PCT trong công thức máu là gì? Procalcitonin là 1 loại marker được đánh giá là có tính chất đặc hiệu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết. Các tế bào trong cơ thể sẽ tăng tổng hợp Procalcitonin và giải phóng ra từ gan khi cơ thể gặp tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Khoảng 2 giờ sau nhiễm khuẩn đáp ứng Procalcitonin trong huyết tương, 19 đến 24 giờ là thời gian bán hủy của Procalcitonin. Xét nghiệm định lượng Procalcitonin (PCT) trong máu rất có giá trị trong việc chẩn đoán nhiễm khuẩn, hỗ trợ trong đánh giá tiên lượng bệnh và công tác điều trị bệnh. Khi nhiễm khuẩn đã bắt đầu tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết toàn thân hay sốc nhiễm khuẩn, chỉ số Procalcitonin trong xét nghiệm máu sẽ tăng cao một cách đột biến. Khi tình trạng nhiễm khuẩn trên đối tượng bệnh đã thuyên giảm thì nồng độ Procalcitonin trong máu sẽ trở lại ở mức bình thường sau khoảng từ 2 đến 3 ngày. Ngoài ra, xét nghiệm chỉ số PCT trong công thức máu còn được còn được sử dụng để phân biệt viêm do nhiễm khuẩn hay dạng viêm không do nhiễm khuẩn, từ đó có thể lựa chọn được phương pháp điều trị bằng kháng sinh hay không. Việc lạm dụng kháng sinh cho các loại bệnh lý nguyên nhân gây ra không do nhiễm khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc trên người bệnh, vấn đề này sẽ được hạn chế khi thực hiện xét nghiệm PCT máu, vì nó giúp phân biệt được tình trạng nhiễm khuẩn là do hay không do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp không bỏ sót bệnh lý do nhiễm khuẩn gây ra, hạn chế dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.
Như thông tin ở trên cung cấp, có thể kể đến được các ý nghĩa của chỉ số PCT trong công thức máu như sau:
Các khoảng tham chiếu của chỉ số PCT trong máu phản ánh mức độ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân như sau:
Cần theo dõi trên đối tượng bệnh nhân đang được điều trị nhiễm trùng, nếu cho ra kết quả chỉ số xét nghiệm Procalcitonin ở mức độ ổn định hoặc vẫn tăng lên có nghĩa là mức độ nhiễm trùng trên đối tượng bệnh chưa được khắc phục tốt, cần tiếp tục tiến hành điều trị và có thể xem xét tăng liều kháng sinh. Giá trị tiêu chuẩn trên các đối tượng của chỉ số Procalcitonin trong xét nghiệm máu:
Sau khi đã hiểu được chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì? Vậy nếu muốn kiểm tra chỉ số này thì bạn cần thực hiện vào thời điểm nào?
Khi xuất hiện những triệu chứng như đã nêu trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm cần thiết, trong đó có xét nghiệm PCT trong máu kết hợp với việc thăm khám lâm sàng để có thể đưa ra được chẩn đoán chính xác nhằm điều trị kịp thời, tránh để lại các biến chứng nặng nề. Qua bài viết trên chúng ta cũng có thể thấy được xét nghiệm máu được xem là một phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi một tình trạng bệnh lý cụ thể của khách hàng, từ đó giúp khách hàng có thể chủ động theo dõi cũng như quản lý sức khỏe của bản thân, đặc biệt là với các khách hàng có vấn đề về cân nặng hoặc liên quan đến chuyển hóa. Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.
692
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
692
Bài viết hữu ích?