Zalo

Xét nghiệm ký sinh trùng qua phân bao gồm những gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm ký sinh trùng thường thực hiện kiểm tra phân hoặc qua máu. Bài viết sau đây chỉ trình bày phần xét nghiệm ký sinh trùng với bệnh phẩm là phân. Đây là phương pháp chẩn đoán tình trạng đường ruột và báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm ký sinh trùng và ảnh hưởng của chúng đến hệ tiêu hoá.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm ký sinh trùng là gì?

Ký sinh trùng là sinh vật sống ký sinh trong cơ thể. Chúng có thể xâm nhập từ nhiều con đường khác nhau nhưng phổ biến nhất là qua thức ăn. Thông thường, ký sinh trùng được phát hiện nhiều ở hệ tiêu hoá và gây ra các bệnh đường ruột nguy hại cho sức khỏe. Nhiễm ký sinh trùng thường do vệ sinh không đảm bảo. Ký sinh trùng có thể lây lan và nguồn lây nhiễm cần lưu ý là:

  • Ký sinh trùng từ đất nhiễm qua da;
  • Ký sinh trùng trong các món ăn sống;
  • Ký sinh trùng do tắm hồ, ao không được khử khuẩn;
  • Ký sinh trùng lây từ người qua người;
  • Ký sinh trùng trong phân của trẻ nhỏ.

Các biểu hiện báo hiệu cần làm xét nghiệm ký sinh trùng:

  • Tiêu chảy;
  • Chướng bụng;
  • Ngứa, dị ứng;
  • Buồn nôn;
  • Mệt mỏi;
  • Dạ dày kích thích;
  • Giảm cân đột ngột;
  • Mất nước;
  • Sốt cao;
  • Đi ngoài ra máu;
  • Phân có chất nhầy;
  • Ngứa hậu môn;
  • Ợ hơi.
Cần làm xét nghiệm ký sinh trùng nếu người bệnh bị tiêu chảy thường xuyên
Cần làm xét nghiệm ký sinh trùng nếu người bệnh bị tiêu chảy thường xuyên

Giun kim cũng là một loại ký sinh trùng gây ảnh hưởng sức khỏe đường ruột. Thường trẻ em bị giun kim phổ biến hơn và loài ký sinh trùng này có hoạt động chủ yếu và đêm. Do đó nên làm xét nghiệm ký sinh trùng nếu có các biểu hiện đã nêu trên để nhanh chóng xử lý.

2. Xét nghiệm ký sinh trùng bệnh phẩm là phân

Xét nghiệm ký sinh trùng cần thực hiện lấy mẫu phân để xét nghiệm. Do xét nghiệm này thực hiện qua phân của bệnh nhân nên cần lấy mẫu phần để có thể phân tích có ký sinh trùng xuất hiện không. Do đó cần sử dụng găng tay và dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng để đảm bảo mẫu chất lượng và không gây nhiễm chéo khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Sau khi lấy mẫu xét nghiệm xong cần mang mẫu đi kiểm tra đồng thời vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn sang người khác. Lưu ý phân và nước tiểu không được trộn lẫn để tránh mẫu bị sai kết quả. Trong trường hợp chưa mang mẫu đi xét nghiệm ngay cần bảo quản đông lạnh để bảo toàn mẫu. Một số trường hợp không phát hiện ký sinh trùng từ mẫu phân có thể tiến hành nội soi hoặc tiến hành truy tìm trứng hoặc dấu vết của giun kim.

3. Cách đọc kết quả xét nghiệm ký sinh trùng

Kết quả xét nghiệm mẫu ký sinh trùng trên phân sẽ được phân tích in ra giấy. Nếu có xuất hiện ký sinh trùng thì trả về dương tính ngược lại sẽ là âm tính. Tuy nhiên, khi làm xét nghiệm cần chú ý trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc đang dùng để tránh tương tác gây ra dương tính giả ảnh hưởng đến phán đoán và cách điều trị.

4. Xét nghiệm ký sinh trùng qua phân có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm ký sinh trùng thường thực hiện ngay khi có biểu hiện hoặc trong đêm để có kết quả tốt nhất. Do đó, việc nhịn ăn không mấy được quan tâm. Tuy nhiên có nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau nên bệnh nhân cần chủ động trao đổi với bác sĩ để biết trường hợp cụ thể của bản thân có phải nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng không.

Xét nghiệm ký sinh trùng thường thực hiện ngay khi có biểu hiện để có kết quả tốt nhất
Xét nghiệm ký sinh trùng thường thực hiện ngay khi có biểu hiện để có kết quả tốt nhất

5. Xét nghiệm ký sinh trùng bao lâu có kết quả?

Với những xét nghiệm đơn giản, thời gian nhận kết quả có thể ngay trong ngày thực hiện. Tuy nhiên tùy và độ phức tạp và tình trạng mỗi bệnh nhân và thời gian trả kết quả có thể kéo dài. Thời gian cụ thể sẽ được bác sĩ điều trị hướng dẫn và thông báo nên bệnh nhân cần đến bệnh viện để trao đổi với bác sĩ để biết sau bao lâu được nhận kết quả xét nghiệm ký sinh trùng.

Trên đây là một số chia sẻ về xét nghiệm ký sinh trùng và cách đọc kết quả xét nghiệm máu ký sinh trùng. Mỗi bệnh nhân sẽ có cách xét nghiệm và thời gian chờ kết quả khác nhau. Do đó bản thân bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ về phương pháp xét nghiệm và các thông tin dựa theo tình hình cụ thể bản thân để tiện trao đổi và kết hợp điều trị với bác sĩ khi cần.

Nguồn:

https://webmd.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Mục đích và chỉ định xét nghiệm giun tròn

Mục đích và chỉ định xét nghiệm giun tròn

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

1141

Bài viết hữu ích?