Béo phì khi mang thai có ảnh hưởng đến trẻ khá nhiều, do đó các nghiên cứu về ăn quá nhiều khi mang thai và trẻ sơ sinh bị béo phì được quan tâm và đánh giá kỹ lưỡng. Theo đánh giá từ nhiều nghiên cứu, trẻ dưới 12 tuổi thường có nguy cơ béo phì cao hơn bạn bè nếu mẹ từng tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.
Bởi trong giai đoạn mang thai người mẹ được sử dụng thuốc bổ sung vitamin và dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi. Tuy nhiên ăn quá nhiều khi mang thai lại là cách nhiều người lầm tưởng là hỗ trợ thai nhi trưởng thành. Chính quan điểm sai lầm này đã khiến cho thai nhi và người mẹ gặp nguy cơ béo phì cao hơn.
Qua đánh giá dinh dưỡng và theo dõi sự phát triển của các động vật trong phòng thí nghiệm, người mẹ nạp quá nhiều năng lượng dẫn đến béo phì khi mang thai có ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ ngoài có nguy cơ cao béo phì còn gặp tình trạng thừa cân và rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng. Do đó, chế độ dinh dưỡng lẫn yếu tố di truyền đều có thể trở thành nguyên nhân trẻ sơ sinh bị béo phì.
Một số nghiên cứu kéo dài đã thấy nguy cơ béo phì của trẻ tăng lên ở những đời sau. Do đó nếu người mẹ sinh ra con có nguy cơ béo phì thì người con sau này khi sinh con, đứa cháu sẽ dễ mắc phải hội chứng béo phì nghiêm trọng hơn. Đây là hệ lụy do ảnh hưởng dinh dưỡng và di truyền, do đó không nên chủ quan.
Do đó dinh dưỡng trước khi mang thai, trong khi mang thai và sau khi mang thai nên được chú trọng bổ sung đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ, đạm và tinh bột. Tránh tình trạng dung nạp nhiều chất béo khiến tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị béo phì.
Khi mang thai việc tăng cân là điều khó tránh. Cơ thể tăng trọng lượng một phần là trọng lượng của bào thai, còn lại là tăng trọng lượng của chính người mẹ. Tuy nhiên trường hợp người mẹ tăng cân khi mang thai quá nhiều sẽ khiến trẻ có nguy cơ béo phì trong khoảng độ tuổi thứ 12.
Nguy cơ béo phì đánh giá dưới mức độ di truyền chưa thực sự đủ thuyết phục. Tuy nhiên các bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa có thể làm trẻ sơ sinh bị béo phì. Do đó, căn bệnh di truyền như tiểu đường type 2 sẽ tăng nguy cơ béo phì cho trẻ sơ sinh nếu không được chăm sóc và cải thiện dinh dưỡng từ sớm.
Sức khỏe của người mẹ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về sau của con. Đặc biệt người mẹ khỏe mạnh có thai kỳ lành mạnh sẽ là nền tảng tốt để tránh trẻ sơ sinh bị béo phì và có nguy cơ mắc bệnh béo phì sau này.
Các đánh giá cho rằng để phòng tránh ăn quá nhiều khi mang thai khiến trẻ sơ sinh bị béo phì, người mẹ cần chuẩn bị thực đơn dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và thai nhi. Năng lượng sử dụng mỗi ngày không nên dư thừa mà chỉ đủ để thai nhi phát triển và người mẹ không gặp phải khó khăn trong các hoạt động.
Theo đánh giá về cơ thể phụ nữ khi mang thai, lượng hormone sinh ra nhiều trong thai kỳ khiến cơ thể rối loạn chuyển hóa. Sau khi sinh người mẹ tiếp tục đối mặt với quá trình rối loạn. Do đó cố gắng cân bằng hormone cơ thể là cách tốt nhất để giảm nguy cơ béo phì và tăng cân ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh.
Khi mang thai dinh dưỡng thai nhi nhận được qua dây rốn còn sau sinh trẻ nhờ uống sữa mẹ nên cần chú ý dinh dưỡng để trong sữa mẹ không quá nhiều chất béo ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nhờ đó kiểm soát cân nặng mọi thời điểm của người mẹ khi nuôi con sẽ giúp ngăn chặn tối đa nguy cơ trẻ thừa cân béo phì về sau.
Có thể thấy tình trạng thừa cân và béo phì luôn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Điều này càng đặc biệt nguy hiểm đối với những bà mẹ đang mang thai. Do đó, nếu mẹ gặp tình trạng tăng cân quá nhanh khi mang bầu tốt nhất nên tới bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe và nếu cần thiết có thể áp dụng chế độ ăn kiêng khoa học phù hợp với phụ nữ mang thai để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Điều này giúp cho mẹ và cả bé hạn chế được tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính nguy hiểm về sau.
17
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
17
Bài viết hữu ích?