, kháng viêm cho cơ thể, giúp nhanh lấy lại năng lượng.

Nho là hoa quả giải rượu:

  • Trong nho chứa nhiều axit tartaric, thành phần này kết hợp với ethanol trong rượu tạo thành hợp chất este, trung hòa lượng cồn và thải chúng ra ngoài bằng đường nôn. Ăn nho trước khi uống rượu có thể giảm tình trạng say rượu hoặc giảm mệt mỏi sau khi uống rượu. 

Cam, quýt:

  • Cam, quýt chứa nhiều acid hữu cơ, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể có thể giải rượu tốt, tăng sức đề kháng và bù lại lượng nước điện giải bị mất do nôn nhiều. Hơn nữa vị chua ngọt, thơm dịu của cam rất dễ uống và thích hợp với người vừa mới nôn hoặc buồn nôn do rượu.  
  • Uống một cốc nước cam, quýt hoặc các loại quả họ cam như chanh, quất giúp cải thiện khó chịu ở đường tiêu hóa, lợi tiểu. 

Chuối:

  • Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng 1-3 quả chuối có thể đề phòng hậu quả giảm đường huyết do rượu, bổ sung nguồn kali bị mất do nôn và làm giảm độ cồn trong máu. 
Dùng hoa quả giải rượu là phương pháp được nhiều người sử dụng 

Rau cần:

  • Một ly nước ép rau cần sẽ giúp giảm đau đầu khi tỉnh rượu, giảm nồng độ cồn trong máu, thanh lọc cơ thể, giúp loại bỏ cồn ra khỏi cơ thể nhanh.
  • Có thể ép chung rau cần với táo, ổi để tạo vị ngọt dễ uống.

Chanh:

  • Cùng họ với cam, quýt, chanh cũng là một loại quả giúp giải rượu tuyệt vời, thành phần hoạt chất trong chanh có thể pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể, giảm cảm giác nôn nao, khó chịu và giúp cơ thể nhanh chóng đào thải cồn qua hơi thở, qua da, qua nước tiểu. 
  • Cách dùng: Vắt 1 quả chanh tươi lấy nước sau đó hòa với một ít nước ấm, có thể pha đường hoặc mật ong rồi uống. Có thể thái mỏng chanh cả vỏ ăn cùng. 
  • Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng nặng nên thận trọng do chanh chứa thành phần acid cao. Không uống nước chanh quá đậm hoặc uống lúc bụng đói. 

Lê:

  • Quả lê có tính mát, vị ngọt dịu, công dụng tốt trong hóa đàm, thanh nhiệt, sinh tân dịch. Do đó, người say rượu ăn lê có thể giảm cảm giác khô khát ở họng, nóng rát ở dạ dày.  

Táo:

  • Tương tự như lê, táo cũng giúp sinh tân dịch, chỉ khát, thanh nhiệt, trừ đàm. Tất cả các loại táo xanh hay táo đỏ đều có thể ăn ngay khi uống rượu, ăn trực tiếp hoặc ép thành nước hoa quả giải rượu. 

Quả Trám:

  • Trám giúp thanh phế, thanh nhiệt, hóa đờm nhiệt sau khi uống rượu. Khi say có thể dùng 10 quả trám tươi, bỏ hạt sắc nước uống. 

Phật thủ:

  • Trong Đông y, Phật thủ là một vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa, trừ đàm, chống nôn. Sắc nước phật thủ uống sau khi say rượu để giảm nôn, tăng lưu thông tuần hoàn. 

Mía:

  • Một loại thức uống quen thuộc trong những ngày hè là nước mía cũng có công dụng giải rượu hiệu quả. Nước mía ép tươi và uống ngay khi ép giúp thanh nhiệt tức thời, giảm các chứng nôn nao, nóng bức, mệt mỏi sau uống rượu.  

Củ đậu:

  • Củ đậu là loại quả tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát; giòn ngọt rất dễ dùng, có thể ăn trực tiếp, chế biến thành các món ăn hoặc ép lấy nước uống. Nước củ đậu uống hàng ngày có thể chữa ngộ độc hay bệnh lý mạn tính do uống quá nhiều rượu.  

Sắn dây:

  • Các món ăn từ sắn dây như cháo sắn dây, nước bột sắn dây, bánh sắn dây,... có thể sử dụng ngay sau khi uống rượu để làm dịu cơ thể, làm mất cảm giác nóng bức trong người và giảm buồn nôn.  

Củ cải trắng: 

  • Củ cải tươi, rửa sạch bỏ vỏ giả hoặc ép để uống sau khi dùng nhiều rượu bia. 
Dùng hoa quả giải rượu giúp giảm triệu chứng sau rượu mệt mỏi 

2. Một số lưu ý khi sử dụng hoa quả để giải rượu

  • Sau khi đã biết say rượu ăn quả gì thì bạn cũng cần chọn lựa loại quả tươi ngon, không dập nát, không chứa chất bảo quản. Tốt nhất nên chọn những loại quả được nuôi trồng hữu cơ để đầy đủ thành phần dinh dưỡng và không bị nhiễm các loại chất bảo vệ thực phẩm.
  • Ngoài cách ăn trực tiếp có thể sử dụng nước hoa quả giải rượu, cách ép hoặc vắt lấy nước có thể giúp đưa dinh dưỡng vào cơ thể nhiều hơn cùng một lần.
  • Để giải rượu không sử dụng các loại trái cây quá chua có thể gây tổn hại niêm mạc dạ dày, do nồng độ cồn kích thích tăng tiết acid dạ dày.

Trên thực tế, dù bạn có biết “ăn quả gì giải rượu?” thì cũng chỉ giảm được các triệu chứng khó chịu mà rượu bia gây ra cho cơ thể mà thôi, chứ chúng giải độc gan và tăng cường chức năng gan. Do đó, nếu muốn giải độc rượu thì bạn cần tìm một phương pháp tốt hơn, nhanh chóng và hiệu quả. Hiện nay, bạn có thể sử dụng liệu pháp truyền giải say để giúp nhanh chóng thoát khỏi tình trạng say và ngộ độc rượu, bia. Đây là phương pháp giúp phục hồi sức khỏe tới tận tế bào, thực hiện bằng cách truyền các vi hoạt chất vào cơ thể theo đường tĩnh mạch. Dung dịch truyền giải say bao gồm chất điện giải, vitamin và thuốc có tác dụng giải độc cơ thể và giúp bạn vượt qua các triệu chứng của cơn say nhanh chóng. Đồng thời bù nước, bù khoáng, thải độc và cân bằng điện giải để cơ thể có thể phục hồi sức khỏe 1 cách hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giải độc gan khi uống rượu nhiều

Cách giải độc gan khi uống rượu nhiều

Cách uống thuốc giải rượu đúng cách

Cách uống thuốc giải rượu đúng cách

Uống sữa giải rượu, đúng không?

Uống sữa giải rượu, đúng không?

Say rượu có nên uống sắn dây không?

Say rượu có nên uống sắn dây không?

Bị say rượu uống mật ong được không?

Bị say rượu uống mật ong được không?

37

Bài viết hữu ích?