Để tìm câu trả lời cho thắc mắc uống nước chanh có giảm mỡ máu không, chúng ta cần tìm hiểu về thành phần bên trong loại quả quen thuộc này. Theo Healthline, quả chanh chứa rất ít chất béo và Protein, thay vào đó chủ yếu là nước (chiếm đến 88-89%) và carbohydrate (khoảng 10%). Về mặt năng lượng, 1 quả chanh trung bình chỉ cung cấp khoảng 20 calo.
Nghiên cứu cho thấy trong 200g nước chanh tươi đã gọt vỏ sẽ cung cấp những dưỡng chất với hàm lượng như sau:
Dù chỉ chiếm 10% nhưng lượng carbohydrate trong quả chanh lại chủ yếu là chất xơ hòa tan và đường đơn. Chất xơ chính của chanh là pectin, một chất được xác định có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, quả chanh còn rất giàu vitamin C với công dụng hạn chế hoạt động của các gốc tự do trong cơ thể và qua đó hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên. Hơn nữa, lượng vitamin C trong quả chanh còn có vai trò quan trọng trong việc hấp thu sắt, phục hồi các mô bị tổn thương và làm sáng da.
Ngoài ra, quả chanh còn chứa một số hợp chất thực vật nên khi sử dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể kể đến như acid citric, hesperidin, diosmin, eriocitrin và D-limonene. Nhìn chung, những hợp chất này đều ít nhiều có tác dụng hữu ích với các bệnh lý tim mạch và những triệu chứng viêm.
Vì quá quen thuộc và dễ tìm nên câu hỏi uống nước chanh có giảm mỡ máu không rất được quan tâm Theo các nghiên cứu mới nhất, nước chanh có thể hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol trong máu và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. Lợi ích uống nước chanh giảm mỡ máu chủ yếu xuất phát từ hàm lượng cao Flavonoid và vitamin C có trong nước chanh.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nutrients phát hiện rằng, máu của người có nồng độ vitamin C cao thường sẽ có nồng độ triglyceride (chất béo trung tính) và cholesterol thấp hơn khi so sánh với những đối tượng khác. Theo đó, những người này sẽ có khả năng trao đổi chất tốt hơn và nguy cơ suy giảm nhận thức thấp hơn so với những bệnh nhân thiếu vitamin C.
Thêm vào đó, việc uống nước chanh giảm mỡ máu sẽ phát huy tác dụng nhiều hơn khi dùng kèm với tỏi hoặc mật ong. Một nghiên cứu thực hiện năm 2016 cho thấy những bệnh nhân mỡ máu cao được cho uống 1 thìa nước chanh cùng 20g tỏi mỗi ngày đã giảm tổng lượng cholesterol và LDL (một dạng cholesterol “xấu”) nhiều hơn so với người không dùng. Kèm theo đó, huyết áp bệnh nhân cũng được cải thiện hơn so với việc chỉ ăn tỏi hoặc uống nước chanh đơn thuần.
Thắc mắc uống nước chanh có giảm mỡ máu không đã được xác nhận, tuy nhiên khi sử dụng bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề. Theo Livescience, lượng acid dồi dào trong quả chanh có thể khiến men răng bị mòn đi nhanh hơn. Hậu quả là lớp ngà răng bên dưới lộ ra và dẫn đến hiện tượng răng bị ê buốt. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo một số cách đơn giản để uống nước chanh giảm mỡ máu mà không ảnh hưởng đến men răng bao gồm:
Tùy thuộc vào sở thích mà bệnh nhân mỡ máu cao có thể uống nước chanh vào buổi sáng hoặc bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nước chanh mua ở cửa hàng thường chứa nhiều đường và mùi hương nhân tạo, do đó tốt nhất là tự làm nước chanh tươi ở nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Chanh, tỏi và gừng là những vị thuốc tự nhiên đều ít nhiều có tác động làm sạch thành động mạch và giảm mỡ máu hiệu quả, đặc biệt là đều rất rẻ tiền. Bài thuốc giảm mỡ máu bằng chanh tỏi gừng xuất phát từ người Nga trong nhiều thế kỷ trước. Một nghiên cứu từ Đại học Khoa học Y khoa Isfahan (MUI) cho thấy, sự kết hợp giữa tỏi sống và nước chanh có thể hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol máu và hạ huyết áp ở bệnh nhân tăng lipid máu hỗn hợp (một tình trạng liên quan đến cả triglyceride, cholesterol và các dạng lipid khác trong máu). Bài thuốc từ tự nhiên này cung cấp một giải pháp điều trị thay thế cho các loại thuốc hạ mỡ máu phổ biến như statin.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cách thực hiện như sau:
Bệnh nhân mỡ máu cao uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày trước mỗi bữa ăn (tối đa 50ml mỗi ngày). Nếu kiên trì sử dụng bài thuốc giảm mỡ máu bằng chanh tỏi gừng trong ít nhất 40 ngày, bệnh nhân sẽ nhận kết quả nồng độ cholesterol xấu trong máu giảm xuống và huyết áp được duy trì ở mức ổn định. Ngoài ra, hỗn hợp chanh và tỏi còn giúp máu lưu thông tốt hơn và cải thiện tuần hoàn não.
Chanh và mật ong đều rất dễ tìm và hay được kết hợp với nhau, do đó bệnh nhân thắc mắc uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không. Theo bác sĩ, một cốc nước ấm có pha vài giọt nước chanh và 1 thìa mật ong uống vào mỗi buổi sáng chính là bí quyết giảm cân và giảm mỡ máu hiệu quả và đã được nhiều người áp dụng. Chanh hỗ trợ loại bỏ độc tố trong cơ thể, làm sạch ruột, chống tích nước trong cơ thể và giảm mỡ máu, trong khi đó mật ong lại hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, giúp đường ruột hoạt động trơn tru hơn và từ đó cải thiện cân nặng một cách hiệu quả nhất. Những bệnh nhân mỡ máu cao nên sử dụng chanh mật ong kiên trì và kết quả nhận được sẽ rất khả quan.
Bên cạnh việc sử dụng loại nước uống ít calo này để giảm mỡ máu thì người thừa cân cũng nên thực hiện biện pháp giảm cân để hỗ trợ loại bỏ mỡ thừa giúp sức khỏe sớm được ổn định. Bởi thừa cân là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh tim mạch và mỡ máu cao.
Hiện nay truyền tiêu hao năng lượng được coi là biện pháp giúp quản trị cân nặng hiệu quả với tỉ lệ tái béo cực kỳ thấp. Theo đó, người thừa cân sẽ được bác sĩ kiểm tra, siêu âm, đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân thừa cân đến từ đâu sau đó sẽ thiết kế về một liệu trình giảm cân phù hợp với từng người.
Hiệu quả của phương pháp truyền tiêu hao năng lượng được đánh giá cao là nhờ cơ chế đưa các loại vitamin, khoáng chất vào bên trong cơ thể để thúc đẩy chuyển hóa mỡ thừa thành các loại năng lượng phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế khi áp dụng, truyền tiêu hao năng lượng sẽ hỗ trợ loại bỏ đồng đều được các loại mỡ thừa trên cơ thể từ mỡ nội tạng, mỡ dưới da, mỡ bụng. Điều này có giá trị rất quan trọng trong việc giảm mỡ máu và cả các bệnh lý về tim mạch.
208
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
208
Bài viết hữu ích?