Zalo

Chỉ số NEU trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
NEU trong xét nghiệm máu là chỉ số đánh giá số lượng bạch cầu trung tính có trong máu. Vậy NEU trong xét nghiệm máu là gì và cách đọc kết quả của xét nghiệm này như thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Ký hiệu NEU trong xét nghiệm máu là gì?

  • Nhiều người chưa biết xét nghiệm máu NEU là gì? Thực tế, đây là viết tắt của Neutrophil, thể hiện số lượng bạch cầu trung tính có trong 1 đơn vị thể tích máu. Bạch cầu trung tính là 1 loại tế bào máu trưởng thành, đóng vai trò chính trong quá trình miễn dịch của cơ thể.
  • Bạch cầu trung tính được sản xuất từ tủy xương, chức năng của chúng là tấn công các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể (gồm vi khuẩn, virus) bằng cách nuốt vào tiêu hủy chúng.
  • Xét nghiệm NEU giúp đánh giá, kiểm tra tình trạng miễn dịch của cơ thể, đánh giá mức độ viêm khi bị các vi sinh vật lạ xâm nhập. Bình thường NEU trong xét nghiệm máu trong khoảng 2.0 – 6.9 G/L (chiếm 37 - 80% tế bào máu).
Nhiều người thắc mắc xét nghiệm máu NEU là gì?
Nhiều người thắc mắc xét nghiệm máu NEU là gì?

2. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu NEU là gì?

NEU trong xét nghiệm máu giảm khi giá trị nhỏ hơn 2.0 g/l, giảm bạch cầu trung tính làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng từ bên ngoài. Nguyên nhân giảm bạch cầu trung tính có thể gặp:

  • Bẩm sinh: Hội chứng Kostmann - trẻ bị giảm bạch cầu trung tính ngay khi sinh ra, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Bệnh lý tự miễn: Cơ thể tự tạo ra kháng thể chống lại và tiêu diệt Neutrophil trong máu làm số lượng bạch cầu trung tính giảm nhanh chóng.
  • Tủy xương không sản xuất được các dòng tế bào máu do: Sức khỏe suy kiệt, suy tủy, điều trị hóa chất, xạ trị hay do sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch.
  • Sốt rét, nhiễm trùng, nhiễm độc kim loại nặng.
Các nguyên nhân gây tăng NEU trong xét nghiệm máu là gì?
Các nguyên nhân gây tăng NEU trong xét nghiệm máu là gì?

Một số nguyên nhân là tăng NEU trong xét nghiệm máu là gì? Câu trả lời chính là:

  • Nhiễm trùng cấp tính như: Viêm ruột thừa, viêm phổi, các khối apxe,...
  • Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.
  • Bệnh nhân ung thư, bệnh nhân mắc bệnh lý bạch cầu dòng tủy làm tăng sinh các dòng tế bào máu.
  • Người bị stress kéo dài, bệnh nhân mất máu nhiều sau phẫu thuật.
  • Sử dụng corticoid liều cao kéo dài.
  • Ngoài ra, một số trường hợp lấy máu sau khi ăn, sau khi vận động nặng cũng làm chỉ số NEU tăng tạm thời.

3. Cần làm gì khi chỉ số NEU trong xét nghiệm máu bất thường?

  • Trong tổng phân tích tế bào máu, một số chỉ số khác cũng giúp đánh giá tế bào hồng cầu là WBC (White Blood Cell - Số lượng bạch cầu), LYM (lymphocyte - Bạch cầu lympho), MONO (Monoxide - Bạch cầu mono), BASO (basophil - Bạch cầu ưa bazơ), EOS (Eosinophil - Bạch cầu ưa acid).
  • Ngoài NEU, bác sĩ cần căn cứ vào các chỉ số khác mới có thể chẩn đoán chính xác tình trạng người bệnh đang mắc phải và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất.
  • Để kết quả xét nghiệm chính xác nhất, nên làm vào buổi sáng và không ăn no, không vận động mạnh trước khi lấy máu. Không sử dụng rượu bia, cà phê, các chất kích thích hay các đồ uống có cồn trước đó 12 giờ.

Như vậy, chỉ số NEU nói riêng và các chỉ số về tế bào bạch cầu khác nói chung vô cùng quan trọng trong đánh giá chức năng miễn dịch của cơ thể. Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, kể cả ở những người khỏe mạnh để phát hiện sớm các bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời. Ngày nay, xét nghiệm máu tổng quát là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu lympho cao là gì?

Xét nghiệm máu lympho cao là gì?

Chỉ số PCT trong máu thấp báo hiệu điều gì và thế nào là bình thường?

Chỉ số PCT trong máu thấp báo hiệu điều gì và thế nào là bình thường?

9391

Bài viết hữu ích?