Zalo

Mục đích và chỉ định xét nghiệm giun tròn

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vi khuẩn và virus là những tác nhân gây viêm nhiễm thường gặp, ngoài ra, cũng phải kể đến tình trạng nhiễm ký sinh trùng hay nấm. Ký sinh trùng cũng là 1 trong những tác nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Hiện nay, có nhiều loại ký sinh trùng có thể gây bệnh trên con người, một trong số đó là bệnh nhiễm giun tròn chuột. Vậy giun tròn là gì, mục đích và chỉ định xét nghiệm giun tròn ra sao?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Bệnh giun tròn là gì?

1.1. Định nghĩa

Angiostrongylus cantonensis hay ký sinh trùng giun tròn là tác nhân chính gây bệnh giun tròn và viêm màng não tăng eosinophil những bệnh nhân tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Giun tròn thông thường ký sinh ở trong các động mạch phổi của chuột, nên còn được gọi là giun tròn chuột hay giun tròn phổi chuột.

Ốc sên là các ký chủ trung gian chính của giun tròn chuột, nơi ấu trùng của giun tròn phát triển cho đến khi chúng bắt đầu lây nhiễm. Con người là một ký chủ ngẫu nhiên của giun tròn chuột, chúng ta có thể bị nhiễm loài ký sinh trùng này thông qua ăn các ấu trùng có trong ốc sên sống hoặc nấu không kỹ, hoặc ăn phải các động vật bị lây nhiễm khác, hay nước và rau bị ô nhiễm. 

Ấu trùng giun tròn chuột sau khi hấp thụ vào cơ thể người sẽ được vận chuyển trong máu đến hệ thần kinh trung ương, tại đây chúng sẽ bắt đầu gây bệnh. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm màng não tăng eosinophil, một biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong hay tổn thương não và hệ thống thần kinh vĩnh viễn.

1.2. Dấu hiệu của bệnh nhiễm giun tròn chuột

Nếu 1 cá nhân nhiễm giun tròn chuột Angiostrongylus cantonensis, họ thường xuất hiện các triệu chứng đầu tiên bao gồm tình trạng đau bụng nghiêm trọng, yếu ớt, buồn nôn, nôn ói nhiều… Các triệu chứng này sẽ dần dần giảm bớt và tiến tới giai đoạn sốt, sau đó nếu không được điều trị có thể gây ra các triệu chứng thần kinh trung ương như đau đầu dữ dội, cứng cổ, giảm mức độ tri giác…

Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương:

Các triệu chứng thần tại hệ kinh trung ương bắt đầu với những dấu hiệu nhẹ và với mức độ phản ứng chậm, trong một tình huống nghiêm trọng hơn, triệu chứng thường tiến triển đến giai đoạn hôn mê, bất tỉnh. Bệnh nhân có thể có biểu hiện đau đầu sớm khi mới bị nhiễm giun tròn. 

Sau đó, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu liệt dây thần kinh sọ não, thường ở dây thần kinh số 7 và số 8, hiếm khi bị ấu trùng giun tròn xâm nhập vào mắt. Ngay cả được điều trị, các tổn thương tại hệ thần kinh trung ương có thể không được hồi phục và để lại di chứng vĩnh viễn, biểu hiện điển hình nhất là bệnh nhân có thể trải qua cơn đau mãn tính.

Cuối cùng, nhiễm trùng tiến triển nặng hơn dẫn đến suy yếu toàn thân, yếu liệt tứ chi, suy hô hấp, mất phản xạ, teo cơ và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Xâm nhập mắt:

Xâm nhập mắt là một tình trạng ít gặp hơn khi nhiễm giun tròn. Các dấu hiệu thường gặp khi giun tròn chuột xâm nhập mắt bao gồm đau nhức mắt, suy giảm thị lực, phù võng mạc và viêm giác mạc. Giun thường được phát hiện trong tiền phòng của mặt hoặc thủy tinh thể, đôi khi cần phải được phẫu thuật cắt bỏ để điều trị dứt điểm.

