Zalo

Chỉ số PCT trong máu thấp báo hiệu điều gì và thế nào là bình thường?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chỉ số PCT trong máu thấp - cao là xét nghiệm máu thường được các bác sĩ sử dụng cho chẩn đoán nhiễm trùng huyết và giúp xác định nguy cơ tiến triển thành nhiễm trùng huyết nặng và sốc nhiễm trùng. Ngoài ra, PCT trong máu cao còn giúp xác định các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn và phân biệt giữa tình trạng vi khuẩn và không vi khuẩn để giúp hướng dẫn điều trị kháng sinh.

1. Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì?

Trước khi tìm hiểu chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì, chúng ta hãy cùng xem PCT là gì. Procalcitonin, hay PCT là một chất được tạo ra bởi nhiều loại tế bào trong cơ thể, thường để đáp ứng với nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn nhưng cũng để đáp ứng với tình trạng tổn thương mô. 

PCT lưu hành với số lượng rất nhỏ (< 0,1 µg/l) trong máu của người khỏe mạnh. Việc sản xuất nó có thể được kích thích bởi nội độc tố của vi khuẩn. PCT trong máu cao gợi ý đến nhiễm trùng và mức tăng tương quan với mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng (lên tới 10,000 lần).

Xét nghiệm PCT là xét nghiệm đo mức độ procalcitonin trong máu, nó được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm (PCT không tăng trong khi nhiễm virus). Ngoài ra, các tình trạng khác cũng có thể làm PCT trong máu cao, nhưng thông thường PCT chỉ tăng nhẹ đến vừa phải. Ví dụ về các tình trạng này bao gồm tổn thương mô do chấn thương, bỏng, phẫu thuật, viêm tụy, sốc tim (liên quan đến đau tim), phản ứng thải ghép và liên quan đến thận trong nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em.

Hình: Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu tăng tương quan với mức độ nhiễm trùng
Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu tăng tương quan với mức độ nhiễm trùng

2. Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu được chỉ định khi nào?

Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu có thể được sử dụng cùng với các xét nghiệm và kiểm tra khác để giúp phát hiện hoặc loại trừ nhiễm trùng huyết ở người bị bệnh nặng. Nó chủ yếu được sử dụng ở những người cần được chăm sóc tại khoa cấp cứu hoặc những người được đưa vào đơn vị chăm sóc đặc biệt với các dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ nhiễm trùng huyết. Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu có thể được sử dụng để giúp:

  • Xác định nguy cơ người bệnh nặng sẽ tiến triển đến nhiễm trùng huyết nặng và sốc nhiễm trùng hoặc nguy cơ tử vong.
  • Phân biệt giữa nguyên nhân nhiễm trùng do vi khuẩn và không do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm màng não và viêm phổi.
  • Chẩn đoán nhiễm trùng thận ở trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Phát hiện sự phát triển của nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn ở người bị tổn thương mô do chấn thương hoặc phẫu thuật hoặc bệnh do virus như viêm phổi.
  • Hướng dẫn sử dụng kháng sinh và/hoặc theo dõi hiệu quả điều trị. Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu có thể được sử dụng để giúp quyết định nên bắt đầu hay dừng dùng kháng sinh cho bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới và liệu có thể ngừng dùng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết hay không.

Xét nghiệm PCT có thể được chỉ định khi người bệnh nặng có các dấu hiệu và triệu chứng gợi ý nhiễm trùng toàn thân hoặc nhiễm khuẩn nặng và/hoặc nhiễm trùng huyết với các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Ớn lạnh, run rẩy, sốt
  • Da dính hoặc đổ mồ hôi
  • Đau đớn, khó chịu cực độ
  • Thở nhanh
  • Tim đập loạn nhịp
  • Nhầm lẫn hoặc mất phương hướng
  • Tiểu ít

3. Giá trị chỉ số PCT trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu được giải thích cùng với những phát hiện từ đánh giá lâm sàng cũng như các xét nghiệm khác trong phòng thí nghiệm. Ở người khỏe mạnh, PCT nhanh chóng được chuyển hóa thành calcitonin. Vì vậy, mức PCT trong máu bình thường ở những người không bị nhiễm bệnh rất thấp, dưới < 0,1 µg/L. Mức lớn hơn 0,25 ng/mL có thể cho thấy sự hiện diện của nhiễm trùng.

