Zalo

Cách đọc kết quả xét nghiệm Creatinin trong máu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm độ thanh thải creatinin là một đại lượng rất quan trọng giúp các bác sĩ có thể xác định được tình trạng thận và các bệnh lý của thận ở người bệnh. Vậy cách đọc kết quả xét nghiệm creatinin như thế nào là bất thường?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Creatinin là gì?

Creatinin là một hợp chất hóa học còn lại từ quá trình sản sinh năng lượng trong cơ bắp và được thận đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Lượng creatinin được sản xuất mỗi ngày thường dao động rất ít, vì vậy có thể hiểu creatinin mà cơ thể sản sinh ra gần như là một chỉ số không đổi.

Nếu chỉ số xét nghiệm máu creatinin ở mức ổn định thì đồng nghĩa với việc chức năng bài tiết của thận của chúng ta hoạt động hoàn toàn bình thường. Nếu xét nghiệm định lượng creatinin tăng bất thường có thể là hậu quả của các tình trạng như: mất nước, tắc nghẽn đường tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bể thận, hoại tử ống thận cấp tính… Xét nghiệm định lượng creatinin trong máu tăng càng cao thì càng cho thấy rõ tình trạng chức năng thận suy giảm hoặc người bệnh đang mắc các bệnh về thận.

2. Mục đích thực hiện chỉ số xét nghiệm máu creatinin là gì?

Cơ thể chúng ta sản xuất ra creatinine với tốc độ ổn định, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra nồng độ này bằng cách lấy máu định kỳ để kiểm tra chỉ số xét nghiệm máu creatinin. Hầu hết các bệnh thận mãn tính đều có rất ít dấu hiệu rõ ràng, vì vậy việc theo dõi chỉ số xét nghiệm máu creatinin là rất quan trọng. Đo nồng độ creatinin máu được xem là một phương pháp đơn giản để xác định độ lọc cầu thận (GFR), là một chỉ số phản ánh chức năng tổng thể của thận.

cách đọc kết quả xét nghiệm creatinin
Đo nồng độ xét nghiệm định lượng creatinin máu được xem là một phương pháp đơn giản để xác định độ lọc cầu thận (GFR)

3. Xét nghiệm độ thanh thải creatinin

Khi chức năng thận của chúng ta bị suy giảm, thận không thể đào thải lượng creatinin như bình thường, từ đó sẽ kéo theo nồng độ creatinin trong máu tăng lên. Để biết được tình trạng chức năng của thận và chẩn đoán được bệnh, lúc này chúng ta cần thực hiện xét nghiệm độ thanh thải creatinin. Phương pháp xét nghiệm này cần thiết đối với những  nhân mắc các bệnh lý cấp tính hoặc trong quá trình nghi ngờ chức năng thận không tốt.

Phương pháp xét nghiệm độ thanh thải creatinin được sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh của những người đã mắc các bệnh liên quan đến thận như:

  • Bệnh đái tháo đường: thực hiện xét nghiệm độ thanh thải creatinin ít nhất 1 lần/ năm.
  • Bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng thận, người đang sử dụng những loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến thận, tăng huyết áp… cũng cần được thực hiện  thuật xét nghiệm này.

Theo đó, độ thanh thải Creatinin được tính theo công thức:

Độ thanh thải creatinin = (U x V) / P

với:

  • U: là số miligam Creatinin bài tiết trong mỗi decilit nước tiểu trong 24 giờ (mg/dL)
  • V: là thể tích nước tiểu được sản xuất trong mỗi phút (ml)
  • P: chỉ số xét nghiệm máu creatinin tính theo mg/dL

Người mắc bệnh thận cần thực hiện đo chỉ số xét nghiệm máu creatinin thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe.

cách đọc kết quả xét nghiệm creatinin
Xét nghiệm định lượng creatinin có mẫu bệnh phẩm là mẫu máu

4. Cách đọc kết quả xét nghiệm Creatinin trong máu

Chỉ số xét nghiệm máu creatinin của người bình thường được phân loại ở những mức sau:

  • Nữ giới khỏe mạnh: chỉ số xét nghiệm máu creatinin từ 0.5 - 1.1 mg/dl hoặc 44 - 97 µmol/l (đơn vị SI);
  • Nam giới khỏe mạnh: chỉ số xét nghiệm máu creatinin từ 0.6 - 1.2 mg/dl hoặc 53 - 106 µmol/l (đơn vị SI);
  • Vị thành niên: chỉ số xét nghiệm máu creatinin từ 0.5 - 1.0 mg/dl hoặc 44 - 88.4 umol/l (đơn vị SI);
  • Trẻ em: chỉ số xét nghiệm máu creatinin từ 0.3 - 0.7 mg/dl hoặc 26.52 - 61.88 µmol/l (đơn vị SI);
  • Trẻ sơ sinh: chỉ số xét nghiệm máu creatinin từ 0.3 - 1.2 mg/dl hoặc 26.52 - 106.08 µmol/l (đơn vị SI).