giun tròn
Xét nghiệm công thức máu giúp chẩn đoán nhiễm giun tròn

1.3. Đối tượng nguy cơ nhiễm bệnh

Các ký sinh trùng chẳng hạn như giun tròn chuột hiếm khi được tìm thấy bên ngoài vùng dịch tễ lây bệnh. Trong những tình huống như vậy, người nhiễm bệnh giun tròn thường có tiền sử đi du lịch tới một khu vực mà bệnh đó lưu hành. Ngày nay, sự lây nhiễm bệnh giun tròn chuột ngày càng xuất hiện nhiều hơn khi sự toàn cầu hóa ngày càng phát triển. Điều này cho phép giun tròn lây lan sang nhiều địa điểm mới hơn. Giun tròn có thể lây truyền dễ dàng thông qua chuột có trên tàu hoặc xe khách, hoặc thông qua các con ốc sên bên ngoài vùng dịch tễ. Mặc dù, bệnh giun tròn chuột chủ yếu được tìm thấy trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, nơi tình trạng nhiễm bệnh không có triệu chứng cao tới 88%, nhưng đã có trường hợp nhiễm bệnh giun tròn được báo cáo ở vùng Trung Mỹ Caribe, chiếm khoảng 25% dân số.

Một số yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh giun tròn chuột bao gồm:

  • Ăn ốc sên phải bị nhiễm giun tròn còn sống hoặc chưa được nấu chín. Những loại rau hay nước rau ép hay thực phẩm ô nhiễm bởi các chất nhờn của ốc sên bị nhiễm giun tròn chưa được rửa sạch.
  • Việc tiêu thụ các ký chủ vận chuyển giun tròn còn sống hoặc nấu chưa chín bao gồm tôm nước ngọt, ếch, cua đất, chuột đồng…có thể dẫn đến nhiễm giun tròn ở người, mặc dù điều này còn chưa chắc chắn. 
  • Ngoài ra, nhiễm bẩn tay trong quá trình chuẩn bị thức ăn, cụ thể là ốc sên bị nhiễm giun tròn có thể dẫn đến tiêu hóa ký sinh trùng này vào cơ thể.

2. Chỉ định xét nghiệm giun tròn

Chỉ định xét nghiệm giun tròn chuột hay xét nghiệm angiostrongylus cantonensis thường là đối với những người có yếu tố nguy cơ như đã được nêu ở phần trên. Các xét nghiệm giun tròn còn được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có những triệu chứng gợi ý của việc nhiễm giun tròn chuột. Các phương tiện xét nghiệm giun tròn bao gồm:

  • Phân tích dịch não tủy (CSF): Việc xét nghiệm Angiostrongylus cantonensis (trưởng thành non hoặc ấu trùng) trong dịch não tủy (CSF) hoặc nhãn cầu là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh giun tròn ở người. Tuy nhiên, việc xác định trực tiếp giun ở bệnh nhân hiếm khi thành công với chỉ 2 - 11% trường hợp nhiễm được phát hiện. Điều này là do khả năng giun tròn xâm nhập vào khoang dưới nhện thấp và thể tích dịch não tủy thường được kiểm tra hạn chế. Các chỉ số khác cũng có thể được sử dụng để phát hiện, đó là: các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh, kết quả hình ảnh thần kinh trung ương, xét nghiệm phát hiện tăng bạch cầu ái toan trong máu và dịch não tủy và xét nghiệm huyết thanh học. Tiền sử ăn vật chủ trung gian hoặc ký sinh trùng là yếu tố rất quan trọng trong chẩn đoán nhiễm Angiostrongylus cantonensis. Ngoài ra, khả năng tiếp xúc với ấu trùng ký sinh trùng nhiễm trùng như sự hiện diện của vật chủ trung gian ở nơi sống cũng có thể là một chỉ số hữu ích để chẩn đoán.
  • Xét nghiệm bạch cầu ái toan trong dịch não tủy: Sự xuất hiện của dịch não tủy ở bệnh nhân mắc bệnh giun tròn chuột có thể trong hoặc giống như nước dừa. Số lượng bạch cầu ái toan trong dịch não tủy của bệnh nhân thường cao (từ 100 - 1000 trên mm3) và chiếm ít nhất 10% tổng số bạch cầu. 
  • Công thức máu: Số lượng bạch cầu ái toan tăng và chiếm khoảng 7 - 36% số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi
  • Các kỹ thuật miễn dịch: Các kỹ thuật miễn dịch, sử dụng kháng thể của người đã được phát triển để xác nhận chẩn đoán sơ bộ bằng cách phát hiện các kháng nguyên hoặc kháng thể chống lại Angiostrongylus cantonensis trong huyết thanh hoặc dịch não tủy. Trong đó, nổi bật nhất là phương pháp ELISA với việc phát hiện Angiostrongylus cantonensis IgG và Angiostrongylus cantonensis IgM trong máu người nhiễm bệnh. Phương pháp ELISA tỏ ra khả quan với độ nhạy và độ đặc hiệu gần như 100% trong chẩn đoán phòng thí nghiệm. ELISA dot-blot được thiết lập đã được chứng minh là thuận tiện cho việc xử lý các mẫu thực địa cho các điều tra dịch tễ học. Sự kết hợp giữa kỹ thuật PCR và phương pháp miễn dịch đã phát triển thành immuno-PCR, có thể phát hiện thành công các kháng nguyên từ Angiostrongylus cantonensis trong huyết thanh.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đối với bệnh nhân nhiễm giun tròn, chụp cộng hưởng từ (MRI) kiểm tra thường cho thấy sự hiện diện của các loại tổn thương khác nhau. Chúng bao gồm sự tăng cường mạch máu màng não và nhiều nốt nhỏ trong các mô não và sự tăng cường tuyến tính trong màng mềm. Ngoài MRI, chụp cắt lớp vi tính (CT) là một lựa chọn khác có thể phân biệt sự hiện diện của giun tròn Angiostrongylus cantonensis với các bệnh ký sinh trùng khác. 
giun tròn
Các xét nghiệm Angiostrongylus cantonensis hỗ trợ chẩn đoán bệnh giun tròn

3. Phòng bệnh giun tròn chuột

Dưới đây là một số phương pháp giúp dự phòng bệnh giun tròn chuột: 

  • Tuyệt đối không ăn thực phẩm sống, đặc biệt ăn tái ốc sên hoặc hạn chế sử dụng các loại ốc sên cho mục đích chữa bệnh, làm đẹp da hay dưỡng khớp…
  • Ngoài ra, không nên ăn sống hoặc chưa được nấu chín các món ăn từ ốc, cá, tôm, cua ...  dưới mọi hình thức. Cần phải vệ sinh sạch các loại thực phẩm này thật kỹ và nấu chín khi chế biến.
  • Không uống nước chưa được đun sôi.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Phòng chống chuột và tích cực diệt chuột
  • Vệ sinh môi trường sống trong nhà của bạn và các khu vực lân cần
  • Thường xuyên đi tẩy giun khoảng 6 tháng/lần.

Tóm lại, giun tròn chuột là một loại ký sinh trùng gây bệnh không phổ biến tại Việt Nam như những loại ký sinh trùng khác. Tuy nhiên, việc dự phòng bệnh giun tròn cũng cần được đề cao. Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bạn cũng như người thân trong gia đình, để sớm phát hiện cũng như đưa ra được các phương pháp điều trị giun tròn chuột kịp thời.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Xét nghiệm ký sinh trùng qua phân bao gồm những gì?

Xét nghiệm ký sinh trùng qua phân bao gồm những gì?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Những xét nghiệm nào có thể phát hiện khối u tuyến yên?

Những xét nghiệm nào có thể phát hiện khối u tuyến yên?

Chỉ số acid uric 800 có cao quá không? Có chắc chắn bị gút không?

Chỉ số acid uric 800 có cao quá không? Có chắc chắn bị gút không?

1187

Bài viết hữu ích?