Hình: Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu bình thường dưới 0,1µg/L
Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu bình thường dưới 0,1µg/L

4. Giá trị chỉ số PCT trong xét nghiệm máu thế nào là bất thường?

Như đã nêu ở trên, giá trị tham chiếu của PCT ở người lớn là dưới 0,1 µg/L và mức lớn hơn 0,25 µg/L có thể cho thấy sự hiện diện của nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc giải thích kết quả phải được thực hiện tương quan với đánh giá lâm sàng của bệnh nhân và nên sử dụng nồng độ PCT nối tiếp để hướng dẫn điều trị.

Các tình trạng liên quan đến nồng độ PCT trong máu cao nhẹ (0,15-2 µg/L) bao gồm: 

  • Nhiễm khuẩn cục bộ nhẹ đến trung bình
  • Phản ứng viêm toàn thân không nhiễm trùng
  • Suy thận giai đoạn cuối mà không điều trị gì

Các tình trạng liên quan đến nồng độ PCT huyết thanh tăng cao (> 2 µg/L) bao gồm:

  • Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn
  • Nhiễm khuẩn cục bộ nghiêm trọng (ví dụ viêm phổi nặng, viêm màng não, viêm phúc mạc)
  • Các kích thích viêm nghiêm trọng không nhiễm trùng (ví dụ như bỏng nặng, chấn thương nặng, suy đa cơ quan cấp tính, phẫu thuật bụng hoặc lồng ngực lớn)
  • Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy (có thể vượt quá 10.000 µg/L)

trẻ sơ sinh dưới 72 giờ, PCT trong máu cao hơn 1 ng/mL lúc sinh, 100 µg/L trở lên lúc 24 giờ và 50 µg/L trở lên lúc 48 giờ cho thấy nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Ở trẻ em bị nhiễm trùng đường tiết niệu, PCT trong máu cao hơn 0,5 µg/L gợi ý có liên quan đến thận.

Đến đây nhiều người không khỏi thắc mắc ý nghĩa của chỉ số PCT trong máu thấp là gì. Dưới đây là những giải thích có thể cho mức PCT trong máu thấp:

  • Nếu bạn đang được điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, PCT trong máu thấp hoặc giảm xuống có nghĩa là việc điều trị đang có hiệu quả.
  • Nồng độ PCT trong máu thấp ở người bệnh nặng có thể cho thấy nguy cơ phát triển nhiễm trùng huyết thấp và tiến triển thành nhiễm trùng huyết nặng và/hoặc sốc nhiễm trùng nhưng không loại trừ trường hợp này.
  • Mức độ PCT thấp có thể chỉ ra rằng, các triệu chứng của người đó là do một nguyên nhân khác chứ không phải do nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm virus. Mức độ thấp cũng có thể chỉ ra tình trạng nhiễm trùng cục bộ chưa lan rộng hoặc nhiễm trùng toàn thân kéo dài chưa đầy sáu giờ.

Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu rất hữu ích trong việc giúp phát hiện nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng nặng do vi khuẩn ở giai đoạn đầu và để phân biệt giữa nhiễm trùng do vi khuẩn và các nguyên nhân gây ra dấu hiệu và triệu chứng không do vi khuẩn khác ở người bị bệnh nặng.

Khi có dấu hiệu của nhiễm trùng bạn có thể đến trung tâm y tế để thăm khám, làm các xét nghiệm và nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Chỉ số LDH trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số LDH trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

200

Bài viết hữu ích?