Xét nghiệm creatinin thấp chứng tỏ thận còn hoạt động tốt. Khi chỉ số xét nghiệm máu creatinin tăng trên ngưỡng giá trị bình thường có nguy cơ suy thận. Người ta cũng có thể dùng chỉ số xét nghiệm máu creatinin để phân loại mức độ suy thận như sau:

  • Chỉ số xét nghiệm máu creatinin thấp dưới 130 mmol/l: suy thận độ I.
  • Chỉ số xét nghiệm máu creatinin từ 130 – 299 mmol/L: suy thận độ II
  • Chỉ số xét nghiệm máu creatinin từ 300 – 499 mmol/L: suy thận độ IIIa
  • Chỉ số xét nghiệm máu creatinin từ 500 – 899 mmol/L: suy thận độ IIIb
  • Chỉ số xét nghiệm máu creatinin từ 900 mmol: suy thận độ IV.

Nếu ở tình trạng suy thận giai đoạn IIIb trở đi buộc phải tiến hành chạy thận nhân tạo, điều này gây ra nhiều khó khăn bởi chi phí tốn kém, chất lượng cuộc sống suy giảm và bệnh nhân sẽ phải gắn bó với việc chạy thận nhân tạo suốt đời.

5. Nguyên nhân chỉ số xét nghiệm máu creatinin tăng cao là gì?

Một số nguyên nhân khiến chỉ số xét nghiệm máu creatinin tăng cao như:

  • Suy thận do nguyên nhân trước thận: mất nước, xuất huyết, hẹp động mạch thận…;
  • Suy thận do nguyên nhân tại thận: tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận, viêm thận, sỏi thận, nhiễm độc thận, tăng axit uric…;
  • Suy thận do nguyên nhân sau thận: sỏi thận, u tử cung, u bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến…

5. Chỉ số xét nghiệm máu creatinin thấp trong trường hợp nào?

Có nhiều trường hợp xét nghiệm máu creatinin thấp hơn bình thường như:

  • Lớn tuổi;
  • Sơ sinh;
  • Suy dinh dưỡng nặng;
  • Mắc các bệnh mạn tính kéo dài…

Chúng ta cần xét nghiệm creatinin thường xuyên để kiểm soát được lượng creatinin trong máu có đang ở mức bình thường hay không. Việc này có thể giúp sớm phát hiện được bệnh lý suy thận kịp thời, tránh để khi quá muộn sẽ dẫn đến suy thận và buộc phải điều trị bằng phương pháp khác tốn kém hơn.

Chế độ ăn uống và hoạt động thể chất đóng một vai trò thiết yếu trong việc điều chỉnh chỉ số xét nghiệm máu creatinin. Tốt nhất chúng ta nên giữ mức dung nạp protein trong phạm vi khuyến nghị từng độ tuổi và phù hợp với mức độ hoạt động, phòng ngừa tình trạng thừa cân béo phì.

Nếu kết quả chỉ số xét nghiệm máu creatinin bất thường, nên nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị. Nếu mức độ chỉ số xét nghiệm máu creatinin ở mức độ cao trong thời gian dài có nên đến khám bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu. Việc điều trị sớm tình trạng creatinin cao là rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh thận tiến triển nặng hơn.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh thận, bệnh chuyển hóa hay nhiều vấn đề khác về sức khỏe, bạn nên dành thời gian mỗi năm 2 lần để thực hiện xét nghiệm máu từ gói cơ bản đến chuyên sâu tại các cơ sở uy tín. Xét nghiệm máu vốn là 1 phần quan trọng trong việc kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi 1 tình trạng bệnh lý cụ thể của khách hàng, giúp khách hàng chủ động theo dõi, quản lý sức khỏe của chính mình được tốt hơn. Điều này nhằm giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm hoặc các biến chứng thường gặp. Ngoài ra khi thực hiện xét nghiệm máu, khách hàng nên làm tại những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng được tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chỉ số eGFR trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số eGFR trong xét nghiệm máu là gì?

Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

LDH trong xét nghiệm máu là gì?

LDH trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm acid uric có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm acid uric có cần nhịn ăn không?

Mục đích của xét nghiệm protein máu

Mục đích của xét nghiệm protein máu

232

Bài viết hữu ích?